Danh mục

Một số nội dung và giải pháp cơ bản giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 324.07 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Một số nội dung và giải pháp cơ bản giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay trình bày các nội dung chính sau: Đạo đức và giáo dục đạo đức; Những nội dung đạo đức cơ bản cần giáo dục cho sinh viên hiện nay; Một số giải pháp cụ thể nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số nội dung và giải pháp cơ bản giáo dục đạo đức cho sinh viên hiện nay MỘT SỐ NỘI DUNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CHO SINH VIÊN HIỆN NAY Nguyễn Thị Thọ11. Đạo đức và giáo dục đạo đức Với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học, những tư tưởng đạo đức đãđược xuất hiện hơn 26 thế kỷ trước đây trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ và Hy Lạpcổ đại. Đến nay, đạo đức được định nghĩa như sau: “Đạo đức là một hình thái ý thứcxã hội, là tập hợp những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn mực xã hội nhằm điều chỉnh vàđánh giá cách ứng xử của con người trong quan hệ với nhau và với xã hội, chúngđược thực hiện bởi niềm tin cá nhân, bởi truyền thống và sức mạnh của dư luận xãhội”. Như vậy, đạo đức là một trong những phương thức điều chỉnh hành vi của conngười, và là phương thức có ý nghĩa đặc biệt để làm rõ “tính người” của con người.Từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành và về già, ở bất kỳ giai đoạn nào của cuộc đời conngười cũng chịu những tác động điều chỉnh của các nguyên tắc, chuẩn mực đạo đức.Ông bà, cha mẹ, anh chị, thầy cô… luôn dạy cho ta những điều hay lẽ phải để “ở đời”và “làm người” sự dạy dỗ đó có khi là những kinh nghiệm đời thường và có khi lànhững kiến thức trong sách vở. Quá trình răn dạy những đạo lý đó được gọi là giáodục đạo đức. “Giáo dục đạo đức là quá trình chuyển văn hóa đạo đức xã hội thành văn hóađạo đức cá nhân”. Cụ thể là quá trình chuyển những tri thức, những kinh nghiệm,những chuẩn mực và lý tưởng đạo đức xã hội thành những phẩm chất đạo đức cánhân. Mục tiêu của giáo dục đạo đức là nhằm hình thành và phát triển ý thức đạo đứcvà năng lực thực hiện hành vi đạo đức của con người. Giáo dục đạo đức có ý nghĩa rấtto lớn đối với sự tồn tại và phát triển của mỗi người, giúp con người nhận thức đúng,sai, phải, trái, tốt, xấu để định hướng giá trị, lựa chọn hành vi và phát triển ngày mộthoàn thiện hơn. Giáo dục đạo đức là một quá trình lâu dài và liên tục, ở mỗi giai đoạn của cuộcđời có những hình thức và phương thức giáo dục khác nhau. Tuổi ấu thơ giáo dục đạođức được thực hiện bằng lời ru của bà, của mẹ, bằng những răn dạy, chỉ bảo của cácthành viên trong gia đình; ở bậc học tiểu học, giáo dục đạo đức được thực hiện bằngnhiều hình thức và được tập trung ở môn Đạo đức; đến bậc THCS và THPT giáo dục1 TS – Giảng viên khoa Triết học, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 233đạo đức cũng được thực hiện bằng nhiều hình thức và đặc biệt thông qua môn Giáodục công dân; lên cao đẳng, đại học quá trình giáo dục đạo đức tiếp tục được nhấnmạnh và nâng lên một cấp độ cao hơn với những lý luận, những nguyên tắc, phạm trùtrong môn học Đạo đức học. Vì, ở bậc học này, sinh viên những người đang ở độ tuổitrưởng thành, với sức sống mãnh liệt, thường có nhiều hoài bão, ước mơ vươn tớiđỉnh cao của tri thức nhân loại, và họ đang chuẩn bị hành trang để trở thành người chủthực sự của đất nước. Do đó, giáo dục đạo đức cho sinh viên lại càng có ý nghĩa cấpthiết. Cùng với việc luyện tài, chúng ta phải tăng cường rèn đức để đào tạo ra nhữngcon người vừa “hồng”, vừa “chuyên”, để góp phần hiện thực hóa quan điểm, đườnglối của Đảng, để đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục nước nhà. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã nêu rõ: “Đổi mới căn bản, toàndiện nền giáo dục theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội hóa; đổi mới chươngtrình, nội dung, phương pháp dạy và học; đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triểnđội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục, đào tạo. Tập trung nâng cao chất lượnggiáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năngthực hành” . Trong chiến lược đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đào tạo hiện nayĐảng ta cũng đã xác định: “Thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển và nâng caochất lượng giáo dục, đào tạo. Đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp dạy vàhọc, phương pháp thi, kiểm tra theo hướng hiện đại; nâng cao chất lượng giáo dụctoàn diện, đặc biệt coi trọng giáo dục lý tưởng, giáo dục truyền thống lịch sử cáchmạng, đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, tác phong côngnghiệp, ý thức trách nhiệm xã hội”. Định hướng của Đảng ta về giáo dục, đào tạo trong tình hình mới đã cho thấyviệc giáo dục đạo đức, lẽ sống, lý tưởng sống cho học sinh, sinh viên là một nhiệm vụquan trọng trong chiến lược giáo dục hiện nay. Mỗi môn học, mỗi khoa học đóng gópmột phần quan trọng nhất định vào việc đào tạo, phát triển toàn diện con người, trongđó, giáo dục đạo đức đóng góp một phần không nhỏ. Đào tạo ra những người côngdân vừa “hồng”, vừa “chuyên”, vừa có “đức”, vừa có “tài” đáp ứng yêu cầu của sựnghiệp đổi mới đất nước, hội nhập và phát triển như hiện nay là nhiệm vụ của ngànhgiáo dục nói riêng và toàn xã hội nói chung. Xã hội càng phát triển, biến đổi, cùng vớiđòi hỏi của sự nghiệp giáo d ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: