Một số giải pháp thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp FDI & doanh nghiệp trong nước tại Việt Nam
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 162.96 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết phân tích và luận giải sự cần thiết của việc tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước tại Việt Nam. Đồng thời phân tích và đánh giá thực trạng liên kết giữa giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện thực trạng này để doanh nghiệp trong nước tăng cường liên kết và liên kết chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp FDI vì sự phát triển của cả hai bên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp FDI & doanh nghiệp trong nước tại Việt Nam MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY LIÊN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP FDI & DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC TẠI VIỆT NAM TS. Bùi Hồng Cường1 Tóm tắt: Trong thời gian qua, bên cạnh những thành tựu đạt được của ĐTNN như góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động và mở rộng hội nhập với thế giới…thì vẫn còn nhiều thách thức đối với ĐTNN, một trong các thách thức đó là thúc đẩy sức lan tỏa của khối doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước, đưa doanh nghiệp trong nước trở thành một mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu. Bài viết phân tích và luận giải sự cần thiết của việc tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước tại Việt Nam. Đồng thời phân tích và đánh giá thực trạng liên kết giữa giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện thực trạng này để doanh nghiệp trong nước tăng cường liên kết và liên kết chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp FDI vì sự phát triển của cả hai bên. Từ khóa: Doanh nghiệp FDI, Doanh nghiệp trong nước, Nhà nước, liên kết, SOLUTIONS TO PROMOTE LINKS BETWEEN FDI ENTERPRISES AND DOMESTIC ENTERPRISES IN VIETNAM Abstract: In recent years, besides the achievements of foreign investment such as contributing to economic growth, economic restructuring, creating jobs for workers and expanding integration. However, there are still many challenges for foreign investment, one of which is promoting the spillover of FDI enterprises with domestic enterprises, making domestic enterprises become a link in the global value chain. The article analyzes and explains the necessity of strengthening linkages between FDI enterprises and domestic enterprises in Vietnam. We also analyze and evaluate the current situation of linkages between FDI enterprises and domestic enterprises, from which, propose some solutions to improve this situation so that domestic enterprises can strengthen linkages closely with FDI enterprises for the development of both sides. Keywords: FDI enterprises, domestic enterprises, the State, association. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, sự phối hợp, “bắt tay” của các doanh nghiệp đang là một xu hướng. Với các doanh nghiệp có chung mục tiêu, chung đăch điểm và cần có sự hỗ trợ của nhau thường liên kết với nhau tạo thành một nhóm doanh nghiệp. Dựa trên nguyên tắc tự nguyện bình đẳng các doanh nghiệp này hợp tác với nhau trên một hoặc nhiều lĩnh vực với các mục đích như phân tán rủi ro, phân chia thị phần, kiểm soát thị trường, hợp tác về nguyên vật liệu, công nghệ, nhân công … Trên cơ sở thế mạnh của mình và thế mạnh của đối tác, các doanh nghiệp có sự liên kết, gắn bó lâu dài với nhau vì mục tiêu lợi ích chung. Trong bối cảnh các FTA của Việt Nam có hiệu lực, phát huy hiệu quả thì vấn đề hợp tác giữa 1 Trường Đại học Kinh tế. – ĐHQGHN; Email: cuongbh@vnu.edu.vn 707 708 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam càng cần được đẩy mạnh, đón đầu xu hướng dịch chuyển làn song đầu tư từ các nước sang nước ta. 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP FDI VÀ DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC Trong quá trình triển khai các dự án FDI, các nhà đầu tư nước ngoài thường có xu hướng tìm kiếm các doanh nghiệp địa phương tại Việt Nam để mua các nguyên nhiên liệu, hoặc linh phụ kiện đầu vào phục vụ cho sản xuất. Sự kết nối này sẽ giúp cho các doanh nghiệp FDI tiết kiệm được chi phí vận chuyển và giảm chi phí sản xuất trung bình. Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI sẽ chỉ tìm đến những doanh nghiệp trong nước nếu có đủ năng lực đáp ứng những yêu cầu về chí phí và công nghệ. Đối với các doanh nghiệp trong nước, sự hợp tác cũng làm tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp nội địa theo những tiêu chuẩn toàn cầu. Điều này khiến cho mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa, có vai trò quan trọng trong quá trình tạo nên những lan tỏa tích cực cho doanh nghiệp nội địa từ chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Như vậy, có thể thấy, việc tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước là xu thế tất yếu liên quan đến sự phát triển của cả hai bên. Thứ nhất, cộng sinh để cùng phát triển. Thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp FDI đều nhằm tới mục đích tìm kiếm lợi nhuận tối đa và nâng cao năng lực cạnh tranh cao trên thị trường toàn cầu nên tất cả nguồn lực huy động sẽ được tính toán kỹ lưỡng nhất. Các nguồn lực giá rẻ trong nước như lao động, đất đai, tài nguyên, chính sách ưu đãi sẽ được các doanh nghiệp FDI khai thác tối đa nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận. Và các doanh nghiệp nội địa là những đối tác mà các doanh nghiệp FDI luôn hướng tới, coi đó là các đối tác quan trọng cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất của các doanh nghiệp FDI. Đối với các doanh nghiệp trong nước, việc kết nối với các doanh nghiệp FDI sẽ được các doanh nghiệp này hỗ trợ vốn đầu tư, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiến tiến, thương hiệu mạnh và mạng lưới kinh doanh mở rộng trên toàn cầu. Đồng thời, tạo ra sự liên kết với doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp tư nhân để thúc đẩy khu vực này phát triển thông qua sản xuất, cung ứng những linh kiện, phụ kiện, sản phẩm phụ trợ cho sản phẩm chính, từ đó làm “đòn bẩy” phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước và từng bước tiếp nhận các công nghệ mới, chuyển dần từ liên doanh, hợp tác sản xuất sang làm chủ công nghệ và tự chủ trong sản x ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số giải pháp thúc đẩy liên kết giữa doanh nghiệp FDI & doanh nghiệp trong nước tại Việt Nam MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY LIÊN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP FDI & DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC TẠI VIỆT NAM TS. Bùi Hồng Cường1 Tóm tắt: Trong thời gian qua, bên cạnh những thành tựu đạt được của ĐTNN như góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động và mở rộng hội nhập với thế giới…thì vẫn còn nhiều thách thức đối với ĐTNN, một trong các thách thức đó là thúc đẩy sức lan tỏa của khối doanh nghiệp FDI với doanh nghiệp trong nước, đưa doanh nghiệp trong nước trở thành một mắt xích trong chuỗi giá trị toàn cầu. Bài viết phân tích và luận giải sự cần thiết của việc tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước tại Việt Nam. Đồng thời phân tích và đánh giá thực trạng liên kết giữa giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp trong nước, từ đó, đề xuất một số giải pháp nhằm cải thiện thực trạng này để doanh nghiệp trong nước tăng cường liên kết và liên kết chặt chẽ hơn với các doanh nghiệp FDI vì sự phát triển của cả hai bên. Từ khóa: Doanh nghiệp FDI, Doanh nghiệp trong nước, Nhà nước, liên kết, SOLUTIONS TO PROMOTE LINKS BETWEEN FDI ENTERPRISES AND DOMESTIC ENTERPRISES IN VIETNAM Abstract: In recent years, besides the achievements of foreign investment such as contributing to economic growth, economic restructuring, creating jobs for workers and expanding integration. However, there are still many challenges for foreign investment, one of which is promoting the spillover of FDI enterprises with domestic enterprises, making domestic enterprises become a link in the global value chain. The article analyzes and explains the necessity of strengthening linkages between FDI enterprises and domestic enterprises in Vietnam. We also analyze and evaluate the current situation of linkages between FDI enterprises and domestic enterprises, from which, propose some solutions to improve this situation so that domestic enterprises can strengthen linkages closely with FDI enterprises for the development of both sides. Keywords: FDI enterprises, domestic enterprises, the State, association. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong nền kinh tế sản xuất hàng hóa, sự phối hợp, “bắt tay” của các doanh nghiệp đang là một xu hướng. Với các doanh nghiệp có chung mục tiêu, chung đăch điểm và cần có sự hỗ trợ của nhau thường liên kết với nhau tạo thành một nhóm doanh nghiệp. Dựa trên nguyên tắc tự nguyện bình đẳng các doanh nghiệp này hợp tác với nhau trên một hoặc nhiều lĩnh vực với các mục đích như phân tán rủi ro, phân chia thị phần, kiểm soát thị trường, hợp tác về nguyên vật liệu, công nghệ, nhân công … Trên cơ sở thế mạnh của mình và thế mạnh của đối tác, các doanh nghiệp có sự liên kết, gắn bó lâu dài với nhau vì mục tiêu lợi ích chung. Trong bối cảnh các FTA của Việt Nam có hiệu lực, phát huy hiệu quả thì vấn đề hợp tác giữa 1 Trường Đại học Kinh tế. – ĐHQGHN; Email: cuongbh@vnu.edu.vn 707 708 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC TẾ FDI TOÀN CẦU VÀ ỨNG BIẾN CỦA DOANH NGHIỆP FDI TẠI VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH MỚI doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp Việt Nam càng cần được đẩy mạnh, đón đầu xu hướng dịch chuyển làn song đầu tư từ các nước sang nước ta. 1. SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TĂNG CƯỜNG LIÊN KẾT GIỮA DOANH NGHIỆP FDI VÀ DOANH NGHIỆP TRONG NƯỚC Trong quá trình triển khai các dự án FDI, các nhà đầu tư nước ngoài thường có xu hướng tìm kiếm các doanh nghiệp địa phương tại Việt Nam để mua các nguyên nhiên liệu, hoặc linh phụ kiện đầu vào phục vụ cho sản xuất. Sự kết nối này sẽ giúp cho các doanh nghiệp FDI tiết kiệm được chi phí vận chuyển và giảm chi phí sản xuất trung bình. Tuy nhiên, các doanh nghiệp FDI sẽ chỉ tìm đến những doanh nghiệp trong nước nếu có đủ năng lực đáp ứng những yêu cầu về chí phí và công nghệ. Đối với các doanh nghiệp trong nước, sự hợp tác cũng làm tăng năng lực sản xuất của các doanh nghiệp nội địa theo những tiêu chuẩn toàn cầu. Điều này khiến cho mối liên kết giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nội địa, có vai trò quan trọng trong quá trình tạo nên những lan tỏa tích cực cho doanh nghiệp nội địa từ chính sách thu hút đầu tư nước ngoài. Như vậy, có thể thấy, việc tăng cường liên kết giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp trong nước là xu thế tất yếu liên quan đến sự phát triển của cả hai bên. Thứ nhất, cộng sinh để cùng phát triển. Thực tế cho thấy, hầu hết các doanh nghiệp FDI đều nhằm tới mục đích tìm kiếm lợi nhuận tối đa và nâng cao năng lực cạnh tranh cao trên thị trường toàn cầu nên tất cả nguồn lực huy động sẽ được tính toán kỹ lưỡng nhất. Các nguồn lực giá rẻ trong nước như lao động, đất đai, tài nguyên, chính sách ưu đãi sẽ được các doanh nghiệp FDI khai thác tối đa nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và tối đa hóa lợi nhuận. Và các doanh nghiệp nội địa là những đối tác mà các doanh nghiệp FDI luôn hướng tới, coi đó là các đối tác quan trọng cung ứng các yếu tố đầu vào cho sản xuất của các doanh nghiệp FDI. Đối với các doanh nghiệp trong nước, việc kết nối với các doanh nghiệp FDI sẽ được các doanh nghiệp này hỗ trợ vốn đầu tư, công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý tiến tiến, thương hiệu mạnh và mạng lưới kinh doanh mở rộng trên toàn cầu. Đồng thời, tạo ra sự liên kết với doanh nghiệp trong nước, nhất là doanh nghiệp tư nhân để thúc đẩy khu vực này phát triển thông qua sản xuất, cung ứng những linh kiện, phụ kiện, sản phẩm phụ trợ cho sản phẩm chính, từ đó làm “đòn bẩy” phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ trong nước và từng bước tiếp nhận các công nghệ mới, chuyển dần từ liên doanh, hợp tác sản xuất sang làm chủ công nghệ và tự chủ trong sản x ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kinh tế số Doanh nghiệp FDI Nền kinh tế sản xuất hàng hóa Doanh nghiệp vừa và nhỏ Chiến lược thu hút FDIGợi ý tài liệu liên quan:
-
Báo cáo kế hoạch chuyển đổi số năm 2023 và dữ liệu số quốc gia
25 trang 307 1 0 -
Phát triển công nghệ thông tin theo Nghị quyết đại hội XIII của Đảng
7 trang 299 0 0 -
Tổng luận Giải pháp chính sách phát triển nền kinh tế số
46 trang 222 1 0 -
3 trang 150 0 0
-
78 trang 93 0 0
-
1032 trang 86 0 0
-
129 trang 79 0 0
-
12 trang 78 0 0
-
Tăng cường liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước nhằm nâng cao hiệu quả dòng vốn FDI
5 trang 78 0 0 -
108 trang 77 0 0