Một số vấn đề về đầu tư nước ngoài ở Việt Nam thời gian qua
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 304.46 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Một số vấn đề về đầu tư nước ngoài ở Việt Nam thời gian qua tập trung phân tích những ưu điểm cốt yếu nhất, những bất lợi đang phải đối mặt, và đề xuất một số gợi ý mang tính chất tham khảo cho khu vực vực kinh tế FDI trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề về đầu tư nước ngoài ở Việt Nam thời gian qua MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA NCS. Nguyễn Mậu Hùng Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Tóm tắt Bằng các phương pháp định tính và định lượng cũng như chuyên ngành và liênngành, bài viết chỉ ra rằng, mặc dù quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài của ViệtNam chưa lâu, nhưng khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đạtđược nhiều thành tựu hết sức quan trọng. Trong khi số lượng dự án đầu tư nước ngoàikhông ngừng tăng lên và tổng số vốn đầu tư ngày càng lớn, tỷ lệ tham gia đóng góp củacác doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho ngân sách nhà nước và tổng sản phẩmquốc nội cũng tăng liên tục. Cùng lúc đó, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoàikhông chỉ là một trong những lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chủ lực củaViệt Nam, mà còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận không nhỏngười lao động. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam về cơ bản vẫnưu tiên tận dụng nguồn nhân công giá rẻ hơn là đầu tư và chuyển giao khoa học côngnghệ. Bên cạnh đó, mặc dù Việt Nam là một nước có rất nhiều lợi thế về sản xuất nôngnghiệp, nhưng tổng số vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài trên lĩnh vực nàylại quá khiêm tốn. Từ khóa: đầu tư nước ngoài, ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài,nhân công giá rẻ, người lao động SOME QUESTIONS ON FOREIGN INVESTMENT IN VIETNAM IN THE LAST FEW DECADES Abstract By qualitative and quantitative as well as specialized and interdisciplinarymethods, the paper shows that although the process of attracting foreign investment ofVietnam is not too long, economic sector of foreign investment has achieved a numberof important achievements. While the number of foreign investment projects isconstantly increasing and the total number of investment capital is growing, contributionrate of foreign investment enterprises for state budget and the gross domestic product isalso rising continuously. At the same time, economic sector of foreign investment is notonly one of Vietnam’s key export sectors of industrial products, but also contributes tothe increase of job opportunities for a vast number of labors. However, foreignenterprises in Vietnam still prioritize to take advantage of cheaper labor sources rather 326than investment and transfer of science and technology. Additionally, although Vietnamis a country with a wide range of advantages in agricultural production, the total numberof investment capital of foreign enterprises in this field is too modest. Keywords: foreign investment, state budget, state enterprise, cheap worker, labor 1. PHẦN MỞ ĐẦU Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) không chỉ là mộtthành phần kinh tế quan trọng, mà còn là một thị trường lao động dồi dào và tiềm năngcủa các nước đang phát triển. Mặc dù khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàichỉ thực sự nở rộ trong thời kỳ đổi mới và mở cửa từ sau năm 1986, nhưng Việt Nam đãđạt được nhiều thành tựu rất đáng tự hào trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, vẫn còntồn tại không ít vấn đề trong khu vực kinh tế năng động và có nhiều đóng góp này. Chínhvì vậy, việc nhìn lại những kết quả đạt được cũng như chỉ ra những điểm yếu cần khắcphục sau hơn ba thập kỷ thu hút vốn đầu tư nước ngoài không những rất cần thiết, màcòn vô cùng cấp thiết đối với cả các cơ quan quản lý lẫn các nhà hoạch định chính sáchtrong bối cảnh Việt Nam đang chủ động hội nhập và tham gia nhiều hiệp định thươngmại quốc tế thế hệ mới. Đây là một vấn đề phần nào đã nhận được sự quan tâm của cảgiới nghiên cứu trong và ngoài nước lẫn các cơ quan chức năng bằng nhiều hình thứcvà mức độ khác nhau, nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất. Chính vì thế, trên cơsở sử dụng các phương pháp định tính và định lượng cũng như chuyên ngành và liênngành, bài viết tập trung phân tích những ưu điểm cốt yếu nhất, những bất lợi đang phảiđối mặt, và đề xuất một số gợi ý mang tính chất tham khảo cho khu vực vực kinh tế FDItrong thời gian tới. 2. MỘT SỐ THÀNH TỰU VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 2.1. Các thành tựu chủ yếu Mặc dù quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam chỉ thực sự bắtđầu từ sau ngày có chính sách đổi mới năm 1986, nhưng cho đến nay đã đạt được nhiềuthành tựu hết sức căn bản và toàn diện. Về số lượng, kể từ ngày 29 tháng 12 năm 1987,lúc Quốc hội thông qua Luật Đầu tư đầu tiên của Việt Nam cho đến ngày đến ngày 1tháng 1 năm 2017, số lượng doanh nghiệp FDI là 14.600. Con số này tăng 54,2% so vớingày 1 tháng 1 năm 2012 và bình quân mỗi năm tăng 9,2% [3]. Đến tháng 5 năm 2018,Việt Nam đã thu hút 25.691 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốnđăng ký lên đến 323 tỷ USD, ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề về đầu tư nước ngoài ở Việt Nam thời gian qua MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA NCS. Nguyễn Mậu Hùng Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Tóm tắt Bằng các phương pháp định tính và định lượng cũng như chuyên ngành và liênngành, bài viết chỉ ra rằng, mặc dù quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài của ViệtNam chưa lâu, nhưng khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã đạtđược nhiều thành tựu hết sức quan trọng. Trong khi số lượng dự án đầu tư nước ngoàikhông ngừng tăng lên và tổng số vốn đầu tư ngày càng lớn, tỷ lệ tham gia đóng góp củacác doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cho ngân sách nhà nước và tổng sản phẩmquốc nội cũng tăng liên tục. Cùng lúc đó, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoàikhông chỉ là một trong những lĩnh vực xuất khẩu các mặt hàng công nghiệp chủ lực củaViệt Nam, mà còn góp phần giải quyết công ăn việc làm cho một bộ phận không nhỏngười lao động. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp nước ngoài ở Việt Nam về cơ bản vẫnưu tiên tận dụng nguồn nhân công giá rẻ hơn là đầu tư và chuyển giao khoa học côngnghệ. Bên cạnh đó, mặc dù Việt Nam là một nước có rất nhiều lợi thế về sản xuất nôngnghiệp, nhưng tổng số vốn đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài trên lĩnh vực nàylại quá khiêm tốn. Từ khóa: đầu tư nước ngoài, ngân sách nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài,nhân công giá rẻ, người lao động SOME QUESTIONS ON FOREIGN INVESTMENT IN VIETNAM IN THE LAST FEW DECADES Abstract By qualitative and quantitative as well as specialized and interdisciplinarymethods, the paper shows that although the process of attracting foreign investment ofVietnam is not too long, economic sector of foreign investment has achieved a numberof important achievements. While the number of foreign investment projects isconstantly increasing and the total number of investment capital is growing, contributionrate of foreign investment enterprises for state budget and the gross domestic product isalso rising continuously. At the same time, economic sector of foreign investment is notonly one of Vietnam’s key export sectors of industrial products, but also contributes tothe increase of job opportunities for a vast number of labors. However, foreignenterprises in Vietnam still prioritize to take advantage of cheaper labor sources rather 326than investment and transfer of science and technology. Additionally, although Vietnamis a country with a wide range of advantages in agricultural production, the total numberof investment capital of foreign enterprises in this field is too modest. Keywords: foreign investment, state budget, state enterprise, cheap worker, labor 1. PHẦN MỞ ĐẦU Khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) không chỉ là mộtthành phần kinh tế quan trọng, mà còn là một thị trường lao động dồi dào và tiềm năngcủa các nước đang phát triển. Mặc dù khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoàichỉ thực sự nở rộ trong thời kỳ đổi mới và mở cửa từ sau năm 1986, nhưng Việt Nam đãđạt được nhiều thành tựu rất đáng tự hào trên nhiều phương diện. Tuy nhiên, vẫn còntồn tại không ít vấn đề trong khu vực kinh tế năng động và có nhiều đóng góp này. Chínhvì vậy, việc nhìn lại những kết quả đạt được cũng như chỉ ra những điểm yếu cần khắcphục sau hơn ba thập kỷ thu hút vốn đầu tư nước ngoài không những rất cần thiết, màcòn vô cùng cấp thiết đối với cả các cơ quan quản lý lẫn các nhà hoạch định chính sáchtrong bối cảnh Việt Nam đang chủ động hội nhập và tham gia nhiều hiệp định thươngmại quốc tế thế hệ mới. Đây là một vấn đề phần nào đã nhận được sự quan tâm của cảgiới nghiên cứu trong và ngoài nước lẫn các cơ quan chức năng bằng nhiều hình thứcvà mức độ khác nhau, nhưng vẫn còn nhiều điểm chưa thống nhất. Chính vì thế, trên cơsở sử dụng các phương pháp định tính và định lượng cũng như chuyên ngành và liênngành, bài viết tập trung phân tích những ưu điểm cốt yếu nhất, những bất lợi đang phảiđối mặt, và đề xuất một số gợi ý mang tính chất tham khảo cho khu vực vực kinh tế FDItrong thời gian tới. 2. MỘT SỐ THÀNH TỰU VÀ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 2.1. Các thành tựu chủ yếu Mặc dù quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam chỉ thực sự bắtđầu từ sau ngày có chính sách đổi mới năm 1986, nhưng cho đến nay đã đạt được nhiềuthành tựu hết sức căn bản và toàn diện. Về số lượng, kể từ ngày 29 tháng 12 năm 1987,lúc Quốc hội thông qua Luật Đầu tư đầu tiên của Việt Nam cho đến ngày đến ngày 1tháng 1 năm 2017, số lượng doanh nghiệp FDI là 14.600. Con số này tăng 54,2% so vớingày 1 tháng 1 năm 2012 và bình quân mỗi năm tăng 9,2% [3]. Đến tháng 5 năm 2018,Việt Nam đã thu hút 25.691 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với tổng số vốnđăng ký lên đến 323 tỷ USD, ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Doanh nghiệp nước ngoài Nhân công giá rẻ Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Doanh nghiệp FDI Khu vực FDIGợi ý tài liệu liên quan:
-
13 trang 187 0 0
-
5 trang 157 0 0
-
3 trang 150 0 0
-
32 trang 146 0 0
-
Vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài đối với sự phát triển kinh tế vùng Đông Nam bộ
8 trang 132 0 0 -
Mối quan hệ giữa dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và ngoại thương tại Việt Nam
19 trang 120 0 0 -
Đánh giá tác động giữa vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
20 trang 111 0 0 -
Vai trò của FDI trong mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và du lịch ở thị trường Việt Nam
14 trang 109 0 0 -
11 trang 92 0 0
-
8 trang 91 0 0