Một số khái niệm lý thuyết kinh tế học phát triển đang được vận dụng ở nước ta hiện nay
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 214.03 KB
Lượt xem: 13
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Trong hơn 20 năm đổi mới của Việt Nam vừa qua đã và đang có khá nhiều các khái niệm của lý thuyết kinh tế học phát triển được vận dụng vào thực tiễn nước ta. Tuy nhiên, trên thực tế cũng như trong nhận thức của chúng ta chưa hẳn đã có sự thống nhất về nội hàm khoa học và cơ sở thực tiễn của các khái niệm đó. Bài viết này sẽ góp phần trao đổi thêm với bạn đọc những thông tin cơ bản về một số khái niệm đó và thực tiễn vận dụng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số khái niệm lý thuyết kinh tế học phát triển đang được vận dụng ở nước ta hiện nay KHOA HỌC PHÁP LÝ Một số khái niệm của lý thuyết kinh tế học phát triển đang được vận dụng ở nước ta hiện nay TS. TRẦN ANH PHƯƠNG Trong hơn 20 năm đổi mới của Việt Nam vừa qua đã và đang có khá nhiều các khái niệm của lý thuyết kinh tế học phát triển được vận dụng vào thực tiễn nước ta. Tuy nhiên, trên thực tế cũng như trong nhận thức của chúng ta chưa hẳn đã có sự thống nhất về nội hàm khoa học và cơ sở thực tiễn của các khái niệm đó. Bài viết này sẽ góp phần trao đổi thêm với bạn đọc những thông tin cơ bản về một số khái niệm đó và thực tiễn vận dụng vào nước ta. Đã có rất nhiều khái niệm của lý thuyết kinh tế học phát triển mà cơ sở xuất phát của nó là từ các khái niệm rất cơ bản của lý thuyết kinh tế học hiện đại đã có trên thế giới từ hơn nửa thế kỷ qua (chủ yếu là từ các nước phương Tây đã có nền công nghiệp TBCN phát triển) được du nhập và vận dụng vào công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta hơn 20 năm vừa qua. Dưới đây, chỉ đề cập đến một số khái niệm cơ bản nhất đã được chính thức hoá trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước ta và nhiều công trình khoa học, các sách, báo thông tin, phản ánh. Đó là các khái niệm: tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế, và phát triển bền vững 1. Tăng trưởng kinh tế Theo lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế của kinh tế học phát triển, tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế diễn tả động thái biến đổi về mặt lượng của nền kinh tế của một quốc gia. Để đo lường kết qủa sản xuất xã hội hàng năm, dùng làm thước đo so sánh quốc tế về mặt lượng của trình độ phát triển kinh tế giữa các nước, các nước có nền kinh tế thị trường vẫn thường sử dụng 2 loại chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: Tổng sản phẩm quốc dân ( Gross National Product, viết tắt là GNP), tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product, viết tắt là GDP). Hai chỉ tiêu này khi sử dụng có tác dụng khác nhau: GNP phản ánh quá trình gia tăng giá trị tổng sản lượng hàng hoá và dịch vụ của quốc gia đối với các nước có nền kinh tế mở đã khá phát triển, còn GDP phản ánh quá trình gia tăng giá trị tổng sản lượng hàng hoá và dịch vụ của quốc gia đối với những nước có nền kinh tế khép kín hoặc đã mở nhưng còn chậm phát triển; và do đó cùng dẫn theo mức tăng tương ứng của các chỉ tiêu đó tính theo bình quân đầu người dân. Các chỉ tiêu này phản ánh mức tăng trưởng sản xuất hàng hoá và dịch vụ của mỗi quốc gia sau một giai đoạn nhất định nào đó được biểu thị bằng chỉ số % (thường là 1 năm). Theo đó, liên hệ với việc vận dụng vào Việt Nam suốt hơn 20 năm đổi mới vừa qua, chúng ta vẫn sử dụng chỉ số GDP và tương ứng theo GDP/người là phù hợp với trình độ phát triển kinh tế hiện tại của nước ta và thông lệ quốc tế. 2. Phát triển kinh tế Cũng theo lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế của kinh tế học phát triển: Phát triển kinh tế là khái niệm có nội dung phản ánh rộng hơn so với khái niệm tăng trưởng kinh tế. Nếu như tăng trưởng kinh tế về cơ bản chỉ là sự gia tăng thuần tuý về mặt lượng của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: GNP, GNP/đầu người hay GDP, GDP/đầu người… thì phát triển kinh tế ngoài việc bao hàm quá trình gia tăng đó, còn có một nội hàm phản ánh rộng lớn hơn, sâu sắc hơn, đó là những biến đổi về mặt chất của nền kinh tế – xã hội, mà trước hết là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH và kèm theo đó là việc không ngừng nâng cao mức sống toàn dân, trình độ phát triển văn minh xã hội thể hiện ở hàng loạt tiêu chí như: thu nhập thực tế, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh, trình độ dân trí, bảo vệ môi trường, và khả năng áp dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật vào phát triển kinh tế – xã hội… Với nội hàm rộng lớn trên đây, về cơ bản khái niệm phát triển kinh tế đã đáp ứng được các nhu cầu đặt ra cho sự phát triển toàn diện nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội… Tuy nhiên như đã biết, trong khoảng hơn hai thập niên vừa qua, do xu hứớng hội nhập, khu vực hoá, toàn cầu hoá phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn nên đã nảy sinh nhiều vấn đề dù là ở phạm vi từng quốc gia, lãnh thổ riêng biệt, song lại có ảnh hưởng chung đến sự phát triển của cả khu vực và toàn thế giới, trong đó có những vấn đề cực kỳ phức tạp, nan giải đòi hỏi phải có sự chung sức của cả cộng đồng nhân loại, ví dụ như: môi trường sống, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, khủng bố… Từ đó đòi hỏi sự phát triển của mỗi quốc gia, lãnh thổ và cả thế giới phải được nâng lên tầm cao mới cả về chiều rộng và chiều sâu của sự hợp tác, phát triển. Thực tiễn đó đã thúc đẩy sự ra đời một khái niệm mới về phát triển mang nội hàm phản ánh tổng hợp hơn, toàn diện hơn tất cả các khái niệm về tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế…, đó là khái niệm phát triển bền vững mà sau đây ta sẽ xem xét kỹ hơn. 3. Phát triển bền vững Khái niệm “phát triển bền vững” xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ 20. Năm 1987, trong Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, “phát triển bền vững” được định nghĩa “là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định “phát triển bền vững” là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nền tảng là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (mục tiêu là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (mục tiêu là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Tiêu chí để đ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số khái niệm lý thuyết kinh tế học phát triển đang được vận dụng ở nước ta hiện nay KHOA HỌC PHÁP LÝ Một số khái niệm của lý thuyết kinh tế học phát triển đang được vận dụng ở nước ta hiện nay TS. TRẦN ANH PHƯƠNG Trong hơn 20 năm đổi mới của Việt Nam vừa qua đã và đang có khá nhiều các khái niệm của lý thuyết kinh tế học phát triển được vận dụng vào thực tiễn nước ta. Tuy nhiên, trên thực tế cũng như trong nhận thức của chúng ta chưa hẳn đã có sự thống nhất về nội hàm khoa học và cơ sở thực tiễn của các khái niệm đó. Bài viết này sẽ góp phần trao đổi thêm với bạn đọc những thông tin cơ bản về một số khái niệm đó và thực tiễn vận dụng vào nước ta. Đã có rất nhiều khái niệm của lý thuyết kinh tế học phát triển mà cơ sở xuất phát của nó là từ các khái niệm rất cơ bản của lý thuyết kinh tế học hiện đại đã có trên thế giới từ hơn nửa thế kỷ qua (chủ yếu là từ các nước phương Tây đã có nền công nghiệp TBCN phát triển) được du nhập và vận dụng vào công cuộc đổi mới, phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN ở nước ta hơn 20 năm vừa qua. Dưới đây, chỉ đề cập đến một số khái niệm cơ bản nhất đã được chính thức hoá trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước ta và nhiều công trình khoa học, các sách, báo thông tin, phản ánh. Đó là các khái niệm: tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế, và phát triển bền vững 1. Tăng trưởng kinh tế Theo lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế của kinh tế học phát triển, tăng trưởng kinh tế là một phạm trù kinh tế diễn tả động thái biến đổi về mặt lượng của nền kinh tế của một quốc gia. Để đo lường kết qủa sản xuất xã hội hàng năm, dùng làm thước đo so sánh quốc tế về mặt lượng của trình độ phát triển kinh tế giữa các nước, các nước có nền kinh tế thị trường vẫn thường sử dụng 2 loại chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: Tổng sản phẩm quốc dân ( Gross National Product, viết tắt là GNP), tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product, viết tắt là GDP). Hai chỉ tiêu này khi sử dụng có tác dụng khác nhau: GNP phản ánh quá trình gia tăng giá trị tổng sản lượng hàng hoá và dịch vụ của quốc gia đối với các nước có nền kinh tế mở đã khá phát triển, còn GDP phản ánh quá trình gia tăng giá trị tổng sản lượng hàng hoá và dịch vụ của quốc gia đối với những nước có nền kinh tế khép kín hoặc đã mở nhưng còn chậm phát triển; và do đó cùng dẫn theo mức tăng tương ứng của các chỉ tiêu đó tính theo bình quân đầu người dân. Các chỉ tiêu này phản ánh mức tăng trưởng sản xuất hàng hoá và dịch vụ của mỗi quốc gia sau một giai đoạn nhất định nào đó được biểu thị bằng chỉ số % (thường là 1 năm). Theo đó, liên hệ với việc vận dụng vào Việt Nam suốt hơn 20 năm đổi mới vừa qua, chúng ta vẫn sử dụng chỉ số GDP và tương ứng theo GDP/người là phù hợp với trình độ phát triển kinh tế hiện tại của nước ta và thông lệ quốc tế. 2. Phát triển kinh tế Cũng theo lý thuyết tăng trưởng và phát triển kinh tế của kinh tế học phát triển: Phát triển kinh tế là khái niệm có nội dung phản ánh rộng hơn so với khái niệm tăng trưởng kinh tế. Nếu như tăng trưởng kinh tế về cơ bản chỉ là sự gia tăng thuần tuý về mặt lượng của các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp: GNP, GNP/đầu người hay GDP, GDP/đầu người… thì phát triển kinh tế ngoài việc bao hàm quá trình gia tăng đó, còn có một nội hàm phản ánh rộng lớn hơn, sâu sắc hơn, đó là những biến đổi về mặt chất của nền kinh tế – xã hội, mà trước hết là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH,HĐH và kèm theo đó là việc không ngừng nâng cao mức sống toàn dân, trình độ phát triển văn minh xã hội thể hiện ở hàng loạt tiêu chí như: thu nhập thực tế, tuổi thọ trung bình, tỷ lệ chết của trẻ sơ sinh, trình độ dân trí, bảo vệ môi trường, và khả năng áp dụng các thành tựu khoa học – kỹ thuật vào phát triển kinh tế – xã hội… Với nội hàm rộng lớn trên đây, về cơ bản khái niệm phát triển kinh tế đã đáp ứng được các nhu cầu đặt ra cho sự phát triển toàn diện nhiều lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội… Tuy nhiên như đã biết, trong khoảng hơn hai thập niên vừa qua, do xu hứớng hội nhập, khu vực hoá, toàn cầu hoá phát triển ngày càng mạnh mẽ hơn nên đã nảy sinh nhiều vấn đề dù là ở phạm vi từng quốc gia, lãnh thổ riêng biệt, song lại có ảnh hưởng chung đến sự phát triển của cả khu vực và toàn thế giới, trong đó có những vấn đề cực kỳ phức tạp, nan giải đòi hỏi phải có sự chung sức của cả cộng đồng nhân loại, ví dụ như: môi trường sống, thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh, khủng bố… Từ đó đòi hỏi sự phát triển của mỗi quốc gia, lãnh thổ và cả thế giới phải được nâng lên tầm cao mới cả về chiều rộng và chiều sâu của sự hợp tác, phát triển. Thực tiễn đó đã thúc đẩy sự ra đời một khái niệm mới về phát triển mang nội hàm phản ánh tổng hợp hơn, toàn diện hơn tất cả các khái niệm về tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế…, đó là khái niệm phát triển bền vững mà sau đây ta sẽ xem xét kỹ hơn. 3. Phát triển bền vững Khái niệm “phát triển bền vững” xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ 20. Năm 1987, trong Báo cáo “Tương lai chung của chúng ta” của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, “phát triển bền vững” được định nghĩa “là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau”. Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi) năm 2002 đã xác định “phát triển bền vững” là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà giữa 3 mặt của sự phát triển, gồm: phát triển kinh tế (nền tảng là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (mục tiêu là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (mục tiêu là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên). Tiêu chí để đ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
lý thuyết kinh tế học kinh tế học phát triển Khoa học pháp lý kinh nghiệm quốc tế nghiên cứu pháp luật cải cách tư pháp hệ thống pháp luật bộ máy nhà nướcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Giáo trình Pháp luật đại cương: Phần 1 - ThS. Đỗ Văn Giai, ThS. Trần Lương Đức
103 trang 999 4 0 -
BÀI THU HOẠCH QUẢN LÍ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC VÀ QUẢN LÍ GIÁO DỤC
16 trang 308 0 0 -
Tổng hợp các vấn đề về Luật Dân sự
113 trang 283 0 0 -
Bài thuyết trình Chi trả dịch vụ môi trường: Kinh nghiệm quốc tế
19 trang 245 0 0 -
9 trang 231 0 0
-
6 trang 178 0 0
-
22 trang 150 0 0
-
CẢI CÁCH TÒA ÁN–TRỌNG TÂM CỦA CẢI CÁCH TƯ PHÁP
4 trang 127 0 0 -
30 trang 118 0 0
-
Cải cách tòa án ở Việt Nam: Kết quả và những vấn đề đặt ra
7 trang 118 0 0