Bài viết đề cập về việc xây dựng các mô hình phòng trừ tổng hợp (PTTH) bệnh chết nhanh và bệnh váng lá chết chậm hồ tiêu đã được thực hiện ở các tỉnh trồng tiêu thuộc khu vực Tây Nguyên và Đông Nam Bộ từ năm 2015. Trong các mô hình, các giải pháp quản lý tổng hợp bệnh hại hồ tiêu đã được áp dụng toàn diện và đồng bộ theo giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây được, điều kiện thời tiết và mức độ gây hại của bệnh. Cây tiêu trong các vườn mô hình sinh trưởng phát triển tốt.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số kết quả của dự án khuyến nông: Xây dựng mô hình phòng trừ tổng hợp bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm hồ tiêu tại Tây Nguyên và Đông Nam Bộ VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM MỘT SỐ KẾT QUẢ CỦA DỰ ÁN KHUYẾN NÔNG: “XÂY DỰNG MÔ HÌNH PHÒNG TRỪ TỔNG HỢP BỆNH CHẾT NHANH, BỆNH CHẾT CHẬM HỒ TIÊU TẠI TÂY NGUYÊN VÀ ĐÔNG NAM BỘ” Nguyễn Văn Liêm1, Lê Thu Hiền1, Hà Minh Thanh1, Phạm Ngọc Dung1, Nguyễn Thị Chúc Quỳnh1 1 Viện Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam TÓM TẮT Việc xây dựng các mô hình phòng trừ tổng hợp (PTTH) bệnh chết nhanh và bệnh váng lá chết chậm hồ tiêu đã được thực hiện ở các tỉnh trồng tiêu thuộc khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ từ năm 2015. Trong các mô hình, các giải pháp quản lý tổng hợp bệnh hại hồ tiêu đã được áp dụng toàn diện và đồng bộ theo giai đoạn sinh trưởng phát triển của cây được, điều kiện thời tiết và mức độ gây hại của bệnh. Cây tiêu trong các vườn mô hình sinh trưởng phát triển tốt. Hiệu quả phòng trừ nấm Phytophthora spp., gây bệnh chết nhanh đạt từ 69,2 đến 100%, nấm Fusarium sp. đạt từ 55,5 đến 86,1%; hiệu quả phòng trừ tuyến trùng trong đất đạt 53,5 đến 83,7%, tuyến trùng trong rễ đạt từ 53,2 to 79,9%. Năng suất và lợi nhuận của vườn mô hình cao hơn đối chứng lần lượt tương ứng là 18 đến 22% và 17,7 đến 22,3%. Thu nhập của người trồng tiêu tăng khoảng 132.092.000 đến 149.492.000 đồng/ha . Từ khóa: Bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm, hồ tiêu, hiệu quả, phòng trừ I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay bệnh chết nhanh và bệnh chết chậm trên hồ tiêu đang gây thành dịch lớn và gây thiệt hại nghiêm trọng đến sản xuất hồ tiêu ở các tỉnh trồng hồ tiêu thuộc khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Đặc biệt, tại tỉnh Gia Lai, bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm đã hủy diệt nhiều vườn tiêu, thậm trí có những địa phương đứng trước nguy cơ xóa sổ cây hồ tiêu. Việc phòng trừ có hiệu quả và bền vững bệnh chết nhanh, chết chậm hồ tiêu đang là đòi hỏi cấp bách của sản xuất (Nguyễn Thị Chúc Quỳnh và nnk, 2014, 2015; Viện Bảo vệ thực vật, 2014, 2015). Biện pháp chủ yếu trong phòng trừ các bệnh này hiện nay ở các vùng trồng tiêu vẫn là sử dụng thuốc hóa học. Tác nhân gây các bệnh hại tiêu này tập trung chủ yếu ở vùng rễ cây nên việc phòng trừ bệnh là rất khó khăn, lượng thuốc hóa học sử dụng quá nhiều, gây ô nhiễm môi trường, làm thoái hóa đất, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người sản xuất và chất lượng nông sản (Phạm Ngọc Dung và nnk, 2008). Để việc phòng trừ các bệnh hại hồ tiêu nói trên thật sự hiệu quả cần phải áp dụng đồng bộ các biện pháp và phải có những biện pháp xử lý phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng của cây tiêu, từng điều kiện thời tiết và với mỗi mức độ gây hại của bệnh. Bài báo này giới thiệu kết quả ứng dụng các biện pháp phòng 910 trừ tổng hợp (PTTH) bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm trên cây hồ tiêu ở các mô hình của dụ án khuyến nông Trung ương “Xây dựng mô hình phòng trừ tổng hợp bệnh chết nhanh và bệnh chết chậm hồ tiêu tại Tây Nguyên và Đông Nam bộ” do Viện Bảo vệ thực hiện trong năm 2015. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Sáu mô hình trình diễn quy trình PTTH bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm được xây dựng tại 6 tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ (mỗi tỉnh 01 mô hình), gồm: Đăk Lăk, Đăk Nông, Gia Lai, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu. Tổng diện tích quy mô mô hình năm 2015 là 90 ha. Các quy trình, hướng dẫn kỹ thuật được Viện Bảo vệ thực vật triển khai áp dụng thực hiện tại các mô hình gồm: “Quy trình kỹ thuật phòng chống bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm hại hồ tiêu” (Quy trình tạm thời) (Công văn số 371/BVTV - QLSVGHR ngày 06/03/2015 của Cục Bảo vệ thực vật) và “Hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ bệnh hại hồ tiêu” (Văn bản số 185/BVTV-QLSVGHR, ngày 01/02/2016 của Cục Bảo vệ thực vật). Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai 2.2. Phương pháp nghiên cứu Viện Bảo vệ thực vật phối hợp với Trung tâm Khuyến nông hoặc chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh để lựa chọn điểm, hộ nông dân, giám sát thực hiện và đánh giá chất lượng mô hình. Lựa chọn điểm xây dựng mô hình: các vùng sản xuất có dịch bệnh chết nhanh và bệnh chết chậm gây hại cây hồ tiêu. Vườn cây hồ tiêu giai đoạn kinh doanh, 1/2 số vườn có tỷ lệ bệnh < 5% và 1/2 số vườn có tỷ lệ bệnh > 5%. Chỉ tiêu đánh giá gồm: tỷ lệ (%) bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm ở các vườn mô hình và đối chứng trước và sau khi áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp; năng suất và hiệu quả kinh tế của các mô hình. III. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Địa điểm và quy mô năm 2015 Tổng số 6 mô hình với tổng diện tích là 90 ha đã được xây dựng tại 18 điểm trình diễn ở 29 xã thuộc 13 huyện của 6 tỉnh trong vùng triển khai dự án đã được xây dựng trong năm 2015 và đang được tiếp tục duy trì trong các năm tới (Bảng 1). Bảng 1. Quy mô mô hình trình diễn thực hiện ở các địa phương năm 2015 TT 1 2 3 4 5 6 Địa điểm thực hiện mô hình Tỉnh Đăk Nông Huyện Đak Song Huyện Cư jut Tỉnh Đăk Lăk Huyện Cư Kuin Eahleo Tỉnh Gia Lai Huyện Chư Sê Huyện Chư pứ Huyện Chư Brong Tỉnh Bình Phước Huyện Bình Long Huyện Hớn Quản Tỉnh Đồng Nai Huyện Xuân Lộc Huyện Cẩm Mỹ Tỉnh Bà Rịa-VT Huyện Châu Đức Huyện Xuyên Mộc Tổng số Số điểm trình diễn 3 2 1 3 1 3 3 1 1 1 3 1 2 3 2 1 3 2 1 18 3.2. Hiệu quả phòng trừ bệnh chết nhanh trên cây hồ tiêu Kết quả kiểm tra mật độ nấm Phytophthora (là tác nhân gây bệnh chết nhanh cây hồ tiêu) trong đất trồng hồ tiêu ở các vườn mô hình ít hơn hẳn các vườn đối chứng cho thấy hiệu quả các biện pháp phòng trừ tổng hợp (PTTH) đã làm giảm tỷ lệ bẫy nhiễm nấm Kế hoạch (ha) 15 10 5 15 10 10 15 5 5 5 15 5 10 5 5 5 15 10 5 90 Thực hiện (ha) 15 10 5 15 5 5 15 5 5 5 15 5 10 15 10 5 15 10 5 90 Tổng số hộ tham gia 15 10 5 15 5 10 15 5 5 5 15 5 10 15 10 5 15 10 (18) 5 90 (97) Phytophthora từ 69,2 đến 100%. Việc áp dụng mô hình PTTH bệnh chết nhanh hồ tiêu tại các tỉnh trồng tiêu ở Tây Nguyên và Đông Nam bộ đã làm giảm rõ rệt mức độ gây hại của bệnh trên nhanh hồ tiêu do nấm Phytophthora spp. gây ra, hiệu quả phòng trừ đạt từ 38,0 – 96,5%, hiệu quả phổ biến đạt trên 70% ...