Danh mục

Một số nét đổi mới trong công tác quản lý khoa học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 252.23 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Một số nét đổi mới trong công tác quản lý khoa học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng nêu lên yêu cầu cần phải đổi mới, cơ chế ứng dụng các kết quả nghiên cứ KHCN vào thực tiễn; đổi mới cơ chế quản lý tài chính; đa dạng hóa các hình thức triển khai các nhiệm vụ và phân cấp phân quyền.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số nét đổi mới trong công tác quản lý khoa học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng Xuân 2016 Một số nét đổi mới trong công tác quản lý khoa học trên địa bàn thành phố Đà Nẵng '' Lê Thục T hực hiện Chương trình hành động số 25 của Thành ủy Đà Nẵng và Kế hoạch số 5679 của UBND thành phố về việc thực hiện Nghị quyết số 20 của Ban chấp hành TW Đảng về Phát triển KH&CN phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, trong năm 2015, Sở Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng đã tập trung xây dựng và tham mưu UBND thành phố ban hành các quy định để đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu trên địa bàn thành phố Đà Nẵng điển hình như Quyết định số 39/2015/QĐ-UBND ngày 21/12/2015 quy định về quản lý các nhiệm vụ KH&CN thành phố Đà Nẵng; Quyết định số 34/2015/QĐ-UBND ngày 09/11/2015 về quy chế khen thưởng trong hoạt động khoa học và công nghệ thành phố Đà Nẵng; Quyết định số 4993/QĐ-UBND ngày 09/7/2015 về thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ và các quyết định khác có liên quan đến hoạt động của Quỹ. Thông qua đó đã thể hiện một số nét đổi mới căn bản trong công tác quản lý khoa học trên địa bàn thành phố như sau: 1. Yêu cầu nâng cao chất lượng nhiệm vụ KH&CN phục vụ phát triển kinh tế xã hội thành phố, lấy hiệu quả ứng dụng trong thực tiễn là tiêu chí chủ yếu để lựa chọn, đánh giá nhiệm vụ. Hàng năm, Sở Khoa học và Công nghệ nhận được khá nhiều đề xuất nhiệm vụ nghiên cứu. Tuy nhiên số lượng đề xuất được lựa chọn để triển khai chưa nhiều (bình quân khoảng 10% đề xuất được phê duyệt). Nguyên nhân chính là do các đề xuất chưa chú trọng đến tính cần thiết và tính ứng dụng 27 Xuân 2016 cho thành phố. Đa phần các tổ chức, cá nhân đề xuất những vấn đề mà họ có khả năng làm được chứ chưa đề xuất các vấn đề nghiên cứu dựa trên nhu cầu của thành phố, của các ngành và các doanh nghiệp. Nay, thành phố tiếp tục khuyến khích các sở, ban, ngành, quận, huyện, tổ chức KH&CN, doanh nghiệp và cá nhân đề xuất nhiệm vụ KH&CN trên cơ sở thực tiễn công tác quản lý, sản xuất của mình và đồng thời đẩy mạnh cơ chế đặt hàng các vấn đề cần nghiên cứu giải quyết từ Lãnh đạo thành phố, các, sở, ban ngành và các địa phương. Bên cạnh đó trong quá trình quản lý, Sở Khoa học và Công nghệ sẽ tổ chức các đoàn khảo sát, mời các nhà khoa học cùng tham gia để xác định các vấn đề cần nghiên cứu cho thành phố. Các biện pháp này nhằm xác định được các nhiệm vụ KH&CN cần thiết cho thành phố và góp phần nâng cao chất lượng các đề xuất nghiên cứu. Về phương thức giao nhiệm vụ, bên cạnh các nhiệm vụ giao trực tiếp, thành phố sẽ tăng cường thực hiện phương thức tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì theo cơ chế cạnh tranh, công khai, minh bạch nhằm chọn được tổ chức, cá nhân có năng lực để triển khai thực hiện nhiệm vụ đáp ứng yêu cầu đề ra. Trong quy định cũng đã nêu các yêu cầu đối với từng loại hình nhiệm vụ KH&CN, trong đó lấy hiệu quả ứng dụng trong thực tiễn là tiêu chí chủ yếu để lựa chọn, đánh giá. Đồng thời trong hồ sơ đăng ký thực hiện nhiệm vụ KH&CN có thành phần hồ sơ bắt buộc đó là văn bản cam kết ứng dụng kết quả nghiên cứu của các cơ quan có liên quan. Đối với các nhiệm vụ có thể ước tính được kinh phí ứng dụng thì cần phải làm rõ trong thuyết minh đề cương. Các yêu cầu này nhằm mục đích xác định rõ ngay từ ban đầu khả năng ứng dụng, địa chỉ ứng dụng cũng như trách nhiệm của đơn vị cam kết ứng dụng, qua đó hạn chế dần các đề tài mang tính chất nghiên cứu thuần túy. 2. Có cơ chế hỗ trợ ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn Trong thời gian qua, các nhiệm vụ KH&CN đã từng bước được quan tâm ứng dụng trong thực tế Tuy nhiên, việc triển khai chưa thực sự bài bản và hiệu quả chưa cao. Trong đó có một nguyên nhân cơ bản là do chúng ta mới chỉ quan tâm đến khâu nghiên cứu còn việc ứng dụng kết quả đó như thế nào, triển khai ra sao thì chúng ta chưa có cơ chế cụ thể, chưa 28 có sự gắn kết rõ ràng giữa các cơ quan tham gia. Hầu hết các đề tài chỉ được cấp kinh phí để triển khai đề tài chứ không có kinh phí để triển khai ứng dụng sau khi đề tài được đánh giá nghiệm thu hoặc nhân rộng sau khi kết thúc. Hiện nay, trong Quyết định số 39 của thành phố đã có quy định về nội dung và trách nhiệm ứng dụng kết quả nghiên cứu, đặc biệt đã có cơ chế bố trí kinh phí để triển khai các nhiệm vụ ứng dụng sau khi đánh giá nghiệm thu, theo đó sẽ hình thành giai đoạn tiếp theo sau khi đề tài kết thúc để tiếp tục hỗ trợ ứng dụng triển khai kết quả nghiên cứu trong thực tiễn. 3. Đổi mới cơ chế quản lý tài chính - Về đầu tư của thành phố cho KH&CN: Khác với những năm trước đây, kể từ năm 2015 ngân sách thành phố đã bố trí đủ kinh phí dành cho KH&CN theo quy định để đảm bảo đáp ứng yêu cầu triển khai các nhiệm vụ KH&CN. - Về những phương thức, chế độ, chính sách mới trong quản lý tài chính: UBND thành phố đã có quyết định thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ, kiện toàn bộ máy và các quy định về hoạt động của Quỹ như các hoạt động cho vay, tài trợ, hỗ trợ …. Vốn điều lệ của Quỹ đã được UBND thành phố bố trí đủ 20 tỷ đồng và đã chính thức đi vào hoạt động, tiếp nhận các hồ sơ đề nghị cho vay, tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn thành phố. Đây là một kênh để các tổ chức, cá nhân có thể tiếp cận nguồn vốn triển khai các hoạt động nghiên cứu ứng dụng, đổi mới công nghệ, đầu tư mạo hiểm trong sản xuất kinh doanh. Đồng thời, việc thành lập Quỹ cũng sẽ tiến tới cấp phát kinh phí thực hiện nhiệm vụ KH&CN sử dụng ngân sách nhà nước thông qua hệ thống Quỹ. Việc này tạo điều kiện cho thành phố có thể huy động, đa dạng được nguồn kinh phí ngoài ngân sách nhà nước cho phát triển KH&CN và chủ động sử dụng nguồn kinh phí từ quỹ để triển khai các nhiệm vụ KH&CN mà không phụ thuộc vào năm tài chính. Về định mức chi trong nghiên cứu khoa học: Từ trước tới nay, việc xây dựng dự toán kinh phí NSNN thực hiện nhiệm vụ KH&CN được thực hiện cơ bản theo quy định tại Thông tư liên tịch số 44/2007/ TTLT/ BTC-BKHCN ngày 07/5/2007. Tuy nhiên ...

Tài liệu được xem nhiều: