Danh mục

Một số khó khăn đối với sinh viên khi học môn ngôn ngữ học xã hội bằng tiếng Anh và giải pháp

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.00 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài nghiên cứu này trình bày những khó khăn cụ thể mà các em đã gặp phải khi học môn Ngôn ngữ học xã hội bằng tiếng Anh và một số giải pháp để các em học môn này một cách hứng thú và có hiệu quả. Vai trò của người thầy dạy ngôn ngữ không chỉ chủ yếu là dạy ngôn ngữ mà còn dạy văn hóa và xã hội xung quanh ngôn ngữ. Ngôn ngữ học xã hội xoáy sâu vào mối quan hệ giữa ngôn ngữ và xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số khó khăn đối với sinh viên khi học môn ngôn ngữ học xã hội bằng tiếng Anh và giải pháp 122 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI MỘT SỐ KHÓ KHĂN ĐỐI VỚI SINH VIÊN KHI HỌC MÔN NGÔN NGỮ HỌC XÃ HỘI BẰNG TIẾNG ANH VÀ GIẢI PHÁP Bùi Diễm Hạnh Trường Đại học Sài Gòn Tóm tắt: Vai trò của người thầy dạy ngôn ngữ không chỉ chủ yếu là dạy ngôn ngữ mà còn dạy văn hóa và xã hội xung quanh ngôn ngữ. Ngôn ngữ học xã hội xoáy sâu vào mối quan hệ giữa ngôn ngữ và xã hội. Người thầy đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu cho sinh viên các quan niệm về ngôn ngữ trong xã hội. Trong môi trường Đại học, đặc biệt là sinh viên chuyên Anh năm cuối chuẩn bị ra trường, các em không còn học những kỹ năng cơ bản như nghe, nói, đọc, viết,… nữa mà các em cần phải có năng lực giao tiếp tốt trong xã hội để chuẩn bị vào đời với vốn ngôn ngữ tiếng Anh của các em đã học. Do đến năm cuối các em mới được dạy những kiến thức về ngôn ngữ học xã hội, nên không thể tránh khỏi những khó khăn đáng kể khi phải tiếp nhận hàng loạt những yêu cầu mới của môn học vốn các em chưa từng được chuẩn bị ở những học phần trước. Ở bài viết này, chúng tôi trình bày những khó khăn cụ thể mà các em đã gặp phải khi học môn Ngôn ngữ học xã hội bằng tiếng Anh và một số giải pháp để các em học môn này một cách hứng thú và có hiệu quả. Từ khóa: Ngôn ngữ học xã hội; mối quan hệ giữa ngôn ngữ và xã hội. Nhận bài ngày 18.10.2020; gửi phản biện, chỉnh sửa, duyệt đăng ngày 28.10.2020 Liên hệ tác giả: Bùi Diễm Hạnh; Email: hanhbuidiem@yahoo.com.vn 1. MỞ ĐẦU Trong suốt 3 năm học Đại học, việc sinh viên chuyên Anh chỉ tập trung nhiều vào các kỹ năng ngôn ngữ như nghe, nói, đọc ,viết, những môn chuyên ngành,… để đến năm cuối mới được học môn Ngôn ngữ học xã hội mà không được từng bước làm quen như môn Kỹ năng viết 1, rồi đến Kỹ năng viết 2 và Kỹ năng viết 3,… đưa đến thực trạng đột ngột, gây ngán ngẫm trong giờ học do quá nhiều kiến thức mới mẽ về ngôn ngữ trong các tình huống giao tiếp khác nhau với quá nhiều thuật ngữ chuyên ngành cần phải nắm bắt và lĩnh hội, dẫn đến một tình trạng đáng báo động về những khó khăn không nhỏ cho cả bậc thầy - những người xây dựng bài giảng, lẫn học trò - những người tiếp thu kiến thức. 2. NỘI DUNG 2.1. Thái độ ngôn ngữ TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 45/2020 123 Ladegard, Hans J. (2018) đã phân tích các thành phần tạo nên thái độ ngôn ngữ gồm kiến thức (knowledge), dẫn đến cảm xúc (emotion) và hình thành cách cư xử (behaviour). Trong thực tế giảng dạy bô môn này, vào buổi học đầu tiên, khi kiến thức về các quan niệm trong môn Ngôn ngữ học xã hội còn trừu tượng, phức tạp và không rõ ràng, các em tỏ ra hoang mang, lo sợ, dẫn đến cảm xúc chán chường; từ đó, không tránh khỏi cách cư xử rất thờ ơ, không hợp tác với giảng viên. Chẳng hạn, những cuộc thảo luận về cảm nghĩ của các em trong buổi học đầu tiên đều có kết quả là các em thể hiện hàng loạt những ý kiến rất mơ hồ về mục đích nghiên cứu Ngôn ngữ học xã hội. Các em thật sự không biết học môn này để làm gì; nói cách khác, môn này có ứng dụng gì. Cụ thể là Ngôn ngữ học xã hội giúp gì trong nghề dạy tiếng Anh của các em trong tương lai. Nguyễn Văn Khang (2012) cũng cho rằng: “Theo tinh thần luận, thái độ của cá nhân với đối tượng sẽ quyết định việc ứng xử của cá nhân với đối tượng đó và như vậy thái độ sẽ dẫn đến hành vi và hành vi là kết quả của thái độ”. Quan điểm này của Nguyễn Văn Khang rất đúng với thực tế trong các lớp học tiếng Anh môn Ngôn ngữ học xã hội rằng một khi các em chưa hiểu rõ về lợi ích của môn này, kiến thức hạn hẹp ấy sẽ dẫn đến hành vi học tập uể oải, bị động, không đóng góp xây dựng bài. Bàn về khó khăn này trong lớp học, McGroarty, M (1996) đã đặt ra một câu hỏi rất thuyết phục: ‘Làm sao người thầy có thể tiến hành tốt công việc giảng dạy của mình khi người học mang vào lớp học một thái độ mơ hồ về môn học và có hành vi không hợp tác với bài giảng?”. Ông đã đưa ra khái niệm về một hướng thúc đẩy (motivation) là khích lệ các em hiểu được trọng tâm bài giảng (desire to achieve the goal). Khi viết về thái độ ngôn ngữ, Nguyễn Văn Khang (2012) đã nhận định: “thái độ ngôn ngữ tác động đến việc học ngôn ngữ thứ hai”. Thật vậy, thái độ ngôn ngữ là khó khăn không nhỏ đối với sinh viên học Ngôn ngữ học xã hội bằng tiếng Anh ngay buổi học đầu tiên vì các em không có một thái độ đúng đắn về những quan niệm mới mẻ của môn Ngôn ngữ học xã hội bằng tiếng Anh. Do đó, giảng viên cần phải có hướng xử lí thích hợp vì khi vượt qua được ngưỡng này, người giảng viên có thể thu hút các sinh viên hứng thú với môn học trong những giờ học kế tiếp. 2.2. Tiếp xúc ngôn ngữ Xã hội là nhân tố tạo ra sự ...

Tài liệu được xem nhiều: