Danh mục

Một số vấn đề địa kỹ thuật liên quan đến các thành tạo sét- vôi ở Việt Nam

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 1.12 MB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Claystone - đá silit có chứa vôi khá phổ biến tại nhiều vùng ở Việt Nam. Nó thường chứa đất sét khoáng, canxit và pyrit. Anhydrite và thạch cao thường trong các sản phẩm của đá sét phong hóa - đá sa thạch. Những khoáng chất này có thể được chuyển đổi theo cả hai hướng và đi kèm với hiện tượng giãn nở và co ngót, giải thể hiện tượng, từ đó họ có thể ảnh hưởng đến sự ổn định của dự án.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề địa kỹ thuật liên quan đến các thành tạo sét- vôi ở Việt NamMột số vấn đề địa kỹ thuật liên quan đến các thành tạo sét- vôi ở Việt Nam Đặng Hữu Diệp* Liên Hiệp Địa Chất Công Trình – Xây Dựng và Môi Trường 34/31 cư xá Lữ Gia, Phường 15, Quận 11, TP. HCM Tel/Fax: 08.8654321; E-mai: ugce@vnn.vn Some geotechnical problems concern with clay– lime form in Vietnam Abstract: Claystone – siltstone rock that contains lime is rather popular at many regions in Viet Nam. It usually contains mineral clay, calcite and pyrite. Anhydrite and gypsum are often in products of weathered claystone – siltstone rock. These minerals can be transition in both direction and accompany with expansion and shrinkage phenomenon, dissolution phenomenon, from there they can effect on stability of project. I- Mở đầu Tại xã Hố Nai 3 thuộc huyên Thống Nhất,tỉnh Đồng Nai nhiều công trình dân dụng lànhà ở của nhân dân xuất hiện nhiều vết nứtngang dọc, cá biệt có một vài công trình bị nứtnghiêm trọng (hình 1). Hiện tượng nứt xảy raở nhiều công trình đã được xây dựng trên 10năm và cả những công trình mới được xâydựng trong vòng vài năm trở lại đây. Vết nứtchẳng những xuất hiện trên các tường xâybằng vật liệu gạch hoặc bê tông, móng xâytrên nền thiên nhiên, kể cả những công trìnhđặt trên móng, đà kiềng bằng bê tông cốtthép; vết nứt còn xuất hiện trên cả nền nhàđược phủ bằng vật liệu xi măng. Các côngtrình bị nứt phần lớn là nhà trệt không có lầu,nhưng một số nhà 1 – 2 lầu cũng xuất hiện vếtnứt. Hiện tượng này gây ra tâm lý lo lắnghoang mang cho nhân dân địa phương, gâysự chú ý của dư luận và các cơ quan chínhquyền địa phương. Sở Khoa Học và CôngNghệ tỉnh Đồng Nai đã có dự án nghiên cứutìm hiểu nguyên nhân với kinh phí có thể lêntới 500 triệu đồng. 1Hình 1: Hình ảnh các nhà dân dụng bị nứt ở khu vực ấp Lộ Đức 2II- Đặc điểm địa chất công trình của khu vực xã Hố Nai 3 Xã Hố Nai 3 nằm trên bậc thềm có cao độ 5-15 mét, được cấu tạo bởi các đá phiến sét và bộtkết chứa vôi. Kết quả phân tích khoáng vật cho thấy đá có chứa 87% khoáng vậ t canxit, 6% hạtvụn thạch anh và 7% các khóang vật khác (hình 2). Hình 2: Lõi khoan các trầm tích đá sét – bột kết chứa vôi thuộc hệ tầng Dray Linh Nước dới đất tại đây là nước khe nứt trong hệ tầng Drayling. Kết quả phân tích nước cho thấylọai hình nước là bicacbonat canxi, kali, natri, có cả sunfat trong thành phần của nước dưới đấtcác ion sắt (Fe++ và Fe+++) và CO3 - có hàm lượng không đáng kể, hàm lượng HCO3 - ngượclại rất cao, lượng CO2 tự do chiếm 28,63 mg/l, CO2 kết hợp trong HCO3 - chiếm 167,20 mg/l.Nước dưới đất khi đun sôi tạo ra kết tủa cacbonat và kết tủa sunfat. Trên bề mặt đá gốc đã hình thành lớp phong hóa phủ bên trên với bề dày 2 mét của tầngphong hóa mãnh liệt. Thành phần của sản phẩm phong hóa có hàm lượng SiO2 đạt 56,68%,Al2O3 đạt 17,01%, Fe2O3 đạt 15,38%, TiO2 đạt 0,85%, lượng MKN đạt 7,87%, trong thành phầnkhoáng vật sét chứa trong vỏ phong hóa không có mặt khoáng monmorinlonite. III- Quá trình phong hóa trong đá sét – bột kết chứa vôi và pyrit1 Theo kết quả nghiên cứu địa chất thì nhiều vùng ở nước ta thường gặp các tập đá sét kếtchứa vôi như ở Tây Nguyên, các tỉnh thuộc Đông Nam Bộ, các tỉnh thuộc Trung trung Bộ, cáctỉnh ở phía Bắc như Lạng Sơn, Quảng Ninh,… ở một số vùng có phân bố đá sét kết chứa vôinhư vậy cũng đã xảy ra những hiện tượng tương tự như ở Hố Nai tỉnh Đồng Nai, điển hình nhấtlà vùng Nà Dương tỉnh Lạng Sơn. ở vùng Cà Giây thuộc tỉnh Bình Thuận cũng có mặt hệ tầngDray Linh trầm tích Jura hạ - trung thuộc hệ tầng Bản Đôn mà theo Vũ Khúc và một số nhà địachất khác [3] là có chứa đá bột kết chứa vôi và đá phiến vôi màu xám đen. Tại đây cũng cónhững hiện tượng tương tự như ở Hố Nai. Đá sét bột kết chứa vôi và phiến sét chứa vôi thường chứa các khóang vật sét như kaolinit,monmorinlonit, smectit…, chúng còn chứa khoáng vật thạch anh, canxit, và đặc biệt trong cáctập đá này thường có mặt các khoáng vật chứa sunfua thường ở dạng tinh thể nhỏ xâm tán,đặc biệt là pyrit (FeS2). Các khoáng vật sét thường có tính ưa nước và mỗi lọai khoáng vật sét đều có mức độ ưanước khác nhau, trong đó đặc biệt khoáng monmorinlonit có tính ưa nước mạnh nhất, được biểuhiện ở tính trương nở mạnh, khi gặp nứơc thể tích của khoáng vật tăng lên rất nhiều, đồng thờigây áp lực trương nở lớn. Vì vậy các đá sét bột kết chứa vôi sau khi ...

Tài liệu được xem nhiều: