Một số vấn đề cần quan tâm trong phát triển du lịch bền vững của tỉnh Bình Thuận
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 71.81 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Định vị du lịch đã là một vấn đề khó và càng khó hơn khi định vị ngành du lịch Bình Thuận trong quan hệ vùng và liên vùng trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững. Muốn làm được điều đó, các cơ quan quản lí du lịch tỉnh Bình Thuận, doanh nghiệp du lịch, du khách và người dân địa phương cần phải tham gia bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch, bảo vệ du khách trước các vấn nạn xã hội và tai nạn trong hoạt động du lịch.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề cần quan tâm trong phát triển du lịch bền vững của tỉnh Bình Thuận JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2013, Vol. 58, No. 6, pp. 154-159 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG CỦA TỈNH BÌNH THUẬN Nguyễn Thị Bích Thủy1 , Nguyễn Minh Hiếu2 1 Khoa Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Hải Phòng 2 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Tóm tắt. Định vị du lịch đã là một vấn đề khó và càng khó hơn khi định vị ngành du lịch Bình Thuận trong quan hệ vùng và liên vùng trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững. Muốn làm được điều đó, các cơ quan quản lí du lịch tỉnh Bình Thuận, doanh nghiệp du lịch, du khách và người dân địa phương cần phải tham gia bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch, bảo vệ du khách trước các vấn nạn xã hội và tai nạn trong hoạt động du lịch. Trước mắt và lâu dài, tỉnh Bình Thuận cần xây dựng và hiện thực hóa chiến lược phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh hội nhập có tính đến quan hệ vùng và liên vùng nhằm giải quyết những thách thức của ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình phát triển. Từ khóa: Bình Thuận, phát triển du lịch bền vững, bảo vệ du khách. 1. Mở đầu Đã từ lâu du lịch được xác định không chỉ là tiềm năng mà còn là lợi thế không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận. Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận, năm 2012 ngành du lịch của tỉnh đạt doanh thu 4.358 tỉ đồng và đón hơn 3.141 triệu lượt khách, trong đó đón khách quốc tế vào khoảng 341.160 lượt, tăng 13,5% so với cùng kìnăm 2011. Với những lợi thế vốn có từ tài nguyên du lịch tự nhiên (các bãi biển đẹp như bãi Đồi Dương, Vĩnh Thủy, Thương Chánh, Biển Rạng, Mũi Đá. . . ; nhiều cù lao đẹp giữa biển như Hòn Bà, Hòn Tranh, Hòn Lao Câu; các hồ thiên nhiên hoặc nhân tạo như hồ Biển Lạc, Bàu Trắng, Sông Quao, Suối Đá, Tân Lập, hồ Núi Đất. . . ), tài nguyên du lịch nhân văn (di tích Trường Dục Thanh, Dinh Thầy Thím, hải đăng Kê Gà, Vạn Thủy Tú, Cổ Thạch Tự, núi Tà Cú, đình làng phường Đức Thắng, Đức Nghĩa, nhà lưu giữ bảo vật vua Chăm, làng dân tộc Chăm,. . . ) phong phú và đa dạng, Bình Thuận nổi lên như là trung tâm nghỉ dưỡng biển tiêu biểu của khu vực Nam Trung Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Ngày nhận bài 11/5/2013. Ngày nhận đăng 22/08/2013. Liên lạc Nguyễn Thị Bích Thủy, e-mail: nguyenthibichthuy.dhhp@gmail.com 154 Một số vấn đề cần quan tâm trong phát triển du lịch bền vững của tỉnh Bình Thuận Tuy nhiên, trong quá trình phát triển này lại nảy sinh không ít vấn đề cần quan tâm, nếu không nói là những vấn đề cần khắc phục như: bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch, bảo vệ du khách trước các vấn nạn xã hội và thiên tai, chiến lược phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh hội nhập, quan hệ vùng và liên vùng,. . . trong quá trình phát triển du lịch bền vững của tỉnh. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch Có thể nói năm 1995 là năm đánh dấu địa danh Bình Thuận trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới. Từ một vùng đất rất ít du khách và các công ti du lịch biết đến, Bình Thuận với hàng loạt địa danh du lịch như Hòn Rơm, Phan Thiết, Mũi Né,. . . đã cuốn hút các nhà tổ chức du lịch đến và chọn nơi đây đặt cơ sở làm ăn lâu dài. Chỉ sau một thời gian ngắn, từ năm 2000 đến nay, Bình Thuận đã trở thành trung tâm nghỉ dưỡng, biển đảo, resort của nước ta với hơn 200 resort các loại, được phân bố dọc bờ biển phía Bắc và phía Nam của tỉnh. Với tốc độ tăng trưởng nhanh, khách du lịch và doanh thu từ du lịch đã làm cho tài nguyên du lịch và môi trường bị khai thác ồ ạt, không kiểm soát nổi, thậm chí có nhiều địa điểm đã khai thác vượt quá sức chứa, nhất là vào các kì nghỉ dài ngày và các lễ hội lớn, đã tác động không nhỏ đến môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa. Theo [4], tốc độ tăng trưởng khách du lịch và doanh thu du lịch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2000 - 2010 đạt mức bình quân từ 12%-18% /năm. Trong những kì nghĩ lễ dài ngày hoặc vào các mùa lễ hội truyền thống lớn, số lượng du khách lên đến con số từ 40 nghìn đến 60 nghìn người/ngày, đã gây quá tải cục bộ cho tiểu vùng du lịch phía Bắc của tỉnh, và chính từ đó đã nảy sinh hàng loạt vấn đề về môi trường, về vấn đề bảo vệ du khách... Môi trường được khai thác dưới nhiều khía cạnh khác nhau, từ việc khai thác dưới hình thức tự nhiên không tác động, khai thác có tác động một phần và khai thác làm biến đổi môi trường hoàn toàn. Dù khai thác dưới bất kì hình thức nào cũng đều ảnh hưởng đến vi môi trường, thậm chí làm biến dạng các thành phần của môi trường tự nhiên mà thiên nhiên phải mất hàng trăm triệu năm mới có thể hình thành. Mật độ resort được cấp phép xây dựng khá dày đặc nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều và càng cao của du khách trong nước lẫn du khác ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề cần quan tâm trong phát triển du lịch bền vững của tỉnh Bình Thuận JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2013, Vol. 58, No. 6, pp. 154-159 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN QUAN TÂM TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG CỦA TỈNH BÌNH THUẬN Nguyễn Thị Bích Thủy1 , Nguyễn Minh Hiếu2 1 Khoa Đào tạo Sau Đại học, Trường Đại học Hải Phòng 2 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Tóm tắt. Định vị du lịch đã là một vấn đề khó và càng khó hơn khi định vị ngành du lịch Bình Thuận trong quan hệ vùng và liên vùng trong xu thế hội nhập và phát triển bền vững. Muốn làm được điều đó, các cơ quan quản lí du lịch tỉnh Bình Thuận, doanh nghiệp du lịch, du khách và người dân địa phương cần phải tham gia bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch, bảo vệ du khách trước các vấn nạn xã hội và tai nạn trong hoạt động du lịch. Trước mắt và lâu dài, tỉnh Bình Thuận cần xây dựng và hiện thực hóa chiến lược phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh hội nhập có tính đến quan hệ vùng và liên vùng nhằm giải quyết những thách thức của ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình phát triển. Từ khóa: Bình Thuận, phát triển du lịch bền vững, bảo vệ du khách. 1. Mở đầu Đã từ lâu du lịch được xác định không chỉ là tiềm năng mà còn là lợi thế không nhỏ trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Thuận. Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Bình Thuận, năm 2012 ngành du lịch của tỉnh đạt doanh thu 4.358 tỉ đồng và đón hơn 3.141 triệu lượt khách, trong đó đón khách quốc tế vào khoảng 341.160 lượt, tăng 13,5% so với cùng kìnăm 2011. Với những lợi thế vốn có từ tài nguyên du lịch tự nhiên (các bãi biển đẹp như bãi Đồi Dương, Vĩnh Thủy, Thương Chánh, Biển Rạng, Mũi Đá. . . ; nhiều cù lao đẹp giữa biển như Hòn Bà, Hòn Tranh, Hòn Lao Câu; các hồ thiên nhiên hoặc nhân tạo như hồ Biển Lạc, Bàu Trắng, Sông Quao, Suối Đá, Tân Lập, hồ Núi Đất. . . ), tài nguyên du lịch nhân văn (di tích Trường Dục Thanh, Dinh Thầy Thím, hải đăng Kê Gà, Vạn Thủy Tú, Cổ Thạch Tự, núi Tà Cú, đình làng phường Đức Thắng, Đức Nghĩa, nhà lưu giữ bảo vật vua Chăm, làng dân tộc Chăm,. . . ) phong phú và đa dạng, Bình Thuận nổi lên như là trung tâm nghỉ dưỡng biển tiêu biểu của khu vực Nam Trung Bộ nói riêng và cả nước nói chung. Ngày nhận bài 11/5/2013. Ngày nhận đăng 22/08/2013. Liên lạc Nguyễn Thị Bích Thủy, e-mail: nguyenthibichthuy.dhhp@gmail.com 154 Một số vấn đề cần quan tâm trong phát triển du lịch bền vững của tỉnh Bình Thuận Tuy nhiên, trong quá trình phát triển này lại nảy sinh không ít vấn đề cần quan tâm, nếu không nói là những vấn đề cần khắc phục như: bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch, bảo vệ du khách trước các vấn nạn xã hội và thiên tai, chiến lược phát triển du lịch bền vững trong bối cảnh hội nhập, quan hệ vùng và liên vùng,. . . trong quá trình phát triển du lịch bền vững của tỉnh. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Bảo vệ môi trường và tài nguyên du lịch Có thể nói năm 1995 là năm đánh dấu địa danh Bình Thuận trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới. Từ một vùng đất rất ít du khách và các công ti du lịch biết đến, Bình Thuận với hàng loạt địa danh du lịch như Hòn Rơm, Phan Thiết, Mũi Né,. . . đã cuốn hút các nhà tổ chức du lịch đến và chọn nơi đây đặt cơ sở làm ăn lâu dài. Chỉ sau một thời gian ngắn, từ năm 2000 đến nay, Bình Thuận đã trở thành trung tâm nghỉ dưỡng, biển đảo, resort của nước ta với hơn 200 resort các loại, được phân bố dọc bờ biển phía Bắc và phía Nam của tỉnh. Với tốc độ tăng trưởng nhanh, khách du lịch và doanh thu từ du lịch đã làm cho tài nguyên du lịch và môi trường bị khai thác ồ ạt, không kiểm soát nổi, thậm chí có nhiều địa điểm đã khai thác vượt quá sức chứa, nhất là vào các kì nghỉ dài ngày và các lễ hội lớn, đã tác động không nhỏ đến môi trường tự nhiên và môi trường văn hóa. Theo [4], tốc độ tăng trưởng khách du lịch và doanh thu du lịch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2000 - 2010 đạt mức bình quân từ 12%-18% /năm. Trong những kì nghĩ lễ dài ngày hoặc vào các mùa lễ hội truyền thống lớn, số lượng du khách lên đến con số từ 40 nghìn đến 60 nghìn người/ngày, đã gây quá tải cục bộ cho tiểu vùng du lịch phía Bắc của tỉnh, và chính từ đó đã nảy sinh hàng loạt vấn đề về môi trường, về vấn đề bảo vệ du khách... Môi trường được khai thác dưới nhiều khía cạnh khác nhau, từ việc khai thác dưới hình thức tự nhiên không tác động, khai thác có tác động một phần và khai thác làm biến đổi môi trường hoàn toàn. Dù khai thác dưới bất kì hình thức nào cũng đều ảnh hưởng đến vi môi trường, thậm chí làm biến dạng các thành phần của môi trường tự nhiên mà thiên nhiên phải mất hàng trăm triệu năm mới có thể hình thành. Mật độ resort được cấp phép xây dựng khá dày đặc nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều và càng cao của du khách trong nước lẫn du khác ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bình Thuận Phát triển du lịch bền vững Bảo vệ du khách Định vị du lịch Quản lí du lịch Phát triển du lịch Chiến lược phát triển du lịchGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phát triển du lịch bền vững tại Hòa Bình: Vai trò của các bên liên quan
10 trang 308 0 0 -
8 trang 270 0 0
-
4 trang 213 0 0
-
10 trang 179 0 0
-
77 trang 176 0 0
-
Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực du lịch trong bối cảnh toàn cầu hóa
6 trang 153 0 0 -
Giáo trình Môi trường an ninh an toàn trong nhà hàng khách sạn - Trường Cao đẳng Nghề An Giang
43 trang 146 0 0 -
9 trang 115 0 0
-
Tiểu luận: Giải pháp nhằm phát triển du lịch bền vững ở Phong Nha-Kẻ Bàng
19 trang 115 0 0 -
Du lịch vì người nghèo – hướng phát triển mới cho du lịch Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa
7 trang 105 0 0