Trong thời gian qua, khi giải quyết một vụ án hình sự có dấu hiệu người phạm tội tự thú và đầu thú, các Toà án hiểu và áp dụng tình tiết này rất khác nhau, không chỉ đối với các Thẩm phán Tòa án cấp huyện, cấp tỉnh, Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao mà ngay cả đối với Hội đồng giám đốc thẩm. Điều này cho thấy, tình tiết người phạm tội “tự thú” và “đầu thú” có một ý nghĩa rất quan trọng để các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng trong...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề khi áp dụng tình tiết "Tự thú" và "Đầu thú" trong thực tiễn xét xửMột số vấn đề khi áp dụng tình tiết Tự thú và Đầu thú trong thực tiễn xétxửĐinh Văn QuếThẩm phán, Chánh toà Tòa Hình sựToà án nhân dân tối caoTrong thời gian qua, khi giải quyết một vụ án hình sự có dấu hiệu người phạm tội tự thú và đầuthú, các Toà án hiểu và áp dụng tình tiết này rất khác nhau, không chỉ đối với các Thẩm phán Tòa áncấp huyện, cấp tỉnh, Toà Phúc thẩm Toà án nhân dân tối cao mà ngay cả đối với Hội đồng giám đốcthẩm. Điều này cho thấy, tình tiết người phạm tội “tự thú” và “đầu thú” có một ý nghĩa rất quantrọng để các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng trong việc truy cứu trách nhiệm hình sự cũng nhưkhi quyết định hình phạt đối với người phạm tội.Về tình tiết “người phạm tội tự thú”, sau khi Bộ luật Hình sự (BLHS) năm 1985 có hiệu lực phápluật, ngày 2-6-1990 liên ngành trung ương (Bộ Nội vụ, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Toà án nhândân tối cao, Bộ Tư pháp) đã ban hành Thông tư liên ngành số 05/TTLN (viết tắt là Thông tư số05/TTLN) hướng dẫn tương đối chi tiết và đầy đủ việc xác định và áp dụng tình tiết này khi giảiquyết vụ án có dấu hiệu “người phạm tội tự thú”. Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng Thông tư nàykhi quyết định hình phạt đối với người phạm tội, nhất là sau khi BLHSnăm 1999 có hiệu lực phápluật, Toà án thấy nếu mọi trường hợp người phạm tội “tự thú” và “đầu thú” đều được áp dụngkhoản 1 Điều 46 BLHSlà không thoả đáng, nên Chánh án Toà án nhân dân tối cao đã ban hành Côngvăn số 81/2002/TANDTC ngày 10-6-2002 hướng dẫn các Toà án chỉ áp dụng khoản 1 Điều 46BLHS đối với tình tiết “người phạm tội tự thú”, còn tình tiết “người phạm tội đầu thú” chỉ được ápdụng khoản 2 Điều 46 BLHS. Sau khi Chánh án Toà án nhân dân tối cao ban hành Công văn số81/2002/TANDTC, về phía Cơ quan Điều tra và Viện Kiểm sát không có ý kiến gì, nhưng các ýkiến khác nhau lại chính từ phía các Thẩm phán. Đa số Thẩm phán coi Công văn số81/2002/TANDTC là văn bản chính thức của Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn, nên không có lý dogì để không áp dụng. Tuy nhiên, có một số Thẩm phán vì muốn áp dụng điểm o khoản 1 điều 46BLHSđể nếu người phạm tội có một tình tiết giảm nhẹ nữa quy định tại khoản 1 Điều 46 BLHSthì áp dụng Điều 47 BLHSxử phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang hìnhphạt khác nhẹ hơn nên cho rằng, Công văn số 81/2002/TANDTC của Chánh án Toà án nhân dân tốicao chưa phải là văn bản pháp quy nên không bắt buộc Thẩm phán phải chấp hành, trong khi đóThông tư số 05/TTLN có giá trị pháp lý cao hơn lại chưa bị thay thế; do đó trường hợp người phạmtội “đầu thú” được áp dụng điểm o khoản 1 Điều 46 BLHS. Đây là vấn đề tuy không lớn, nhưngđối với một số trường hợp có sự khác nhau giữa Toà án cấp sơ thẩm và Toà án cấp phúc thẩm vềviệc xác định và áp dụng tình tiết quy định tại điểm o khoản 1 Điều 46 BLHS làm thay đổi cơ bảnquyết định đối với người phạm tội như: Toà án cấp sơ thẩm phạt tù giam đối với bị cáo vì xác địnhbị cáo chỉ “đầu thú”, nhưng Toà án cấp phúc thẩm xác định bị cáo “tự thú” nên cho bị cáo đượchưởng án treo hoặc giảm hình phạt đáng kể cho bị cáo; sau khi xét xử phúc thẩm, Toà án cấp sơthẩm không đồng tình đã kiến nghị Toà án nhân dân tối cao xét lại bản án phúc thẩm v.v…Để giúp bạn đọc hiểu thêm về tình tiết “người phạm tội tự thú” và góp phần làm sáng tỏ nhữngvấn đề còn có ý kiến khác nhau, theo chúng tôi, cần phải tìm hiểu nội dung của các khái niệm “tựthú” và “đầu thú” và quy định của BLHS, các văn bản hướng dẫn về các trường hợp tự thú và đầuthú cũng như giá trị pháp lý của các văn bản này.1. Về tình tiết tự thú:Tự thú là “tự mình nhận tội và khai ra các hành động phạm pháp của mình”1Người phạm tội tự thú có nhiều mức độ khác nhau, nếu hiểu theo nghĩa rộng thì tự thú bao hàm cảkhái niệm nêu trên và cả đầu thú, thành khẩn khai báo. Tuy nhiên, về pháp lý, chỉ coi tự thú khi tộiphạm họ thực hiện chưa bị phát hiện nhưng tự đến cơ quan có thẩm quyền (Công an, Viện kiểmsát, Thanh tra...) khai báo hành vi phạm tội của mình và đồng phạm (nếu có).Tự thú là tự khai ra hành vi phạm tội của mình với các nhà chức trách. Việc người phạm tội tự khaira hành vi phạm tội của mình với nhà chức trách là biểu hiện của sự ăn năn hối cải về việc làm saitrái của mình nên đáng được khoan hồng, nhưng mức độ khoan hồng tới đâu, thì lại phải căn cứ vàochính sách hình sự của Nhà nước; căn cứ vào tính chất mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội,hậu quả đã xảy ra; thái độ khai báo; sự góp phần vào việc phát hiện và điều tra tội phạm của ngườitự thú. BLHS quy định người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự nếu “trước khi hànhvi phạm tội bị phát giác, người phạm tội đã tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việcphát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm”.2Trong trường hợp người phạm tội tự thú nhưng chưa đến mức được miễn trách nhiệm hình sự theokhoản 2 Điều 25 BLHS thì được coi là tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm o khoản 1 Điều 46BLHS.Thông tư số 05/TTLN hướng dẫn thi hành chính sách Đối với người phạm tội ra tự thú đã quy định:“Người đã thực hiện hành vi phạm tội, nhưng chưa bị phát giác, không kể phạm tội gì, thuộctrường hợp nghiêm trọng hay ít nghiêm trọng mà ra tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quảvào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả tội phạm thìcó thể được miễm trách nhiệm hình sự theo quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 48 (nay là khoản 2Điều 25 BLHS năm 1999) hoặc được giảm nhẹ hình phạt theo quy định tại Điều 38 (nay là Điều46) BLHS năm 1999; nếu cùng với việc tự thú mà còn lập công lớn, vận động được nhiều ngườikhác đã phạm tội ra tự thú thì có thể được khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước”3. Nhưvậy, người tự thú có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có đủ những điều kiện sau:- Tội phạm mà người tự thú đã thực hiện chưa bị phát giác, tức là chưa ai biết có tội phạm ...