Danh mục

Một số phương thức giao tiếp - ứng xử của giáo viên với trẻ mầm non

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 353.59 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Có rất nhiều phương thức mà giáo viên dùng để giao tiếp - ứng xử với trẻ mầm non, trong đó sự kết hợp chặt chẽ giữa phương thức giao tiếp ứng xử cô giáo như mẹ hiền và cô giáo là cô giáo được coi là phương thức khoa học nhất. Việc nắm được đặc trưng của mỗi phương thức và một số nội dung khi thực hiện phương thức giao tiếp - ứng xử với trẻ mầm non theo độ tuổi là cách hiệu quả để đạt mục tiêu giáo dục mầm non.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số phương thức giao tiếp - ứng xử của giáo viên với trẻ mầm non MỘT SỐ PHƢƠNG THỨC GIAO TIẾP - ỨNG XỬ CỦA GIÁO VIÊN VỚI TRẺ MẦM NON ThS. Vũ Thị Thu Hà Khoa Giáo dục mầm non Tóm tắt: Có rất nhiều phương thức mà giáo viên dùng để giao tiếp - ứngxử với trẻ mầm non, trong đó sự kết hợp chặt chẽ giữa phương thức giao tiếpứng xử cô giáo như mẹ hiền và cô giáo là cô giáo được coi là phương thức khoahọc nhất. Việc nắm được đặc trưng của mỗi phương thức và một số nội dung khithực hiện phương thức giao tiếp - ứng xử với trẻ mầm non theo độ tuổi là cáchhiệu quả để đạt mục tiêu giáo dục mầm non. Từ khóa: Phương thức giao tiếp - ứng xử, phương thức giao tiếp - ứng xửcủa giáo viên mầm non 1. Đặt vấn đề Để đạt được mục tiêu giáo dục mầm non (GDMN) trong giao tiếp - ứngxử với trẻ, có nhiều phương thức được giáo viên mầm non (GVMN) lựa chọnnhư phương thức áp đặt từ phía người lớn; phương thức nuông chiều; phươngthức bỏ mặc; phương thức cô giáo như mẹ hiền và phương thức cô giáo là côgiáo. Mỗi phương thức có ưu điểm và hạn chế riêng. Tuy nhiên, từ vị trí xã hộiquy định cho GVMN, vị trí của bậc học mầm non trong hệ thống giáo dục quốcdân, nhiều công trình nghiên cứu đã khẳng định phương thức phù hợp và khoahọc nhất, đó là sự kết hợp chặt chẽ giữa phương thức giao tiếp ứng xử cô giáonhư mẹ hiền và cô giáo là cô giáo. 2.Nội dung 2.1. Các phương thức giao tiếp - ứng xử của GVMN với trẻ trongtrường mầm non 2.1.1. Phương thức áp đặt Phương thức áp đặt là phương thức giáo viên dùng quyền lực của mình ápđặt cho trẻ những hành vi ứng xử, chuẩn mực cuộc sống hay giải pháp cho mọitình huống xung đột trong mối quan hệ với mọi người xung quanh, hoặc cấmđoán, răn đe, quát mắng, trừng phạt… Những GVMN sử dụng phương thức nàythường xét nét, ngăn cấm và trừng phạt những hành vi xấu của trẻ. Trong quátrình giao tiếp những GVMN này thường chủ dộng lựa chọn nội dung, hình thức 55tổ chức, phương tiện tiến hành… Nếu có tình huống sư phạm nảy sinh cần phảigiải quyết thì họ thường là người lựa chọn và quyết định giải pháp, trẻ phải rămrắp thực hiện theo. Nếu trẻ không làm theo, lúc đầu thường họ tìm cách khuyênbảo, thuyết phục trẻ chấp nhận. Nếu trẻ vẫn còn chần chừ, họ thường làm cho trẻvâng lời bằng quyền uy và quyền lực của mình. Phương thức áp đặt trẻ dựa vào quyền uy của cô có hiệu quả ngay trướcmắt là trẻ vâng lời răm rắp, làm theo những gì cô giáo yêu cầu, tránh làm nhữngđiều cấm… Song hậu quả để lại rất lớn. Khi GVMN tự mình lựa chọn và áp đặtgiải pháp tình huống cho trẻ, trẻ không được tham gia quá trình tìm hiểu, nhậnbiết và xử lý tình huống, trẻ như là người ngoài cuộc nên không có hứng thúthực hiện hành động, trẻ thường tìm cách chần chừ hoặc giả vờ thực hiện ở mứcđộ tối thiểu, hoặc làm ngược lại hoàn toàn với mong muốn của bản thân để côhài lòng và yêu mến trẻ. Như vậy, động cơ hành động không xuất phát từ bảnthân trẻ mà ở bên ngoài trẻ. Trẻ vâng lời, chấp nhận và tuân thủ mệnh lệnh chỉ vìlo sợ bị khiển trách, bị trừng phạt, bị mất phần thưởng… Và khi phải miễncưỡng làm theo mệnh lệnh của người lớn, thái độ của những trẻ này thường hậmhực, ấm ức và không thiện cảm với cô giáo. Với phương thức giao tiếp này, dầndần GVMN làm mất đi tính tự chủ, tự lực, độc lập, sáng tạo, trách nhiệm và ýthức kỷ luật của trẻ. Điều này không những không phù hợp với mục tiêu GDMNmà còn đi ngược lại với mục tiêu đào tạo những con người độc lập, sáng tạo chonền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Hơn nữa, trẻ mầm non cómột nhu cầu rất thiết thực là nhu cầu muốn được khen và với những GVMN sửdụng phương thức này, để được khen trẻ phải tuân thủ mọi điều cô yêu cầu, đôikhi trẻ còn thiếu trung thực, sẵn sàng nói dối cô, dối bạn và dối chính lòng mìnhđể được thưởng, được khen. 2.1.2. Phương thức nuông chiều Ngược lại với phương thức áp đặt, một số GVMN lại áp dụng phươngthức nuông chiều trong giao tiếp ứng xử với trẻ. Có thể mô tả phương thức nàynhư sau: GVMN và trẻ đứng trước một tình huống xung đột. Trẻ đã lựa chọngiải pháp và muốn GVMN chấp nhận giải pháp của mình. Nếu GVMN khôngchấp nhận cách làm của trẻ, khuyên trẻ làm theo cách của mình thì trẻ sẽ dùngquyền lực cá nhân của mình, thông thường là nước mắt, giận dỗi, làm mình làmmẩy, không hợp tác hoạt động, lầm lỳ, cãi lại, chống đối… để ép buộc GVMN 56phải nhượng bộ làm theo ý muốn của trẻ. Cuối cùng GVMN nhượng bộ và trẻmuốn gì được nấy. Từ khi trẻ lên 3, trẻ có thể tự xúc ăn, tự cầm cốc uống nước, tự sắp xếp đồchơi… trẻ tự nhận ra khả năng của mình, trẻ biết tách mình ra khỏi mọi ngườixung quanh để nhận thức về chính mình là trẻ có nguyện vọng độc lập, trẻ muốnđược tự mình làm mọi việc, không muốn phụ thuộc vào người lớn. Như ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: