Danh mục

Một số vấn đề lý luận về phát triển khu vực FDI trong thực hiện chiến lược phát triển bền vững

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 418.68 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (11 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này hệ thống và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về phát triển khu vực FDI trong thực hiện chiến lược phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Thực tế, đã có nhiều nghiên cứu về tác động của FDI đến các khía cạnh của phát triển bền vững nhưng chưa có nhiều công trình nghiên cứu về khu vực FDI với tư cách là một khu vực đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững của nước tiếp nhận.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề lý luận về phát triển khu vực FDI trong thực hiện chiến lược phát triển bền vững MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KHU VỰC FDI TRONG THỰC HIỆN CHIẾN LƢỢC PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG PGS.TS Lê Quốc Hội Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt Bài viết này hệ thống và làm rõ hơn một số vấn đề lý luận về phát triển khu vực FDI trong thực hiện chiến lược phát triển bền vững của mỗi quốc gia. Thực tế, đã có nhiều nghiên cứu về tác động của FDI đến các khía cạnh của phát triển bền vững nhưng chưa có nhiều công trình nghiên cứu về khu vực FDI với tư cách là một khu vực đóng góp vào mục tiêu phát triển bền vững của nước tiếp nhận. Bài viết cho ra rằng để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững cần tiếp cận thông qua 2 cách: (i) Xác định mục tiêu phát triển bền vững từ động lực và lợi ích của khu vực FDI; (ii) Tăng cường tác động và đóng góp của FDI vào việc thực hiện phát triển bền vững về kinh tế, xã hội và môi trường. Từ khóa: FDI, phát triển bền vững, 1.1. Khái niệm FDI Mặc dù FDI là một hoạt động phổ biến nhưng có nhiều quan niệm về FDI được đưa ra với các cách tiếp cận và diễn giải khác nhau. Tuy vậy các khái niệm về FDI có những sự tương đồng nhất định về chủ thể, mục đích, phương thức hoạt động. Theo IMF (1977), FDI nhằm thu lợi ích lâu dài cho doanh nghiệp hoạt động ở một nền kinh tế khác nước nhà đầu tư. Mục đích của nhà đầu tư là giành được quyền quản lý. Theo WTO (1996), FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước có một tài sản ở một nước khác cùng quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là căn cứ phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Tài sản quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Nhà đầu tư thường được gọi là 'công ty mẹ' và các tài sản được gọi là 'công ty con' hay 'chi nhánh công ty'. UNCTAD (1999) cho rằng FDI là một khoản đầu tư dài hạn và phản ánh lợi ích lâu dài từ sự kiểm soát của nhà đầu tư hoặc công ty mẹ đối với các xí nghiệp, chi nhánh ở một nền kinh tế khác. Theo OECD (1999), FDI phản ánh việc đạt được mục tiêu về lợi ích lâu dài của một thực thể thường trú trong một nền kinh tế (nhà đầu tư trực tiếp- direct investor) và một cư dân chủ thể của một nền kinh tế khác hơn là của nhà đầu tư (doanh nghiệp đầu tư trực tiếp- enterprise direct investor)”. Lợi ích lâu dài là mối quan hệ giữa nhà đầu tư trực tiếp, doanh nghiệp và tầm quan trọng của quản lý doanh nghiệp. FDI liên quan đến giao dịch đầu tiên giữa hai thực thể và sau đó là giao dịch về vốn giữa họ và giữa các doanh nghiệp hợp tác, liên kết hoặc không hợp tác. Trong đó, “nhà đầu tư trực tiếp” được hiểu là người nắm quyền kiểm soát từ 10% trở lên vốn của một công ty. 337 INCOTERMS (2010) đưa ra khái niệm: FDI là một bộ phận của tài khoản quốc gia, là một khoản đầu tư của tài sản của nước ngoài không bao gồm khoản đầu tư vào thị trường chứng khoán. Đối với nước tiếp nhận đầu tư, FDI được cho là có lợi hơn các khoản đầu tư vào cổ phiếu của một công ty bởi khoản đầu tư này có thể sẽ rời khỏi ngay lập tức khi có sự cố. Trong khi, FDI nhìn chung được coi là ổn định hơn cho dù mọi thứ có tốt lên hoặc xấu đi. Theo Luật đầu tư nước ngoài (2015), FDI là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định. Như vậy có thể khái quát, FDI là một loại hình của đầu tư quốc tế, trong đó chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp tham gia điều hành và quản lý hoạt động sử dụng vốn. Về thực chất FDI là sự đầu tư của các cá nhân, công ty (hầu hết là các công ty xuyên quốc gia và đa quốc gia) nhằm xây dựng các cơ sở, chi nhánh ở nước ngoài và làm chủ toàn bộ hay từng phần cơ sở đó. Đây là loại hình đầu tư, trong đó nhà đầu tư nước ngoài tham gia đóng góp một số vốn đủ lớn vào việc sản xuất hoặc cung cấp dịch vụ và cho phép họ trực tiếp tham gia quản lý, điều hành đối tượng đầu tư nhằm mục đích thu được lợi nhuận cao hơn qua việc triển khai sản xuât kinh doanh ở nước ngoài. 1.2. Động lực của FDI Một số lý thuyết đã được xây dựng để giải thích động lực của FDI. Lý thuyết lợi ích cận biên của Dougall- Kemp (1960) giải thích động lực FDI xuất phát từ sự khác nhau về năng suất biên của vốn, dẫn tới việc di chuyển vốn từ nơi có năng suất biên thấp sang nơi có năng suất biên cao. Mặc dù, lý thuyết này chưa giải thích được lý do vì sao một quốc gia vừa có dòng vốn di chuyển ra nhưng đồng thời có cả dòng vốn di chuyển vào, nhưng đây vẫn là một lý thuyết được trích dẫn khá phổ biến. Lý thuyết về quyền lực thị trường của Hymer (1960) khẳng định yếu tố cốt lõi cần phải có, thúc đẩy và làm nên thành công cho nhà đầu tư là khả năng chi phối thị trường thông qua bí quyết công nghệ, bí quyết thương mại hoặc kiến thức, kỹ năng đặc biệt, lợi thế vượt trội của nhà đầu tư này so với nhà đầu tư khác. Lý thuyết về chu kỳ sống quốc tế của sản phẩm của Vernon (1966) xem xét FDI là sự phản ứng của các nhà đầu tư thích ứng với thay đổi trạng thái sản phẩm. Để duy trì sự tồn tại và phát triển sản phẩm, các nhà đầu tư di chuyển vốn ra thị trường nước ngoài. Lý thuyết này chỉ giải thích lý do FDI dựa theo nguyên lý vòng đời quốc tế của sản phẩm mà không giải thích được vì sao các dạng FDI khác lại không hiệu quả hoặc kém hiệu quả hơn. Lý thuyết chiết trung của Dunning (1993) đưa ra ba yếu tố tác động tới quyết định đầu tư ra nước ngoài của nhà đầu tư là lợi thế về sở hữu (Ownership); lợi thế về vị trí (Location) và lợi thế về gắn kết nội bộ (Internalizatinon) của doanh nghiệp để trả lời cho ba câu hỏi “tại sao nhà đầu tư muốn đầu tư ra nước ngoài, địa điểm nào được nhà đầu tư lựa chọn đầu tư và nhà đầu tư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: