Một số vấn đề về chủ nghĩa hợp hiến
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 212.82 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Có một câu chuyện kể rằng, loài ếch cần một trật tự để sinh tồn nhưng Thượng đế lại sai rắn duy trì trật tự cho ếch. Nếu không có rắn, ếch sẽ rơi vào tình trạng hỗn loạn vì không có người duy trì trật tự; nhưng bản thân rắn cũng lại là một mối nguy hại đối với ếch, có thể thôn tính ếch. Tương tự như vậy, loài người phải cần đến quyền lực nhà nước để duy trì một đời sống trật tự và phát triển; nhưng loài người cũng lại phải đối mặt với...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề về chủ nghĩa hợp hiến Một số vấn đề về chủ nghĩa hợp hiến1.* Khái niệm chủ nghĩa hợp hiến(constitutionalism)Có một câu chuyện kể rằng, loài ếch cần một trật tự để sinh tồn nhưng Thượngđế lại sai rắn duy trì trật tự cho ếch. Nếu không có rắn, ếch sẽ rơi vào tình trạnghỗn loạn vì không có người duy trì trật tự; nhưng bản thân rắn cũng lại là mộtmối nguy hại đối với ếch, có thể thôn tính ếch. Tương tự như vậy, loài ngườiphải cần đến quyền lực nhà nước để duy trì một đời sống trật tự và phát triển;nhưng loài người cũng lại phải đối mặt với những tác hại mà quyền lực nhànước mang đến.Quyền lực nhà nước khi bị tha hoá sẽ trở th ành công cụ thoả mãn lợi ích củanhững người nắm giữ và quay trở lại trấn áp xã hội: chính quyền chủ nô coingười bị trị như những công cụ biết nói; ch ính quyền phong kiến đàn áp đẫmmáu các cuộc nổi dậy của nông dân; tham nhũng đang lan toả nh ư một bệnhdịch toàn cầu… Sự nguy hiểm của quyền lực nhà nước gắn với bản chất củanó. Thuộc tính của quyền lực là lạm quyền. Ai có quyền lực cũng có xu hướnglạm quyền. Hobbes, một triết gia lớn người Anh đã nói: Trước hết, tôi kể trongxu hướng tổng quát của tất cả nhân loại, một sự thèm khát thường trực vàkhông nguôi hết quyền lực này đến quyền lực khác và sự thèm khát ấy chỉchấm dứt với cái chết mà thôi. Khát vọng quyền lực không phải chỉ giới hạntrong một số ít người có tham vọng, mà nó hiện hữu phổ biến ở tất cả mọingười. Do đó, tất cả những gì mà con người có thể quan niệm là đang thèmmuốn vì sự khoái lạc nó đem lại - như kiến thức, nghệ thuật, sự nhàn tản, sựbình thản - thì mọi thứ ấy đều phụ thuộc vào sự đòi hỏi có quyền lực và chỉđược phán đoán trên căn bản quyền lực của con người”. Đối với quyền lựcchính trị thì nguy cơ lạm quyền lại càng cao vì đây là một thứ quyền lực có tácđộng phổ biến nhất trong xã hội và đem lại lợi ích cho người nắm giữ quyền lựcnhiều nhất. Một nhà cách mạng Pháp đã diễn đạt ý tưởng này trong câu nói:“Cai trị thì ngây thơ vô tội sao được”.Nỗi nguy hiểm của quyền lực nhà nước đã đánh thức lương tâm nhân loại. Từrất sớm, khi quyền lực nhà nước mới được hình thành thì con người đã nghĩđến những phương kế để chống lại sự tha hoá của quyền lực. Từ những yêusách đối với đạo đức của nhà cầm quyền đến những định chế giám sát kiểu nh ưNgự sử đài đều là những giải pháp để chống lại sự tha hoá của quyền lực nh ànước. Xã hội ngày càng tiến bộ, suy nghĩ của loài người về các biện pháp kiểmsoát quyền lực ngày càng hoàn thiện hơn. Theo dòng phát triển đó, chủ nghĩahợp hiến đã ra đời với những ý tưởng cách mạng về kiểm soát quyền lực nhànước.Chủ nghĩa hợp hiến ra đời giải quyết được bài toán của loài người là vừa cầnquyền lực nhà nước lại vừa có thể tránh khỏi những nguy hiểm do nó mang lại.“Bất cứ cơ quan nào sử dụng quyền lực đủ để bảo vệ tôi chống lại sự cướp bóc củangười hàng xóm của tôi, cũng có thể sử dụng quyền lực đó để huỷ hoại tôi hoặcbiến tôi thành nô lệ. Sự nghịch lý này dựa trên nền tảng của lý thuyết về nhà nướctự nhiên hiện đại. Làm sao chúng ta có thể thoát khỏi tình trạng vô chính phủ màkhông rơi vào chế độ chuyên chế? Làm sao chúng ta có thể trao cho người cai trịquyền kiểm soát người bị trị trong khi bảo đảm rằng khối quyền lực khổng lồ nàykhông bị lạm dụng? Giải pháp dân chủ tự do đối với vấn đề này là chủ nghĩa hợphiến… Chính quyền tự do là một sự canh tân đối với lý do này, bởi vì nó có ýnghĩa để giải quyết vấn đề giữa vô chính phủ và chuyên chế trong vòng những hệthống các quy tắc gắn kết, độc lập”.Chủ nghĩa hợp hiến là “khái niệm về một chính quyền hữu hạn mà thẩm quyền tốihậu của nó là tuân theo sự đồng ý của nhân dân”. Hay “Hiến pháp thường đượcđịnh nghĩa là tổng thể các quy tắc thành văn hoặc bất thành văn, pháp lý hay siêupháp quy định về chính quyền và sự vận hành của nó. Tuy nhiên, có những ýtưởng về sự hạn chế nằm trong danh từ hiến pháp - ý tưởng về hiến pháp như mộtsự sắp đặt không chỉ quy định mà còn giới hạn chính quyền, ít nhất là trong nhữnghoạt động hàng ngày của nó”. Sự giới hạn đó được gọi là chủ nghĩa hợp hiến.“Chủ nghĩa hợp hiến dân chủ - dựa trên ý tưởng về các quyền cá nhân và cácquyền cộng đồng, và giới hạn quyền lực của chính quyền - tạo lập khung điềuchỉnh một nền dân chủ. Chủ nghĩa hợp hiến nhận thức rằng một chính quyền dânchủ và có trách nhiệm phải đi liền với những giới hạn mang tính định chế đối vớiquyền lực của chính quyền”.Một học giả Trung Quốc trên cơ sở nghiên cứu quan niệm về chủ nghĩa hợp hiếnđã đưa ra định nghĩa mang tính chất diễn giải về chủ nghĩa hợp hiến: “Chủ nghĩahợp hiến nghĩa là một hệ thống các sắp xếp về chính trị, theo đó có một đạo luậttối cao (thường được gọi là hiến pháp), toàn bộ hệ thống chính quyền được điềuchỉnh bởi hiến pháp, chỉ có ý chí của nhân dân (thường được xác định thông quamột quy trình đặc biệt có từ trước, thường thông qua cơ chế bỏ phiếu đa số tuyệtđối) m ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề về chủ nghĩa hợp hiến Một số vấn đề về chủ nghĩa hợp hiến1.* Khái niệm chủ nghĩa hợp hiến(constitutionalism)Có một câu chuyện kể rằng, loài ếch cần một trật tự để sinh tồn nhưng Thượngđế lại sai rắn duy trì trật tự cho ếch. Nếu không có rắn, ếch sẽ rơi vào tình trạnghỗn loạn vì không có người duy trì trật tự; nhưng bản thân rắn cũng lại là mộtmối nguy hại đối với ếch, có thể thôn tính ếch. Tương tự như vậy, loài ngườiphải cần đến quyền lực nhà nước để duy trì một đời sống trật tự và phát triển;nhưng loài người cũng lại phải đối mặt với những tác hại mà quyền lực nhànước mang đến.Quyền lực nhà nước khi bị tha hoá sẽ trở th ành công cụ thoả mãn lợi ích củanhững người nắm giữ và quay trở lại trấn áp xã hội: chính quyền chủ nô coingười bị trị như những công cụ biết nói; ch ính quyền phong kiến đàn áp đẫmmáu các cuộc nổi dậy của nông dân; tham nhũng đang lan toả nh ư một bệnhdịch toàn cầu… Sự nguy hiểm của quyền lực nhà nước gắn với bản chất củanó. Thuộc tính của quyền lực là lạm quyền. Ai có quyền lực cũng có xu hướnglạm quyền. Hobbes, một triết gia lớn người Anh đã nói: Trước hết, tôi kể trongxu hướng tổng quát của tất cả nhân loại, một sự thèm khát thường trực vàkhông nguôi hết quyền lực này đến quyền lực khác và sự thèm khát ấy chỉchấm dứt với cái chết mà thôi. Khát vọng quyền lực không phải chỉ giới hạntrong một số ít người có tham vọng, mà nó hiện hữu phổ biến ở tất cả mọingười. Do đó, tất cả những gì mà con người có thể quan niệm là đang thèmmuốn vì sự khoái lạc nó đem lại - như kiến thức, nghệ thuật, sự nhàn tản, sựbình thản - thì mọi thứ ấy đều phụ thuộc vào sự đòi hỏi có quyền lực và chỉđược phán đoán trên căn bản quyền lực của con người”. Đối với quyền lựcchính trị thì nguy cơ lạm quyền lại càng cao vì đây là một thứ quyền lực có tácđộng phổ biến nhất trong xã hội và đem lại lợi ích cho người nắm giữ quyền lựcnhiều nhất. Một nhà cách mạng Pháp đã diễn đạt ý tưởng này trong câu nói:“Cai trị thì ngây thơ vô tội sao được”.Nỗi nguy hiểm của quyền lực nhà nước đã đánh thức lương tâm nhân loại. Từrất sớm, khi quyền lực nhà nước mới được hình thành thì con người đã nghĩđến những phương kế để chống lại sự tha hoá của quyền lực. Từ những yêusách đối với đạo đức của nhà cầm quyền đến những định chế giám sát kiểu nh ưNgự sử đài đều là những giải pháp để chống lại sự tha hoá của quyền lực nh ànước. Xã hội ngày càng tiến bộ, suy nghĩ của loài người về các biện pháp kiểmsoát quyền lực ngày càng hoàn thiện hơn. Theo dòng phát triển đó, chủ nghĩahợp hiến đã ra đời với những ý tưởng cách mạng về kiểm soát quyền lực nhànước.Chủ nghĩa hợp hiến ra đời giải quyết được bài toán của loài người là vừa cầnquyền lực nhà nước lại vừa có thể tránh khỏi những nguy hiểm do nó mang lại.“Bất cứ cơ quan nào sử dụng quyền lực đủ để bảo vệ tôi chống lại sự cướp bóc củangười hàng xóm của tôi, cũng có thể sử dụng quyền lực đó để huỷ hoại tôi hoặcbiến tôi thành nô lệ. Sự nghịch lý này dựa trên nền tảng của lý thuyết về nhà nướctự nhiên hiện đại. Làm sao chúng ta có thể thoát khỏi tình trạng vô chính phủ màkhông rơi vào chế độ chuyên chế? Làm sao chúng ta có thể trao cho người cai trịquyền kiểm soát người bị trị trong khi bảo đảm rằng khối quyền lực khổng lồ nàykhông bị lạm dụng? Giải pháp dân chủ tự do đối với vấn đề này là chủ nghĩa hợphiến… Chính quyền tự do là một sự canh tân đối với lý do này, bởi vì nó có ýnghĩa để giải quyết vấn đề giữa vô chính phủ và chuyên chế trong vòng những hệthống các quy tắc gắn kết, độc lập”.Chủ nghĩa hợp hiến là “khái niệm về một chính quyền hữu hạn mà thẩm quyền tốihậu của nó là tuân theo sự đồng ý của nhân dân”. Hay “Hiến pháp thường đượcđịnh nghĩa là tổng thể các quy tắc thành văn hoặc bất thành văn, pháp lý hay siêupháp quy định về chính quyền và sự vận hành của nó. Tuy nhiên, có những ýtưởng về sự hạn chế nằm trong danh từ hiến pháp - ý tưởng về hiến pháp như mộtsự sắp đặt không chỉ quy định mà còn giới hạn chính quyền, ít nhất là trong nhữnghoạt động hàng ngày của nó”. Sự giới hạn đó được gọi là chủ nghĩa hợp hiến.“Chủ nghĩa hợp hiến dân chủ - dựa trên ý tưởng về các quyền cá nhân và cácquyền cộng đồng, và giới hạn quyền lực của chính quyền - tạo lập khung điềuchỉnh một nền dân chủ. Chủ nghĩa hợp hiến nhận thức rằng một chính quyền dânchủ và có trách nhiệm phải đi liền với những giới hạn mang tính định chế đối vớiquyền lực của chính quyền”.Một học giả Trung Quốc trên cơ sở nghiên cứu quan niệm về chủ nghĩa hợp hiếnđã đưa ra định nghĩa mang tính chất diễn giải về chủ nghĩa hợp hiến: “Chủ nghĩahợp hiến nghĩa là một hệ thống các sắp xếp về chính trị, theo đó có một đạo luậttối cao (thường được gọi là hiến pháp), toàn bộ hệ thống chính quyền được điềuchỉnh bởi hiến pháp, chỉ có ý chí của nhân dân (thường được xác định thông quamột quy trình đặc biệt có từ trước, thường thông qua cơ chế bỏ phiếu đa số tuyệtđối) m ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
luật học tài liệu luật học lý thuyết luật học giáo trình luật học bài giảng luật học chuyên môn luật họcTài liệu liên quan:
-
TÍNH HỢP LÝ CỦA VĂN BẢN QUI PHẠM PHÁP LUẬT QUA BỘ LUẬT NAPOLEON 1804
18 trang 118 0 0 -
Luận văn tốt nghiệp: Hợp đồng bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển quốc tế
108 trang 115 0 0 -
Luật Tục - Tội giết người trong luật tục
22 trang 67 0 0 -
Tổng hợp đề thi môn Luật ngân hàng
5 trang 40 1 0 -
Báo cáo Triết học pháp luật trong hệ thống các khoa học pháp lý
8 trang 40 0 0 -
Tổng hợp đề thi môn Luật Tố tụng hành chính
24 trang 32 0 0 -
ĐỀ THI LUẬT HÔN NHÂN & GIA ĐÌNH – ĐỀ SỐ 3
3 trang 30 0 0 -
Báo cáo Sự thay đổi về thu nhập của người lao động dư thừa ở Hà nội
9 trang 29 0 0 -
Báo cáo Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp: Nghiên cứu so sánh các tiêu chí và phương pháp
10 trang 29 0 0 -
57 trang 27 0 0