Danh mục

Một số tư tưởng triết học trong tục ngữ Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 229.96 KB      Lượt xem: 26      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết bàn về một số tư tưởng triết học thể hiện trong tục ngữ Việt Nam. Từ những câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích, ta có thể tìm thấy những câu trả lời cho những vấn đề triết học và qua đó, thấy được giá trị chân lý, giá trị nhân văn của tư tưởng triết lý dân gian.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số tư tưởng triết học trong tục ngữ Việt Nam TẠP CHÍ KHOA HỌC − SỐ 5/2016 77 MỘT SỐ TƯ TƯỞNG TRIẾT HỌC TRONG TỤC NGỮ VIỆT NAM 1 Lê Thị Thơi , Cầm Thị Phượng Trường Cao ñẳng Sư phạm Điện Biên Tóm tắt: tắt: Tục ngữ tuy không phải là triết học nhưng về phương diện nào ñó nó rất gần gũi với triết học. Tục ngữ ñược làm ra với mục ñích triết lý, luôn cố gắng phát hiện ra bản chất và tính quy luật của các sự vật hiện tượng, nên tục ngữ chứa ñựng nhiều tư tưởng, quan niệm triết học rất giá trị. Trong phạm vi bài này, chúng tôi bàn về một số tư tưởng triết học thể hiện trong tục ngữ Việt Nam. Từ những câu tục ngữ ngắn gọn, súc tích, ta có thể tìm thấy những câu trả lời cho những vấn ñề triết học và qua ñó, thấy ñược giá trị chân lý, giá trị nhân văn của tư tưởng triết lý dân gian. Từ khoá khoá: oá: Tục ngữ, tư tưởng, quan niệm triết học. 1. MỞ ĐẦU Tục ngữ là những nhận ñịnh, quan niệm của người xưa về những kinh nghiệm trong lao ñộng sản xuất; về các hiện tượng tự nhiên, lịch sử xã hội; về tư tưởng, ñạo ñức, triết lý dân gian của dân tộc. Tục ngữ ñược làm ra với mục ñích triết lý, luôn cố gắng phát hiện ra bản chất và tính quy luật của các sự vật hiện tượng nên tục ngữ chứa ñựng nhiều tư tưởng, quan niệm triết học rất giá trị. Làm rõ những tư tưởng triết học trong tục ngữ Việt Nam giúp chúng ta có cái nhìn khách quan, toàn diện ñối với thể loại văn học dân gian này. Đồng thời, ñây cũng là cơ sở lý luận có tính nguyên tắc giúp chúng ta sử dụng tốt phương pháp luận triết học ñể tìm hiểu tục ngữ cũng như vận dụng tục ngữ trong công việc và cuộc sống một cách hiệu quả. 2. NỘI DUNG 2.1. Các khái niệm Tục ngữ là thể loại văn học dân gian, là sáng tác cô ñọng nhất, tồn tại dưới hình thức những câu nói ngắn gọn, súc tích, có nhịp ñiệu, dễ nhớ, dễ truyền nhằm ñúc kết kinh nghiệm, tri thức của nhân dân. 1 Nhận bài ngày 15.05.2016; gửi phản biện và duyệt ñăng ngày 24.05.2016 Liên hệ tác giả: Lê Thị Thơi; Email: lethoidb@gmail.com 78 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ H NỘI Theo Vũ Ngọc Phan Tục ngữ là một câu tự nó diễn ñạt trọn vẹn một ý, một nhận xét, một kinh nghiệm, một luân lý, một công lý, có khi là một sự phê phán. Thành ngữ là một bộ phận câu có sẵn mà nhiều người quen dùng nhưng tự riêng nó không diễn ñược một ý trọn vẹn [9, tr. 31- 32]. Triết học là phạm trù ý thức xã hội thuộc kiến trúc thượng tầng, bao gồm hệ thống những tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới ấy. Do ñó, những tri thức triết học ñược phản ánh thông qua các khái niệm, phạm trù, quy luật vận ñộng, phát triển chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy nhằm xây dựng thế giới quan và phương pháp luận cho hoạt ñộng nhận thức khoa học và thực tiễn ñời sống của con người. 2.2. Một số tư tưởng triết học trong tục ngữ Việt Nam Tục ngữ tuy không phải là triết học nhưng về phương diện nào ñó nó rất gần gũi với triết học. Tác giả Đặng Hiển trong bài viết: Triết lý về con người trong văn học dân gian Việt Nam ngày 01/12/2009 ñã nhận xét: Nếu hiểu triết học là những nhận thức khái quát về thế giới khách quan, về con người với những quan hệ có tính bản chất, tính quy luật, thì nông dân có triết học, triết học sâu sắc nữa là khác, triết học ñó thể hiện trong văn hoá, văn hoá ñời sống, văn hoá dân gian mà hạt nhân là văn học dân gian, văn học truyền miệng với nhiều thể loại: thần thoại, truyền thuyết, cổ tích, ngụ ngôn, câu ñố, ca dao, tục ngữ... [3]. Tri thức của tục ngữ là tri thức dân gian, ñược ñúc rút ra trên cơ sở quan sát và miêu tả cái cụ thể, ñó là những tri thức kinh nghiệm. Do ñó, tục ngữ còn ñược gọi là triết lý dân gian, triết học của nhân dân lao ñộng. Điều ñó có nghĩa là trong nội dung của tục ngữ ñã chứa ñựng những yếu tố của tư tưởng triết học tuy không ñược thể hiện một cách ñầy ñủ và chặt chẽ như những nguyên lý, quy luật, phạm trù triết học. Tục ngữ phản ánh bản thể luận và nhận thức luận triết học Về mặt bản thể luận, phần lớn tục ngữ Việt Nam ñã phản ánh thế giới quan duy vật. Mặc dù không thể hiện dưới hình thức nguyên lý, quy luật, phạm trù nhưng những tư tưởng triết học sơ khai ñã ñược ñề cập tới, chẳng hạn như thừa nhận sự tồn tại và vận ñộng khách quan của thế giới không phụ thuộc vào con người: Chạy trời không khỏi nắng, chạy mưa không khỏi trời, trời, nắng, mưa ở ñây chính là hiện thực khách quan. Hay khẳng ñịnh sự vật và hiện tượng tồn tại, vận ñộng và phát triển theo quy luật khách quan vốn có của nó: Trăng ñến rằm thì trăng tròn, sao ñến tối thì sao mọc; Còn da lông mọc, còn chồi nẩy cây... Rõ ràng không trực tiế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: