Danh mục

Một số hướng tiếp cận trong rèn luyện kĩ năng cốt lõi của sinh viên khối ngành kĩ thuật

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 522.05 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trên cơ sở tổng quan các tài liệu về kĩ năng cốt lõi trên thế giới và Việt Nam, chúng tôi làm rõ các vấn đề cơ bản của kĩ năng cốt lõi cũng như các hướng tiếp cận trong việc rèn luyện các kĩ năng cốt lõi. Dựa vào kết quả đó xác định tiếp cận phù hợp với việc rèn luyện kĩ năng cốt lõi cho sinh viên khối ngành kĩ thuật nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động này trong thực tiễn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số hướng tiếp cận trong rèn luyện kĩ năng cốt lõi của sinh viên khối ngành kĩ thuậtHNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2021-0029Educational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 2, pp. 141-152This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn MỘT SỐ HƯỚNG TIẾP CẬN TRONG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG CỐT LÕI CỦA SINH VIÊN KHỐI NGÀNH KĨ THUẬT Nguyễn Thanh Thủy1* và Võ Phan Thu Hương2 1 Viện Sư phạm Kĩ thuật, Đại học Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 2 Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sài Gòn Tóm tắt. Kĩ năng cốt lõi là chìa khóa thành công cho mỗi người học trong quá trình học tập và thực hành nghề nghiệp, do đó khám phá các hướng tiếp cận trong nghiên cứu kĩ năng cốt lõi như tiếp cận Triết học, tiếp cận Tâm lí học và tiếp cận Giáo dục học sẽ giải thích cơ chế của việc hình thành và phát triển kĩ năng cốt lõi cho người học. Trên cơ sở tổng quan các tài liệu về kĩ năng cốt lõi trên thế giới và Việt Nam, chúng tôi làm rõ các vấn đề cơ bản của kĩ năng cốt lõi cũng như các hướng tiếp cận trong việc rèn luyện các kĩ năng cốt lõi. Dựa vào kết quả đó chúng tôi xác định tiếp cận phù hợp với việc rèn luyện kĩ năng cốt lõi cho sinh viên khối ngành kĩ thuật nhằm tăng cường hiệu quả của hoạt động này trong thực tiễn. Từ khóa: kĩ năng, kĩ năng cốt lõi, tiếp cận triết học, tiếp cận tâm lí học, tiếp cận giáo dục học.1. Mở đầu Kĩ năng nói chung và kĩ năng cốt lõi nói riêng là chìa khóa cho sự phát triển của mỗi cá nhân.Nó giúp con người phát triển, hoàn thiện nhân cách và năng lực nghề nghiệp để giải quyết tốt cáccông việc cũng như thành đạt trong cuộc sống. Những nghiên cứu về kĩ năng cốt lõi của các nhànghiên cứu ở Mỹ và các quốc gia phát triển có thể chia thành 5 nhóm: nghiên cứu về định nghĩa,nghiên cứu về vai trò, nghiên cứu về cách phân loại, nghiên cứu về phương pháp đánh giá, đo lường,nghiên cứu về phương pháp rèn luyện kĩ năng cốt lõi. Có thể kể đến các tác giả như Andy Green(1998), Carole Myers (1992), Roy Canning (2006), Zalizan (2007), Amin (2016). Andy Green(1998) nhận định kĩ năng cốt lõi là nền tảng cần thiết cho cả giáo dục và đào tạo và hiện nay chưađược đào tạo một cách hiệu quả. Các kĩ năng cốt lõi được coi là nền tảng thiết yếu cho giáo dục vàđào tạo thêm, cũng như cung cấp chất xúc tác cho các chương trình cải cách trình độ và trình độmong muốn khác - chẳng hạn như tích hợp học tập và học nghề [1; tr. 23]. Michael Carr và EabhnatNi Fhloinn (2009) cho rằng kĩ năng cốt lõi phải trở thành kĩ năng bắt buộc với sinh viên trong suốtquá trình đào tạo [2]. Tài liệu Skill for care của Anh đưa ra hướng dẫn để phát triển kĩ năng thựchành và nhấn mạnh kĩ năng cốt lõi giúp cá nhân vận dụng giải quyết vấn đề trong công việc hàngngày nên vấn đề quan trọng là phải gắn kĩ năng cốt lõi vào nơi làm việc. Có thể nói trang bị kĩ năngcốt là sự chuẩn bị cho kĩ sư trong công việc tương lai [3]. Elisabeth Dunne và cộng sự (2006) chorằng kĩ năng cốt lõi là chìa khóa cho sự phát triển cá nhân. Ở bậc đại học, vai trò quan trọng củagiáo dục đại học là rèn luyện và phát triển kĩ năng phù hợp với đại bộ phận người lao động [4; tr. 511].Có thể nói kĩ năng cốt lõi được đánh giá đóng vai trò quan trọng đối với quá trình đào tạo, là cầnthiết phải rèn luyện cho người học trước khi họ trở thành một người lao động thực thụ. Ở Việt Nam, các nghiên cứu về kĩ năng cốt lõi được đề cập đến trong một số nghiên cứu củaNgày nhận bài: 16/1/2021. Ngày sửa bài: 23/3/2021. Ngày nhận đăng: 6/4/2021.Tác giả liên hệ: Nguyễn Thanh Thủy. Địa chỉ e-mail: thuynt@hcmute.edu.vn 141 Nguyễn Thanh Thủy* và Võ Phan Thu HươngPhạm Ngọc Tuấn (2011), Phan Văn Nhân (2016), Nguyễn Thanh Bình (2017), Nguyễn DanhMinh Trí (2018). Phạm Ngọc Tuấn chỉ ra kĩ năng cốt lõi của sinh viên ngành kĩ thuật gồm: Kĩnăng giải quyết vấn đề, Kĩ năng làm việc nhóm, Kĩ năng giao tiếp [5]. Tuy nhiên tác giả khôngđưa ra định nghĩa Kĩ năng cốt lõi cũng như cơ sở khoa học của việc xác định những kĩ năng đượcxem là kĩ năng cốt lõi. Nguyễn Thanh Bình xác định những kĩ năng sống cốt lõi của học sinh baogồm: kĩ năng tự nhận thức, kĩ năng xác định giá trị, kĩ năng xác định mục tiêu, kĩ năng ra quyếtđịnh và giải quyết vấn đề, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng kiên định, kĩ năng ứng phó với căng thẳng,kĩ năng giải quyết mâu thuẫn một cách tích cực, kĩ năng lựa chọn nghề nghiệp [6]. Tác giả chưađịnh nghĩa cụm từ “Kĩ năng sống cốt lõi” và chưa lí giải cơ chế để hình thành các kĩ năng sốngcốt lõi. Nguyễn Danh Minh Trí (2018), trong bài “Phân tích các kĩ năng cốt lõi nhằm sử dụng vàphát triển tài nguyên giáo dục mở” đã chỉ ra 4 kĩ năng mà người học cần c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: