Danh mục

Một số phương pháp học tập hiệu quả khi học theo tín chỉ - ThS. Trần Thị Thùy Trang

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 209.95 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Học chế tín chỉ là một hình thức đào tạo được hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng vì nó phân chia kiến thức đào tạo thành những đơn vị học tập mà sinh viên có thể tự sắp xếp để tích lũy được ở những thời gian và không gian khác nhau. Tham khảo bài viết "Một số phương pháp học tập hiệu quả khi học theo tín chỉ" để hiểu hơn về vấn đề này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số phương pháp học tập hiệu quả khi học theo tín chỉ - ThS. Trần Thị Thùy Trang 1 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP HIỆU QUẢ KHI HỌC THEO TÍN CHỈ ThS. Trần Thị Thùy Trang Học chế tín chỉ (HCTC) là một hình thức đào tạo được hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng vì nó phân chia kiến thức đào tạo thành những đơn vị học tập mà sinh viên (SV) có thể tự sắp xếp để tích lũy được ở những thời gian và không gian khác nhau. Tùy điều kiện của mỗi người, sinh viên có thể học nhanh hơn hay muộn hơn so với tiến độ bình thường, có thể thay đổi chuyên ngành học ngay giữa tiến trình học tập mà không phải học lại từ đầu. HCTC còn tạo ra một ngôn ngữ chung giữa các trường ĐH, CĐ; tạo điều kiện cho việc chuyển đổi SV giữa các trường trong nước và trên thế giới, rất thuận lợi trong các chương trình đào tạo liên kết. Theo lộ trình của Bộ GD-ĐT, từ năm 2010: Tất cả các trường ĐH-CĐ phải áp dụng chương trình đào tạo theo tín chỉ. Giai đoạn đầu Trường Cao đẳng Kinh tế Đối Ngoại mới thực hiện việc chuyển đổi đào tạo từ niên chế sang tín chỉ bắt đầu áp dụng ở Khoa Tài chính kế toán đối với hệ Cao đẳng chính qui khóa 13 (NH2010 – 2011) Sau 1 năm áp dụng mô hình này, kết quả ban đầu cho thấy chất lượng học của SV học theo tín chỉ lại thấp hơn SV học theo niên chế. Do đó, một câu hỏi lớn đặt ra: “Làm thế nào để dạy – học theo tín chỉ cho hiệu quả ?”. Một số sinh viên tỏ ra háo hức với mô hình dạy học mới này trong khi đó số khác lại tỏ ra tiếc nuối với mô hình cũ - dạy học theo niên chế. Không phải vì mô hình cũ có hứng thú và hiệu quả hơn với họ mà chỉ vì một lí do hết sức đơn giản: họ ngại thay đổi, họ muốn giữ thói quen học - thi - trả bài từ bao lâu nay. Bản thân nhiều giảng viên cũng chưa thích ứng ngay được với cường độ và tính chất của hình thức giảng dạy mới này. Vì vậy, trước tiên đòi hỏi cả giảng viên và sinh viên phải thực sự bứt phá, có ý thức thay đổi để thoát khỏi những thói quen cũ. Ưu điểm: trao quyền chủ động cho SV SV được tự quyết trong việc đăng kí môn học, SV có thể linh động hóa chương trình đào tạo theo đúng khả năng, sở thích và thời khóa biểu riêng, nhờ vậy mà một 2 SV giỏi có thể học vượt chương trình và những SV khó khăn có thêm cơ hội, thời gian để đeo đuổi con đường học tập của mình. Đào tạo theo HCTC cũng mang lại cho SV nhiều cơ hội chuyển đổi đơn vị môn học, học thêm văn bằng hai mà không lãng phí thời gian học lại những điều đã biết. Việc lượng hóa kiến thức môn học và qui đổi ra đơn vị tín chỉ cũng giúp cho SV có cái nhìn cụ thể hơn những kiến thức mình đang tiếp thu. Khuyết điểm: đòi hỏi SV phải chủ động Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm trên, giáo dục theo HCTC cũng mang những điểm yếu chết người từ chính những ưu điểm của nó. Song song với việc trao quyền chủ động cho SV, HCTC cũng đòi hỏi SV một sự chủ động và tự trách nhiệm, tự ý thức lấy việc học của bản thân mình. Đây cũng chính là điểm mà nhiều rất nhiều SV Việt Nam còn thiếu. Nhiều SV tỏ ra bị động và không hiểu rõ đường hướng học tập rèn luyện trong những năm học. Cứ đến mùa đăng kí môn học, nhiều SV chỉ biết đăng kí theo bạn bè, dẫn đến trường hợp có HK đăng kí quá nhiều môn lí thuyết, học không nổi và rớt hàng loạt, bù lại, có những HK lại đăng kí quá nhiều môn thực hành, thực tập, dẫn đến TKB trùng lắp khó mà học cho tốt. Hơn nữa, với mô hình tín chỉ, lớp học phần sẻ giải tán sau khi kết thúc môn học đó, SV không có sự gắn bó với nhau trong học tập vì phải theo học quá nhiều lớp học phần khác nhau không phải là lớp sinh hoạt. Bạn bè ít quen biết cũng là một nguyên nhân quan trọng làm nhiều SV không hứng thú khi ngồi trong giảng đường. Việc lượng hóa một khối lượng kiến thức khổng lồ từ chương trình đào tạo niên khóa sang HCTC khó tránh khỏi những thiếu xót, sai lầm cũng góp phần dẫn đến khó khăn cho việc học của SV và công tác giảng dạy của giảng viên. Trong phạm vi bài viết này, muốn đưa ra một số phương pháp học tập có hiệu quả khi học theo tín chỉ. Đối với SV, khó nhất của học theo tín chỉ là phải dành nhiều thời gian cho thảo luận, làm việc nhóm, tự học. Như vậy, vấn đề ở đây là SV phải biết cách học như thế nào trong việc học để mang lại hiệu quả trong việc học của mình. Sau đây, tôi xin 3 trình bày 3 phương pháp: phương pháp tự học, phương pháp đọc tài liệu, và phương pháp thảo luận. 1. Phương pháp tự học Tự học là hình thức học tập không thể thiếu được của sinh viên đang học tập tại các trường đại học, Cao đẳng theo tín chỉ. Tổ chức hoạt động tự học một cách hợp lý, khoa học, có chất lượng, hiệu quả là trách nhiệm không chỉ ở sinh viên mà còn là sự nghiệp đào tạo của nhà trường. Trong quá trình học tập bao giờ cũng có tự học, nghĩa là tự mình lao động trí óc để chiếm lĩnh kiến thức. Trong tự học, bước đầ ...

Tài liệu được xem nhiều: