Một số mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả tại vùng Đồng bằng Sông Hồng
Số trang: 0
Loại file: pdf
Dung lượng: 365.16 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 0 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Việc nghiên cứu lựa chọn cơ cấu cây trồng phù hợp và hiệu quả cho vùng đồng bằng sông Hồng là rất quan trọng, kết quả của dự án "Nghiên cứu và ứng dụng đồng bộ các giải pháp khoa học và công nghệ chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả kinh tế cao vùng đồng bằng sông Hồng" đã xác.định được 7 công thức luân canh cây trồng của 3 cơ cấu cây trồng cho 3 loại đất. Hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh mới cao hơn công thức cũ từ 21,150 triệu đồng đến 39,954 triệu đồng (35,2-126,2%). Các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng của dự án đã được nông dân đón nhận, mong muốn phát triển và mở rộng trong những năm tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả tại vùng Đồng bằng Sông Hồng Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai MỘT SỐ MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG HIỆU QUẢ TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Lê Quốc Thanh, Vũ Thị Khuyên và CS Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông, VAAS TÓM TẮT Thực tế của sản xuất nông nghiệp của các tỉnh đồng bằng sông Hồng tồn tại rất nhiều cơ cấu cây trồng khác nhau, sản xuất tự phát không theo quy hoạch, nhiều cơ cấu cây trồng cho hiệu quả thấp, kỹ thuật sản xuất là không tốt, chưa phát huy được lợi thế của tất cả các vùng và đã không mang lại lợi ích kinh tế cho người nông dân để đảm bảo sự an tâm và gắn bó với sản xuất nông nghiệp.Việc nghiên cứu lựa chọn cơ cấu cây trồng phù hợp và hiệu quả cho vùng đồng bằng sông Hồng là rất quan trọng, kết quả của dự án Nghiên cứu và ứng dụng đồng bộ các giải pháp khoa học và công nghệ chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả kinh tế cao vùng đồng bằng sông Hồng đã xác định được 7 công thức luân canh cây trồng của 3 cơ cấu cây trồng cho 3 loại đất: 2 vụ lúa - 1 vụ màu, 1 vụ lúa mùa - 2 vụ trồng màu cho các tỉnh, thành: Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định vùng đồng bằng sông Hồng. Bên cạnh việc xác định cơ cấu cây trồng, dự án cũng bổ sung các kỹ thuật mới, có hiệu quả kinh tế trong các cơ cấu được lựa chọn như kỹ thuật sản xuất lúa chét trong vụ hè và kỹ thuật gieo bí bầu đông, kỹ thuật ngô bầu vụ đông... Hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh mới cao hơn công thức cũ từ 21,150 triệu đồng đến 39,954 triệu đồng (35,2 - 126,2%). Các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng của dự án đã được nông dân đón nhận, mong muốn phát triển và mở rộng trong những năm tới. Từ khóa: Cơ cấu cây trồng, hiệu quả đồng vốn, ĐBSH. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là một trong những trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn của cả nước, đặc biệt là sản xuất lúa và cây vụ Đông. Vùng ĐBSH hiện có 11 tỉnh với diện tích tự nhiên là 2,06 triệu ha và gần 20 triệu dân, là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và quốc phòng an ninh của cả nước. Hiện nay, vùng Đồng bằng sông Hồng được xem là vùng có hệ số sử dụng đất nông nghiệp cao nhất cả nước. Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa nhanh, mạnh tạo nên áp lực lớn về dân số cho vùng, mật độ dân số là 1.225 người/km2, cao gấp 4,8 lần so với mật độ dân số trung bình của cả nước. Bên cạnh đó, vùng có điều kiện khí hậu thay đổi liên tục với 4 mùa xuân, hạ, thu và mùa đông lạnh giá đã tạo nên sự đa dạng, phong phú trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng khi các mùa giao thoa. Nhiều cơ cấu cây trồng tỏ ra có hiệu quả kinh tế ở diện rộng. Tuy nhiên, cơ cấu cây trồng vùng ĐBSH khá phong phú, hiện có 20 cơ cấu cây trồng hiện đang được gieo trồng phổ biến. Nhiều cơ cấu cây trồng tạo ra sự đa dạng về sản phẩm nhưng sản xuất thiếu tập trung nên ít có sản phẩm hàng hóa tập trung, quy mô lớn. Hơn nữa, thực tế sản xuất ở các địa phương cần được bổ sung các TBKT mới về giống, biện pháp kỹ thuật và cơ cấu cây trồng hợp lý với điều kiện sản xuất và sinh thái cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Như vậy, xác định hiện trạng và lựa chọn hệ thống cơ cấu cây trồng, công thức luân canh thích hợp cho vùng đồng bằng sông Hồng, phát huy tối đa lợi thế vùng, phục vụ sản xuất có hiệu quả kinh tế nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, nông thôn có hiệu quả luôn là rất cần thiết. Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu ứng dụng đồng bộ các giải pháp khoa học và công nghệ chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao vùng đồng bằng sông Hồng” đã xác định được một số cơ cấu cây trồng hiệu quả tại vùng ĐBSH. II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Áp dụng các biện pháp đồng bộ về giống, kỹ thuật canh tác, KHCN để xây dựng mô hình trên 3 chân đất khác nhau (đất 2 lúa – 1 màu, đất 1 lúa – 2 màu, đất chuyên màu). Các mô hình xây dựng bao gồm các giống đã được tuyển chọn là lúa, ngô, lạc, đậu tương, khoai tây, bí xanh và rau ăn lá. Các giống này sẽ lần lượt 1191 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM được lắp vào 7 công thức luân canh tương ứng với 3 cơ cấu cây trồng phù hợp cho 3 chân đất. 2.1. Vật liệu - Giống lúa: HT9, BT7, ĐS3 - Giống bí xanh: Bí xanh số 1 - Giống khoai tây: Diamant, Solara - Giống đậu tương: ĐVN14 - Giống ngô: NK4300, HN88 - Giống lạc: L23, L26 - Giống rau: Bắp cải kk cross 2.2. Nội dung Xây dựng mô hình cho 7 công thức luân canh với tổng diện tích là 53 ha trên 3 chân đất tại 3 tỉnh Hưng Yên, Hà Nội và Nam Định, trong đó: lúa 29 ha, lạc 6 ha, ngô 5 ha, bí xanh 5 ha, khoai tây 3 ha, đậu tương 3 ha, rau bắp cải 2 ha. Cụ thể tại các tỉnh, thành: - Tại Hưng Yên: + Lúa xuân (ĐS3) – lúa mùa (HT9) – bí xanh đông (bí xanh số 1). + Lúa xuân (ĐS3) – lúa mùa (HT9) – khoai tây đông (Diamant). Các mô hình của cả hai công thức luân canh đều được triển khai tại xã Thành Công, huyện Khoái Châu. - Tại Hà Nội: tương đông (ĐVN14) + Lạc xuân (L26) - Ngô hè thu (NK4300)- cải bắp đông (bắp cải KK cross) Các mô hình của cả hai công thức luân canh đều được triển khai tại xã Vật Lại, huyện Ba Vì, TP Hà Nội. - Tại Nam Định: + Lúa xuân (BT7) – lúa chét (BT7)– bí xanh đông (bí xanh số 1), triển khai tại xã Hải Tân – Hải Hậu – Nam Định. + Lúa xuân (BT7) – lúa chét (BT7) – ngô đông sớm (HN88) triển khai tại xã Yên Cường – Ý Yên – Nam Định. + Lạc xuân (L23) – lúa mùa (HT9) – khoai tây đông (Solara) triển khai tại xã Yên Cường – Ý Yên – Nam Định. 2.3. Phương pháp nghiên cứu - Phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình: sử dụng phương pháp của CIMMYT (1988), xác định tỷ suất chi phí lợi nhuận cận biên Marginal Benefit Cost Ratio (MBCR). MBCR = (Tổng thu của mô hình mới – tổng thu của mô hình cũ)/(Tổng chi của mô hình mới – tổng chi của mô hình cũ) Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới dựa theo giá trị của chỉ số MBCR như sau: + Lúa xuân (HT9) - lúa mùa (HT9) - đậu Trị số MBCR < 1,5 1,5 – 2,0 > 2,0 Kết quả đánh giá Mô hình mới cho lợi nhuận thấ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả tại vùng Đồng bằng Sông Hồng Hội thảo Quốc gia về Khoa học Cây trồng lần thứ hai MỘT SỐ MÔ HÌNH CHUYỂN ĐỔI CƠ CẤU CÂY TRỒNG HIỆU QUẢ TẠI VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG Lê Quốc Thanh, Vũ Thị Khuyên và CS Trung tâm Chuyển giao Công nghệ và Khuyến nông, VAAS TÓM TẮT Thực tế của sản xuất nông nghiệp của các tỉnh đồng bằng sông Hồng tồn tại rất nhiều cơ cấu cây trồng khác nhau, sản xuất tự phát không theo quy hoạch, nhiều cơ cấu cây trồng cho hiệu quả thấp, kỹ thuật sản xuất là không tốt, chưa phát huy được lợi thế của tất cả các vùng và đã không mang lại lợi ích kinh tế cho người nông dân để đảm bảo sự an tâm và gắn bó với sản xuất nông nghiệp.Việc nghiên cứu lựa chọn cơ cấu cây trồng phù hợp và hiệu quả cho vùng đồng bằng sông Hồng là rất quan trọng, kết quả của dự án Nghiên cứu và ứng dụng đồng bộ các giải pháp khoa học và công nghệ chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả kinh tế cao vùng đồng bằng sông Hồng đã xác định được 7 công thức luân canh cây trồng của 3 cơ cấu cây trồng cho 3 loại đất: 2 vụ lúa - 1 vụ màu, 1 vụ lúa mùa - 2 vụ trồng màu cho các tỉnh, thành: Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định vùng đồng bằng sông Hồng. Bên cạnh việc xác định cơ cấu cây trồng, dự án cũng bổ sung các kỹ thuật mới, có hiệu quả kinh tế trong các cơ cấu được lựa chọn như kỹ thuật sản xuất lúa chét trong vụ hè và kỹ thuật gieo bí bầu đông, kỹ thuật ngô bầu vụ đông... Hiệu quả kinh tế của các công thức luân canh mới cao hơn công thức cũ từ 21,150 triệu đồng đến 39,954 triệu đồng (35,2 - 126,2%). Các mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng của dự án đã được nông dân đón nhận, mong muốn phát triển và mở rộng trong những năm tới. Từ khóa: Cơ cấu cây trồng, hiệu quả đồng vốn, ĐBSH. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là một trong những trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn của cả nước, đặc biệt là sản xuất lúa và cây vụ Đông. Vùng ĐBSH hiện có 11 tỉnh với diện tích tự nhiên là 2,06 triệu ha và gần 20 triệu dân, là vùng có vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và quốc phòng an ninh của cả nước. Hiện nay, vùng Đồng bằng sông Hồng được xem là vùng có hệ số sử dụng đất nông nghiệp cao nhất cả nước. Trong những năm gần đây, quá trình đô thị hóa nhanh, mạnh tạo nên áp lực lớn về dân số cho vùng, mật độ dân số là 1.225 người/km2, cao gấp 4,8 lần so với mật độ dân số trung bình của cả nước. Bên cạnh đó, vùng có điều kiện khí hậu thay đổi liên tục với 4 mùa xuân, hạ, thu và mùa đông lạnh giá đã tạo nên sự đa dạng, phong phú trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng khi các mùa giao thoa. Nhiều cơ cấu cây trồng tỏ ra có hiệu quả kinh tế ở diện rộng. Tuy nhiên, cơ cấu cây trồng vùng ĐBSH khá phong phú, hiện có 20 cơ cấu cây trồng hiện đang được gieo trồng phổ biến. Nhiều cơ cấu cây trồng tạo ra sự đa dạng về sản phẩm nhưng sản xuất thiếu tập trung nên ít có sản phẩm hàng hóa tập trung, quy mô lớn. Hơn nữa, thực tế sản xuất ở các địa phương cần được bổ sung các TBKT mới về giống, biện pháp kỹ thuật và cơ cấu cây trồng hợp lý với điều kiện sản xuất và sinh thái cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế. Như vậy, xác định hiện trạng và lựa chọn hệ thống cơ cấu cây trồng, công thức luân canh thích hợp cho vùng đồng bằng sông Hồng, phát huy tối đa lợi thế vùng, phục vụ sản xuất có hiệu quả kinh tế nhằm phát triển kinh tế nông nghiệp, góp phần chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, nông thôn có hiệu quả luôn là rất cần thiết. Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu ứng dụng đồng bộ các giải pháp khoa học và công nghệ chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả kinh tế cao vùng đồng bằng sông Hồng” đã xác định được một số cơ cấu cây trồng hiệu quả tại vùng ĐBSH. II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Áp dụng các biện pháp đồng bộ về giống, kỹ thuật canh tác, KHCN để xây dựng mô hình trên 3 chân đất khác nhau (đất 2 lúa – 1 màu, đất 1 lúa – 2 màu, đất chuyên màu). Các mô hình xây dựng bao gồm các giống đã được tuyển chọn là lúa, ngô, lạc, đậu tương, khoai tây, bí xanh và rau ăn lá. Các giống này sẽ lần lượt 1191 VIỆN KHOA HỌC NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM được lắp vào 7 công thức luân canh tương ứng với 3 cơ cấu cây trồng phù hợp cho 3 chân đất. 2.1. Vật liệu - Giống lúa: HT9, BT7, ĐS3 - Giống bí xanh: Bí xanh số 1 - Giống khoai tây: Diamant, Solara - Giống đậu tương: ĐVN14 - Giống ngô: NK4300, HN88 - Giống lạc: L23, L26 - Giống rau: Bắp cải kk cross 2.2. Nội dung Xây dựng mô hình cho 7 công thức luân canh với tổng diện tích là 53 ha trên 3 chân đất tại 3 tỉnh Hưng Yên, Hà Nội và Nam Định, trong đó: lúa 29 ha, lạc 6 ha, ngô 5 ha, bí xanh 5 ha, khoai tây 3 ha, đậu tương 3 ha, rau bắp cải 2 ha. Cụ thể tại các tỉnh, thành: - Tại Hưng Yên: + Lúa xuân (ĐS3) – lúa mùa (HT9) – bí xanh đông (bí xanh số 1). + Lúa xuân (ĐS3) – lúa mùa (HT9) – khoai tây đông (Diamant). Các mô hình của cả hai công thức luân canh đều được triển khai tại xã Thành Công, huyện Khoái Châu. - Tại Hà Nội: tương đông (ĐVN14) + Lạc xuân (L26) - Ngô hè thu (NK4300)- cải bắp đông (bắp cải KK cross) Các mô hình của cả hai công thức luân canh đều được triển khai tại xã Vật Lại, huyện Ba Vì, TP Hà Nội. - Tại Nam Định: + Lúa xuân (BT7) – lúa chét (BT7)– bí xanh đông (bí xanh số 1), triển khai tại xã Hải Tân – Hải Hậu – Nam Định. + Lúa xuân (BT7) – lúa chét (BT7) – ngô đông sớm (HN88) triển khai tại xã Yên Cường – Ý Yên – Nam Định. + Lạc xuân (L23) – lúa mùa (HT9) – khoai tây đông (Solara) triển khai tại xã Yên Cường – Ý Yên – Nam Định. 2.3. Phương pháp nghiên cứu - Phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình: sử dụng phương pháp của CIMMYT (1988), xác định tỷ suất chi phí lợi nhuận cận biên Marginal Benefit Cost Ratio (MBCR). MBCR = (Tổng thu của mô hình mới – tổng thu của mô hình cũ)/(Tổng chi của mô hình mới – tổng chi của mô hình cũ) Đánh giá hiệu quả kinh tế của việc áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới dựa theo giá trị của chỉ số MBCR như sau: + Lúa xuân (HT9) - lúa mùa (HT9) - đậu Trị số MBCR < 1,5 1,5 – 2,0 > 2,0 Kết quả đánh giá Mô hình mới cho lợi nhuận thấ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nông nghiệp Việt Nam Tài liệu nông nghiệp Cơ cấu cây trồng Hiệu quả đồng vốn Mô hình chuyển đổiGợi ý tài liệu liên quan:
-
Tiểu luận: Công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở nước ta thực trạng và giải pháp
19 trang 100 0 0 -
6 trang 99 0 0
-
Giáo trình Hệ thống canh tác: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Bảo Vệ, TS. Nguyễn Thị Xuân Thu
70 trang 57 0 0 -
Giáo trình hình thành ứng dụng phân tích chất lượng nông sản bằng kỹ thuật điều chỉnh nhiệt p4
10 trang 49 0 0 -
Một số giống ca cao phổ biến nhất hiện nay
4 trang 47 0 0 -
4 trang 41 0 0
-
Đề thi thử tốt nghiệp THPT năm 2022 môn Địa lí có đáp án - Trường THPT Lý Thường Kiệt
5 trang 33 0 0 -
Giáo trình Trồng trọt đại cương - Nguyễn Văn Minh
79 trang 33 0 0 -
2 trang 29 0 0
-
Khái niệm về các loại bệnh trên cây trồng
47 trang 28 0 0