Danh mục

Một số nhân tố ảnh hưởng tới tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường của tỉnh Hà Giang

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 305.48 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này phân tích một số nhân tố chính có tác động tới quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường của tỉnh Hà Giang để thấy rõ những khó khăn, hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số nhân tố ảnh hưởng tới tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường của tỉnh Hà GiangKỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA:ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘIMỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP GẮN VỚI BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG CỦA TỈNH HÀ GIANG Nguyễn Thị Hằng* TÓM TẮT Trong những năm gần đây, sản xuất nông nghiệp của tỉnh Hà Giang đã có sựchuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa, gia tăng giá trị sản phẩm nhưngchưa đạt được hiệu quả về môi trường của Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Thựctrạng này là do tác động của một số nhân tố quyết định như nhân tố tự nhiên, nhân tốxã hội, ứng dụng khoa học - kỹ thuật, chính sách của địa phương tới cơ cấu ngành.Bài viết này phân tích một số nhân tố chính có tác động tới quá trình tái cơ cấu ngànhnông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường của tỉnh Hà Giang để thấy rõ những khó khăn,hạn chế cần phải khắc phục trong thời gian tới. Từ khóa: Nhân tố, tái cơ cấu nông nghiệp, bảo vệ môi trường, Hà Giang. 1. Đặt vấn đề Tái cơ cấu ngành nông nghiệp đã và đang là một nhiệm vụ chiến lược, quan trọnghàng đầu của nước ta. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp chính là sự sắp xếp, điều chỉnh,phân bổ lại các nguồn lực của ngành nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, phát triểnbền vững và thúc đẩy lợi thế cạnh tranh của ngành nông nghiệp. Có thể thấy rằng, vaitrò của nền nông nghiệp hiện đại không chỉ hướng tới việc tăng năng suất, chất lượngsản phẩm, đảm bảo an ninh lương thực mà còn phải quan tâm và hướng đến cải thiệnnhững vấn đề xã hội và môi trường nảy sinh trong quá trình phát triển nông nghiệp.Do đó, bên cạnh việc nâng cao giá trị, chất lượng sản phẩm, ngành nông nghiệp cònđóng vai trò giải quyết hài hòa những vấn đề môi trường nảy sinh trong quá trìnhsản xuất nhằm giảm thiểu và hạn chế những tác động bất lợi đối với môi trường. Tuynhiên, hiện nay, hầu hết các tỉnh của Việt Nam vẫn đang chú trọng về định hướng nôngnghiệp hàng hóa hơn là việc đảm bảo giữa ba trụ cột của phát triển nông nghiệp bềnvững đặc biệt là yếu tố môi trường. Trên cơ sở chủ trương của Chính phủ, tỉnh Hà Giang đã ban hành Đề án tái cơ cấungành nông nghiệp, trong đó có đề cập tới hiệu quả về môi trường “Đề án hướng tớimột nền sản xuất gần với tự nhiên, thân thiện với môi trường và bền vững”. Để đạtđược hiệu quả, việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng là nhiệm vụ quan trọng nhằmphát huy và khắc phục những hạn chế trong quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp vàđịnh hướng lại trong thời gian tới. Nghiên cứu này sẽ lựa chọn và phân tích các nhân* Viện Địa lý nhân văn, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam262 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA: ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC NGÀNH KINH DOANH NÔNG NGHIỆP ĐÁP ỨNG NHU CẦU XÃ HỘItố chính ảnh hưởng tới tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh Hà Giang trên cơ sở thuthập, tổng hợp tài liệu thứ cấp có liên quan từ các nguồn khác nhau và qua khảo sátthực tế tại tỉnh Hà Giang. 2. Kết quả nghiên cứu và thảo luận 2.1. Thực trạng tái cơ cấu nông nghiệp gắn với bảo vệ môi trường của tỉnh Hà Giang Thực hiện chủ trương tái cơ cấu ngành nông nghiệp của Trung ương, năm 2015,tỉnh Hà Giang ban hành Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh giai đoạn 2016- 2020. Tính đến tháng 7/2018, ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 30,86% cơcấu kinh tế của tỉnh, so với năm 2013, tỷ trọng ngành đã giảm 2,86% (Ủy ban nhândân tỉnh Hà Giang, 2018) [8]. Tỉnh cũng xác định các loại cây con chủ lực có thế mạnhvà lợi thế so sánh là cam, chè, dược liệu, trâu, bò, ong để tập trung sản xuất thành hànghóa theo chuỗi giá trị, theo tiêu chuẩn an toàn và theo tín hiệu thị trường gắn với xâydựng chỉ dẫn địa lý và truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Nhằm đánh giá, giám sát hiệu quả của quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Bộtiêu chí giám sát, đánh giá về cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020 được banhành gồm 15 tiêu chí, trong đó có một số tiêu chí liên quan đến vấn đề môi trường baogồm tiêu chí số 10, 11, 12 và 15 (Thủ tướng Chính phủ, 2017) [6]. Tuy nhiên, trongphạm vi của nghiên cứu, bài viết chỉ đề cập tới kết quả tái cơ cấu ngành nông nghiệptỉnh Hà Giang gắn với bảo vệ môi trường (BVMT) với các tiêu chí sau: (1) Tiêu chí 10 - Tỷ lệ giá trị sản phẩm nông – lâm - thủy sản được sản xuất theoquy trình sản xuất tốt (GAP) hoặc tương đương 10%; (2) Tiêu chí 11 - Tỷ lệ diện tích sản xuất nông nghiệp được tưới tiết kiệm nước 20%; (3) Tiêu chí 12 - Tỷ lệ diện tích rừng sản xuất được quản lý bền vững có xác nhận 25%; (4) Vấn đề sử dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong trồng trọt. Sau 5 năm thực hiện, ngành nông nghiệp của tỉnh Hà Giang có những kết quả đượcđánh giá theo các tiêu chí như sau (Bảng 1): Bảng 1. Một số tiêu chí tái c ...

Tài liệu được xem nhiều: