Danh mục

MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ CHỦ THỂ CỦA HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

Số trang: 7      Loại file: doc      Dung lượng: 70.00 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xuất phát từ bản chất kinh tế cũng như bản chất pháp lý của hoạt động nhượng quyền thương mại, hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng giống như các loại hợp đồng thông thường khác, là sự thoả thuận của các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại về những vấn đề chính trong nội dung của quan hệ này. Đây chính là cơ sở phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên trong hoạt động nhượng quyền và cũng là cơ sở để giải quyết tranh chấp có thể sẽ phát sinh trong quá trình các bên thực hiện hợp...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ CHỦ THỂ CỦA HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁP LÝ VỀ CHỦ THỂ CỦA HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI  THS. VŨ ĐẶNG HẢI YẾN 1. Khái niệm hợp đồng nhượng quyền thương mại Xuất phát từ bản chất kinh tế cũng như bản chất pháp lý của hoạt động nhượng quyền thương mại, hợp  đồng nhượng quyền thương mại cũng giống như các loại hợp đồng thông thường khác, là sự thoả thuận  của các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại về những vấn đề chính trong nội dung của quan  hệ này. Đây chính là cơ sở phát sinh quyền, nghĩa vụ của các bên trong hoạt động nhượng quyền và  cũng là cơ sở để giải quyết tranh chấp có thể sẽ phát sinh trong quá trình các bên thực hiện hợp đồng. Theo Hiệp ước EEC, “Hợp đồng nhượng quyền thương mại là một thoả thuận trong đó, một bên là bên  nhượng quyền cấp phép cho một bên khác là bên nhận quyền khả năng được khai thác một “quyền  thương mại” nhằm mục đích xúc tiến thương mại đối với một loại sản phẩm hoặc dịch vụ đặc thù để đổi  lại một cách trực tiếp hay gián tiếp một khoản tiền nhất định. Hợp đồng này phải quy định những nghĩa  vụ tối thiểu của các bên, liên quan đến: việc sử dụng tên thông thường hoặc dấu hiệu của cửa hàng  hoặc một cách thức chung; việc trao đổi công nghệ giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền; việc  tiếp tục thực hiện của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền trong việc trợ giúp, hỗ trợ thương mại  cũng như kỹ thuật trong suốt thời gian hợp đồng nhượng quyền thương mại còn hiệu lực”[1]. Có thể nói, hợp đồng nhượng quyền thương mại là một loại hợp đồng chứa đựng những đặc điểm tổng  hợp của rất nhiều loại hợp đồng khác nhau. Hợp đồng nhượng quyền thương mại có chứa đựng những  yếu tố của hợp đồng li ­xăng, đó là sự hướng tới việc sử dụng một số đối tượng của quyền sở hữu công  nghiệp như sáng chế, nhãn hiệu hàng hoá, kiểu dáng công nghiệp. Bên cạnh đó, hợp đồng này còn có  những điểm tương đồng với hợp đồng chuyển giao công nghệ khi mà trong nội dung của hợp đồng luôn  xác định rõ việc bên nhượng quyền phải chuyển giao, cung cấp, hướng dẫn cho bên nhận quyền các  công nghệ đi kèm và các tài liệu hướng dẫn vận hành công nghệ đó. Không những thế, bóng dáng của  các hợp đồng cung ứng, hợp đồng đại lý phân phối cũng hiện hữu trong hợp đồng nhượng quyền thương  mại . Với tính chất tổng hợp này, hợp đồng nhượng quyền thương mại và các vấn đề cụ thể liên quan tới  chúng đã đặt việc nghiên cứu trước ngưỡng cửa của sự phức tạp. Mặc dù Hiệp hội nhượng quyền thương mại của nước Đức đã đưa ra một khái niệm chính thức về hoạt  động nhượng quyền thương mại , nhưng pháp luật thương mại của nước này lại không đề cập đến khái  niệm hợp đồng nhượng quyền thương mại với tư cách là một loại hợp đồng đặc thù. Trong con mắt của  người Đức, hợp đồng nhượng quyền thương mại chỉ là một loại hợp đồng hợp tác để phân phối sản  phẩm. Tuy nhiên, do được nhìn nhận là một loại thoả thuận theo chiều dọc giữa các tác nhân kinh tế  (giữa nhà sản xuất và người bán lẻ), hợp đồng nhượng quyền thương mại lại trở thành một đối tượng  xem xét của pháp luật cạnh tranh[2]. Đối với nước Đức, hợp đồng nhượng quyền thương mại chỉ được  nhận biết thông qua sự so sánh chúng với các hợp đồng phân phối hàng hoá, dịch vụ với các đặc tính:  thứ nhất, trong hợp đồng nhượng quyền, quan hệ cung ứng hàng hoá, dịch vụ từ phía bên nhượng quyền  cho bên nhận quyền không nhất thiết phải tồn tại với lý do bên nhận quyền có thể tự mình sản xuất ra  sản phẩm; thứ hai, bên nhượng quyền trao toàn bộ “quyền thương mại” dưới một thể thống nhất cho bên  nhận quyền; thứ ba, bên nhận quyền vẫn có tên thương mại của mình trong con mắt pháp luật, mặc dù  dịch vụ hoặc hàng hoá mà bên này cung cấp trên thị trường lại không mang tên thương mại đã đăng ký  với nhà nước. Cũng tương tự như nước Đức, Cộng hoà Pháp cũng không ban hành một luật riêng cho hoạt động  nhượng quyền thương mại . ở đây, các án lệ, các quy định của Hiệp hội nhượng quyền thương mại Pháp  được coi là luật lệ chính điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại . Nói đến nhượng quyền  thương mại , người Pháp luôn nhắc tới một vụ án nổi tiếng có liên quan – vụ Pronuptia de Paris – trong  đó nội dung tranh chấp chính liên quan đến các thoả thuận của một hợp đồng nhượng quyền từ một  hãng bán áo cưới nổi tiếng của Pháp và một cá nhân với tư cách là bên nhận quyền. Sau này, nghĩa là  sau thời điểm có phán quyết của Toà án về vụ Pronuptia vào năm 1986, hầu hết các vụ tranh chấp liên  quan đến hợp đồng nhượng quyền thương mại đều được các Toà án ở Pháp và trong khối Cộng đồng  chung châu Âu xem xét dưới góc độ của án lệ Pronuptia. Khi giải quyết tranh chấp đối với Pronuptia,  Toà Phúc thẩm Paris đã lần đầu tiên công nhận hiệu lực của hợp đồng nhượng quyền thương mại với  tính chất không phải một dạng hợp đồng phân phối sản phẩm mà là hợp đồng theo đó, một bên có thể  mở rộng mạng lưới, kiếm tìm lợi nhuận mà không cần đầu tư bằng tiền của chính mình[3]. Như vậy, ở  Pháp, đây là lần đầu tiên hợp đồng nhượng quyền thương mại được nhìn nhận đúng với bản chất của  nó. Có thể nói, hầu hết những khái niệm về hợp đồng nhượng quyền thương mại ra đời sau này ở một số  nước châu Âu đều dựa trên những đặc điểm chính mà các chủ thể của án lệ Pronuptia đã thoả thuận.  Một thực tế là, không phải quốc gia nào cũng có khái niệm riêng biệt để nhận biết hợp đồng nhượng  quyền thương mại . Tuy nhiên, bằng cách này hay cách khác, loại hợp đồng này vẫn được phân biệt với  các loại hợp đồng khác như hợp đồng li ­xăng hay hợp đồng đại lý phân phối sản phẩm. Như vậy, hợp đồng nhượng quyền thương mại là một tập hợp các thoả thuận của các bên chủ thể, trong  đó các bên phải đề cập đến ít nhất một số vấn đề chủ yếu liên quan đến: thứ nhất, sự chuyển giao các  yếu tố của quyền sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ từ bên nhượng quyền sang bên nhận quyền nhằm  khai thác thu lợi nhuận; thứ hai, sự hỗ trợ của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền trong suốt quá  trình thực hiện hợp đồng; thứ ba, nghĩa vụ tài chính cũn ...

Tài liệu được xem nhiều: