![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Một số thành tựu và vấn đề đặt ra đối với giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam hiện nay
Số trang: 18
Loại file: pdf
Dung lượng: 189.66 KB
Lượt xem: 16
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bằng các phương pháp định lượng và định tính cũng như chuyên ngành và liên ngành từ các số liệu thống kê của các cơ quan chức năng và báo chí, tham luận chỉ ra rằng giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng tự hào cả về chất lượng lẫn số lượng. Bài viết trình bày một số kết quả và hạn chế của giáo dục nghề nghiệp Việt Nam trong những năm vừa qua.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số thành tựu và vấn đề đặt ra đối với giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam hiện nay MỘT SỐ THÀNH TỰU VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY Nguyễn Mậu Hùng* TÓM TẮT: Bằng các phương pháp định lượng và định tính cũng như chuyên ngành và liên ngành từ các số liệu thống kê của các cơ quan chức năng và báo chí, tham luận chỉ ra rằng giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng tự hào cả về chất lượng lẫn số lượng. Một hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp rộng khắp trong cả nước nước với đủ mọi loại hình, cấp độ, và trình độ đào tạo đã được hình thành. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp ngày càng được bổ sung, nâng cao, và hoàn thiện. Số lượng tuyển sinh liên tục tăng trong những năm gần đây, trong khi chất lượng đào tạo không ngừng được nâng cao theo hướng từng bước hội nhập với các tiêu chuẩn giáo dục nghề nghiệp khu vực và thế giới. Đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp không những được bổ sung về mặt số lượng, mà còn từng bước được nâng cao về mặt chất lượng. Điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy và học ngày càng đầy đủ và hiện đại. Số người được đào tạo nghề trong dân số ngày càng tăng. Đa phần người học sau khi tốt nghiệp các khóa đào tạo nghề đều tìm được việc làm hoặc chí ít cũng thăng tiến trong công việc. Hệ thống các doanh nghiệp cũng tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào công tác đào tạo nghề. Giáo dục nghề nghiệp trong những năm vừa qua chính vì thế không chỉ đã góp phần cải thiện tỷ lệ lao động được đào tạo trong dân số, mà còn nâng cao chất lượng và trình độ của người lao động đồng thời cung cấp cho thị trường một nguồn nhân lực số lượng ngày càng đông trong khi chất lượng ngày càng được nâng lên đáng kể. Mặc dù vậy, hệ thống giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức trong những năm vừa qua. Tiêu biểu nhất trong số này chính là cơ cấu đào tạo và tuyển sinh của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vẫn chủ yếu tập trung vào hệ sơ cấp nghề và đào tạo nghề dưới ba tháng. Chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về cơ bản vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tỷ lệ lực lượng lao động được đào tạo nghề nghiệp vẫn còn tương đối khiêm tốn. Việc tiếp tục nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô đào tạo của hệ thống giáo dục nghề nghiệp chính vì thế không chỉ là tất yếu đương nhiên đến mức không thể khác được, mà còn hết sức cấp thiết. Từ khóa: giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, hệ thống giáo dục nghề nghiệp, chất lượng đào tạo, số lượng tuyển sinh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống cũng như thông lệ quốc tế, giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam * Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 128 thời gian qua đã góp phần không nhỏ vào việc cung cấp một nguồn nhân lực ngày càng đông đảo về số lượng trong khi chất lượng không ngừng được nâng cao cho thị trường lao động việc làm. Mặc dù vậy, thực tiễn thị trường lao động việc làm cũng như nhu cầu nhân lực của nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng đang đặt ra không ít vấn đề không hề nhỏ cho cả hệ thống giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng. Bên cạnh vấn đề chất lượng đào tạo cần phải được nâng cao trong thời gian sớm nhất có thể, mô hình đào tạo và cơ chế vận hành của hệ thống giáo dục nghề nghiệp cũng cần phải được cải tiến mạnh mẽ hơn nữa để vừa hội nhập với các tiêu chuẩn nghề nghiệp quốc tế vừa nâng tầm chất lượng nguồn nhân lực lao động chuyên môn kỹ thuật của Việt Nam trong thời gian tới. Câu hỏi này ít nhiều đã nhận được sự quan tâm của cả giới nghiên cứu lẫn các bên liên quan trong thời gian qua cả trong lẫn ngoài nước, nhưng thực tế vẫn còn nhiều khía cạnh chưa thể giải quyết một cách triệt để và tìm được tiếng nói chung hoàn toàn. Trên cơ sở sử dụng các phương pháp định tính và định lượng cũng như chuyên ngành và liên ngành để phân tích các số liệu thống kê của bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam hàng quý của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, thông báo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội hàng quý, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009 của Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin giáo dục và đào tạo và số liệu thống kê giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bài viết tập trung phân tích một số thành tựu chủ yếu cũng như làm rõ các vấn đề còn tồn tại đối với giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, tham luận đưa ra một số đề xuất mang tính hàm ý chính sách và gợi ý mang tính tham khảo cho các bên liên quan để góp phần nâng tầm hệ thống giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam trong những năm tới đồng thời hy vọng giải quyết càng sớm càng tốt một trong những vấn đề mấu chốt nhất về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật chất lượng cao trong các lĩnh vực mang ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số thành tựu và vấn đề đặt ra đối với giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam hiện nay MỘT SỐ THÀNH TỰU VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY Nguyễn Mậu Hùng* TÓM TẮT: Bằng các phương pháp định lượng và định tính cũng như chuyên ngành và liên ngành từ các số liệu thống kê của các cơ quan chức năng và báo chí, tham luận chỉ ra rằng giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam trong những năm qua đã đạt được nhiều thành tựu rất đáng tự hào cả về chất lượng lẫn số lượng. Một hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp rộng khắp trong cả nước nước với đủ mọi loại hình, cấp độ, và trình độ đào tạo đã được hình thành. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về giáo dục nghề nghiệp ngày càng được bổ sung, nâng cao, và hoàn thiện. Số lượng tuyển sinh liên tục tăng trong những năm gần đây, trong khi chất lượng đào tạo không ngừng được nâng cao theo hướng từng bước hội nhập với các tiêu chuẩn giáo dục nghề nghiệp khu vực và thế giới. Đội ngũ nhà giáo giáo dục nghề nghiệp không những được bổ sung về mặt số lượng, mà còn từng bước được nâng cao về mặt chất lượng. Điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật phục vụ dạy và học ngày càng đầy đủ và hiện đại. Số người được đào tạo nghề trong dân số ngày càng tăng. Đa phần người học sau khi tốt nghiệp các khóa đào tạo nghề đều tìm được việc làm hoặc chí ít cũng thăng tiến trong công việc. Hệ thống các doanh nghiệp cũng tham gia ngày càng sâu rộng hơn vào công tác đào tạo nghề. Giáo dục nghề nghiệp trong những năm vừa qua chính vì thế không chỉ đã góp phần cải thiện tỷ lệ lao động được đào tạo trong dân số, mà còn nâng cao chất lượng và trình độ của người lao động đồng thời cung cấp cho thị trường một nguồn nhân lực số lượng ngày càng đông trong khi chất lượng ngày càng được nâng lên đáng kể. Mặc dù vậy, hệ thống giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam cũng phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức trong những năm vừa qua. Tiêu biểu nhất trong số này chính là cơ cấu đào tạo và tuyển sinh của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vẫn chủ yếu tập trung vào hệ sơ cấp nghề và đào tạo nghề dưới ba tháng. Chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp về cơ bản vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Tỷ lệ lực lượng lao động được đào tạo nghề nghiệp vẫn còn tương đối khiêm tốn. Việc tiếp tục nâng cao chất lượng và mở rộng quy mô đào tạo của hệ thống giáo dục nghề nghiệp chính vì thế không chỉ là tất yếu đương nhiên đến mức không thể khác được, mà còn hết sức cấp thiết. Từ khóa: giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, hệ thống giáo dục nghề nghiệp, chất lượng đào tạo, số lượng tuyển sinh. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế cho phù hợp với thực tiễn cuộc sống cũng như thông lệ quốc tế, giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam * Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế 128 thời gian qua đã góp phần không nhỏ vào việc cung cấp một nguồn nhân lực ngày càng đông đảo về số lượng trong khi chất lượng không ngừng được nâng cao cho thị trường lao động việc làm. Mặc dù vậy, thực tiễn thị trường lao động việc làm cũng như nhu cầu nhân lực của nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng đang đặt ra không ít vấn đề không hề nhỏ cho cả hệ thống giáo dục Việt Nam nói chung và giáo dục nghề nghiệp nói riêng. Bên cạnh vấn đề chất lượng đào tạo cần phải được nâng cao trong thời gian sớm nhất có thể, mô hình đào tạo và cơ chế vận hành của hệ thống giáo dục nghề nghiệp cũng cần phải được cải tiến mạnh mẽ hơn nữa để vừa hội nhập với các tiêu chuẩn nghề nghiệp quốc tế vừa nâng tầm chất lượng nguồn nhân lực lao động chuyên môn kỹ thuật của Việt Nam trong thời gian tới. Câu hỏi này ít nhiều đã nhận được sự quan tâm của cả giới nghiên cứu lẫn các bên liên quan trong thời gian qua cả trong lẫn ngoài nước, nhưng thực tế vẫn còn nhiều khía cạnh chưa thể giải quyết một cách triệt để và tìm được tiếng nói chung hoàn toàn. Trên cơ sở sử dụng các phương pháp định tính và định lượng cũng như chuyên ngành và liên ngành để phân tích các số liệu thống kê của bản tin cập nhật thị trường lao động Việt Nam hàng quý của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, thông báo báo chí về tình hình kinh tế - xã hội hàng quý, Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 2009 của Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Thông tin giáo dục và đào tạo và số liệu thống kê giáo dục của Bộ Giáo dục và Đào tạo, bài viết tập trung phân tích một số thành tựu chủ yếu cũng như làm rõ các vấn đề còn tồn tại đối với giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam trong thời gian qua. Trên cơ sở đó, tham luận đưa ra một số đề xuất mang tính hàm ý chính sách và gợi ý mang tính tham khảo cho các bên liên quan để góp phần nâng tầm hệ thống giáo dục nghề nghiệp của Việt Nam trong những năm tới đồng thời hy vọng giải quyết càng sớm càng tốt một trong những vấn đề mấu chốt nhất về nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật chất lượng cao trong các lĩnh vực mang ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Giáo dục nghề nghiệp Cơ sở giáo dục nghề nghiệp Hệ thống giáo dục nghề nghiệp Pháp luật về giáo dục nghề nghiệp Nâng cao chất lượng giáo dụcTài liệu liên quan:
-
Phân tích trắc lượng thư mục (Bibliometrics) trong nghiên cứu khoa học
12 trang 453 2 0 -
Một số vấn đề tự chủ của trường Cao đẳng Cộng đồng
6 trang 396 0 0 -
Tư vấn nghề nghiệp cho giới trẻ: Phần 2
52 trang 254 0 0 -
6 trang 220 0 0
-
Vai trò của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong quá trình chuyển đổi số
5 trang 205 0 0 -
21 trang 184 0 0
-
9 trang 183 0 0
-
7 trang 168 0 0
-
Tổ chức và hoạt động của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực trạng và kiến nghị hoàn thiện
6 trang 151 0 0 -
Thông tư số 07/2017/TT-BLDTBXH
12 trang 145 0 0