Danh mục

Một số vấn đề về quản lý môi trường cụm công nghiệp tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 635.48 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cụm công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt đóng góp cho tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề về quản lý môi trường cụm công nghiệp tại Việt Nam: Thực trạng và giải pháp Nguyễn Hải Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 117(03): 191 - 194 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG CỤM CÔNG NGHIỆP TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Nguyễn Hải Yến1, Nguyễn Thị Ngọc Ánh1, Nguyễn Thị Vân Chi2* 1 Viện Khoa học quản lý môi trường, 2Cao đẳng Kinh tế kỹ thuật – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Cụm công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc, đặc biệt đóng góp cho tăng trƣởng giá trị sản xuất công nghiệp, giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động. Bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt đƣợc, quá trình phát triển cụm công nghiệp còn tồn tại nhiều vƣớng mắc, bất cập nhất là trong vấn đề quản lý môi trƣờng. Bài báo tập trung phân tích một số kết quả đạt đƣợc, các khó khăn, bất cập và đề xuất kiến nghị nâng cao hiệu quả quản lý môi trƣờng cụm công nghiệp trong thời gian tới. Từ khóa: cụm công nghiệp, quản lý môi trường, thực trạng, giải pháp. ĐẶT VẤN ĐỀ* Phát triển công nghiệp là xu hƣớng tất yếu của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, tạo ra nhiều việc làm và đóng góp đáng kể vào sự tăng trƣởng kinh tế. Một trong những nhân tố đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng là các cụm công nghiệp (CCN). Trong những năm qua, số lƣợng các CCN phân bố trên địa bàn cả nƣớc tăng lên nhanh chóng. Theo số liệu thống kê của Cục Công nghiệp địa phƣơng Bộ Công thƣơng, tính đến cuối năm 2012 cả nƣớc có 878 CCN đã có quyết định thành lập hoặc đã đƣợc phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng hạ tầng với tổng diện tích 32.481 ha. Trong số 878 CCN, hiện có 615 CCN đang hoạt động với tổng diện tích đất là 16.252 ha. Các CCN đang hoạt động đã thu hút đƣợc 7.312 dự án đầu tƣ với tổng số vốn đầu tƣ đăng ký trên 112.000 tỷ đồng. Trong quá trình hoạt động, các CCN đã đạt đƣợc những kết quả nhất định trong việc thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế đất nƣớc, đóng góp đáng kể vào tăng trƣởng GDP. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc, hoạt động của CCN cũng gây ra những tác động tiêu cực, ảnh hƣởng nghiêm trọng đến môi trƣờng. * Tel: 0912 439858, Email: nguyenvanchi79@gmail.com Những nguyên nhân chính dẫn đến tác động tiêu cực là do công tác quản lý môi trƣờng CCN chƣa hiệu quả; quy hoạch phát triển CCN chƣa gắn với công tác bảo vệ môi trƣờng; đầu tƣ hạ tầng bảo vệ môi trƣờng chƣa đồng bộ; nhận thức và ý thức thức chấp hành pháp luật của các tổ chức, doanh nghiệp chƣa cao. Chính vì vậy, cần thiết đánh giá đúng thực trạng nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trƣờng CCN tại Việt Nam trong thời gian tới. THỰC TRẠNG BAN HÀNH VĂN BẢN PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ MÔI TRƢỜNG CCN Trong những năm qua Nhà nƣớc đã ban hành nhiều văn bản pháp luật và các cơ chế chính sách về quản lý môi trƣờng CCN nhƣ: - Luật bảo vệ môi trƣờng năm 2005. - Thông tƣ số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 và Thông tƣ số 48/2011/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2011 của Bộ TN&MT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tƣ số 08/2009/TT-BTNMT ngày 15 tháng 7 năm 2009 quy định về quản lý và bảo vệ môi trƣờng khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp và cụm công nghiệp. - Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý CCN. - Thông tƣ số 39/2009/TT-BCT ngày 28/12/2009 của Bộ Công Thƣơng hƣớng dẫn thực hiện một số nội dung của Quy chế quản lý CCN. 191 Nguyễn Hải Yến và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ - Thông tƣ liên tịch số 31/2012/TTLT-BCTBKHĐT ngày 10/10/2012 của liên Bộ Công Thƣơng và Kế hoạch và Đầu tƣ hƣớng dẫn xử lý CCN hình thành trƣớc khi Quy chế quản lý CCN ban hành kèm theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ có hiệu lực. Ngoài ra, các UBND tỉnh, huyện đã ban hành các quy chế quản lý và bảo vệ môi trƣờng CCN trên địa bàn. Việc ban hành các văn bản pháp luật đã hỗ trợ kịp thời cho công tác quản lý môi trƣờng CCN, đặc biệt sau khi Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 105/2009/QĐ-CP đã xác định rõ cơ quan quản lý CCN, tạo hành lang pháp lý thống nhất từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Tuy nhiên, hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trƣờng CCN còn thiếu, chƣa có sự liên kết, chồng chéo và mâu thuẫn. Tại phần lớn các địa phƣơng đều chƣa ban hành văn bản quy định riêng đối với quản lý môi trƣờng CCN (mới chỉ có 13/63 địa phƣơng đã ban hành cơ chế chính sách riêng về phát triển CCN). Bên cạnh đó, các văn bản pháp luật cấp Trung ƣơng không phù hợp với tính chất đặc trƣng của CCN phân bố tại nhiều địa phƣơng đã gây khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình quản lý, triển khai và tổ chức thực hiện. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUY HOẠCH CỤM CÔNG NGHIỆP Theo số liệu thống kê của phòng Quản lý CCN, Cục Công nghiệp địa phƣơng, đến năm 2012 có 17 địa phƣơng đã hoàn thành việc lập, phê duyệt quy hoạch phát triển CCN; 11 địa phƣơng đang trong quá trình lập quy hoạch; 6 địa phƣơng đang tr ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: