Thông tin tài liệu:
Việc chăm chút cho công việc, cẩn trọng sẽ là yếu tố mang lại hiệu quả công việc tốt, sự tin tưởng từ các đồng nghiệp và cấp trên. Thận trọng khi xử lý công việc là điều không bao giờ thừa. Bạn nên tập cho mình thói quen này vì nó sẽ giúp ích cho bạn ngay cả trong cuộc sống chư không chỉ là trong công việc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số tiêu chí đánh giá nhân viên trong doanh nghiệp
MỘT SỐ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ NHÂN VIÊN
TRONG DOANH NGHIỆP
Những tiêu chí đánh giá nhân viên cơ bản
Dưới đây chúng tôi xin phép chia sẻ những tiêu chí đánh giá căn bản đối với các DN. Mỗi DN
có những yêu cầu khác nhau nên có thể dựa vào bài viết này để bổ sung thêm các tiêu chí:
Đánh giá sự lạc quan
Với các chủ DN, nhân viên luôn có tinh thần tích cực chính là người có thể gắn bó lâu dài
được với công ty cũng như có sự cầu tiến. Những người này chính là người cống hiến nhiều
và mang đến cho môi trường làm việc một sự chuyên nghiệp, thân thiện và tích cực.
Sự trung thực
Nếu như những người kinh doanh coi trung thực là một yếu tố có phần bất lợi thì trong quản
lý trung thực lại là yếu tố cần thiết để đánh giá phẩm chất của một nhân viên. Một nhân viên
có sự trung thực luôn được đánh giá cao bởi họ biết phân biệt đúng sai, công tư để làm việc.
Sự nhiệt tình
Nhiệt tình trong công việc sẽ giúp không khí làm việc khẩn trương và chuyên nghiệp hơn,
được khách hàng đánh giá cao. Nhiệt tình cũng chính là yếu tố đem lại kết quả công việc tốt,
nhanh chóng.
Sự tôn trọng
Khi làm việc nhân viên cần có sự tôn trọng với chính cấp trên và đồng nghiệp của mình. Sau
đó chính là sự tôn trọng đối với khách hàng. Chắc chắn chẳng có ông chủ nào muốn trong
công ty mình có những nhân viên thô lỗ.
Giờ giấc
Giờ giấc là yếu tố quan trọng để đánh giá sự chuyên nghiệp của mỗi nhân viên. Quản lý thời
gian làm việc hiệu quả cũng là một trong những tiêu chí đánh giá nhân viên, bạn không cần
làm việc 1214 giờ mỗi ngày nhưng khoảng thời gian bạn làm việc phải thực sự mang lại
hiệu quả. Điều đó mới là quan trọng nhất.
Độ tin cậy, cẩn trọng
Việc chăm chút cho công việc, cẩn trọng sẽ là yếu tố mang lại hiệu quả công việc tốt, sự tin
tưởng từ các đồng nghiệp và cấp trên. Thận trọng khi xử lý công việc là điều không bao giờ
thừa. Bạn nên tập cho mình thói quen này vì nó sẽ giúp ích cho bạn ngay cả trong cuộc sống
chư không chỉ là trong công việc.
Tiêu chí đánh giá nhân viên dựa trên mục tiêu
Theo mục tiêu, có 3 tiêu chí đánh giá nhân viên chính: Đánh giá theo mục tiêu hành chính,
mục tiêu phát triển và mục tiêu hoàn thành công việc.
Theo mục tiêu hành chính
Nhân viên được đánh giá dựa trên hệ thống KPI, chủ yếu đánh giá mức độ làm việc hiệu quả
của nhân viên để có cơ sở đề bạt, tăng lương hay sa thải.
Theo mục tiêu phát triển
Cũng dựa trên hệ thống KPI để nắm được mục tiêu phát triển ngắn/dài hạn của nhân viên,
biết được nguyện vọng, sự gắn bó của nhân viên, tìm hiểu những trong quá trình xử lý công
ty việc, nhân viên gặp phải những khó khăn gì, cần trợ giúp từ cấp trên, để nhà quản lý đưa
ra chiến lược phát triển, giúp nhân viên đạt mục tiêu cao nhất trong công việc. Xét cho cùng
sự phát triển của nhân viên cũng chính là sự phát triển của doanh nghiệp
Theo mục tiêu hoàn thành công việc
Cách đánh giá này dựa vào nhiệm vụ, vai trò của mỗi nhân viên, từ đó tuyển chọn, đào tạo
nhân viên tốt hơn. Mỗi vị trí đều giữ trách nhiệm riêng, phù hợp với yêu cầu công việc. Dựa
vào những tiêu chí thước đo hiệu quả công việc được giao hàng tháng, quý…mà nhà quản lý
có thể nắm được nhân viên nào có năng lực thực sự, nhân viên nào cần đào tạo thêm.
Tiêu chí đánh giá nhân viên dựa trên hình thức
Đánh giá nhân viên từ cấp cao đến cấp thấp
Các nhà quản lý phải đánh giá trực tiếp nhân viên cấp dưới của mình, đưa ra và thống nhất
kế hoạch phát triển nhân viên. Công việc này được thực hiện trong các phòng ban, chủ yếu là
tương tác giữa nhân viên và quản lý trực tiếp của mình.
Đánh giá nhân viên theo ngang cấp
Đây là cách mà các đồng nghiệp, người ngang vị trí tự đánh giá lẫn nhau, dựa trên những
chuyên môn chung để nhận xét về năng lực của đồng nghiệp. Tiêu chí đánh giá này dựa trên
sự khách quan của các thành viên trong doanh nghiệp.
Đánh giá nhân viên theo toàn diện
Từ nhận xét về nhân viên từ khách hàng, đồng nghiệp, những người xung quanh, nhà quản lý
có cái nhìn toàn diện về nhân viên. Cách đánh giá này sẽ tiêu chí tổng hợp nhất để ban lãnh
đạo doanh nghiệp hiểu rõ hơn về nhân sự của mình.
Trên thực tế, để đánh giá một cách khách quan nhất, các doanh nghiệp thường đưa ra những
bảng KPI với những mục tiêu theo lộ trình nhất định để có thể thấy được mức độ làm việc
hiệu quả của nhân viên.
Việc thưởng, phạt, đề bạt hay sa thải nhân viên cũng dựa trên những con số “biết nói” này,
tuy nhiên, các nhà quản lý vẫn cần lắng nghe ý kiến của những người xung quanh để có cái
nhìn toàn diện nhất về nhân viên của mình, cùng nhân viên đưa ra chiến lược phát triển, có
những chính sách thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả nhất.
...