Tài liệu "Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí" trình bày về trách nhiệm của nhà báo trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, các tính chất của ngôn ngữ báo chí, sự đan xen khuôn mẫu và biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí, một số thủ pháp nhằm tăng cường tính biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí, việc sử dụng chất liệu văn học trong tác phẩm báo chí... Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề về sử dụng ngôn từ trên báo chí
HOÀNG ANH
MỘT SỐ VẤN ĐỀ
VỀ SỬ DỤNG NGÔN TỪ TRÊN BÁO CHÍ
HÀ NỘI – 2003
1
MỤC LỤC
..................................................................................................................................8
VIỆC SỬ DỤNG CHẤT LIỆU VĂN HỌC TRONG TÁC PHẨM BÁO CHÍ.......................32
.....................................................................................................................................49
THỬ PHÂN LOẠI TIÊU ĐỀ CÁC VĂN BẢN BÁO CHÍ....................................................65
NGÔN NGỮ TÁC GIẢ VÀ NGÔN NGỮ NHÂN VẬT TRONG TÁC PHẨM BÁO CHÍ. .103
2
LỜI TÁC GIẢ
Cuốn sách này là tập hợp các bài viết của tác giả đã công b ố trên các
tạp chí và các hội thảo khoa học chuyên ngành. Nó đề cập m ột s ố v ấn đ ề
khá bức xúc nhưng chưa được các nhà nghiên cứu quan tâm đúng mức trong
địa hạt ngôn ngữ báo chí - một địa hạt vẫn còn hết sức mới mẻ ở Việt Nam.
Đó là các vấn đề như: đặc điểm của ngôn ngữ báo chí, sự k ết h ợp khuôn
mẫu và biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí, cách thức t ạo giá tr ị bi ểu c ảm
trong ngôn ngữ báo chí, sự khác biệt giữa ngôn ngữ văn h ọc và ngôn ng ữ
báo chí, ngôn ngữ nhân vật và ngôn ngữ tác gi ả trong tác ph ẩm báo chí, phân
loại tiêu đề các văn bản báo chí, ... Vì đây mới ch ỉ là k ết qu ả c ủa nh ững
khảo sát bước đầu cho nên cuốn sách không tránh khỏi có những hạn chế
nhất định. Tuy nhiên, tác giả vẫn hy vọng là nó s ẽ mang l ại nh ững đi ều b ổ
ích, dù chỉ nhỏ bé, cho các nhà báo, các nhà nghiên c ứu và gi ảng dạy về báo
chí, cũng như tất cả những ai có liên quan.
Hà Nội, tháng 5 năm 2003
Tác giả
3
TRÁCH NHIỆM CỦA NHÀ BÁO TRONG VIỆC GIỮ GÌN SỰ TRONG
SÁNG CỦA TIẾNG VIỆT
Các phương tiện thông tin đại chúng luôn có rất nhiều người s ử d ụng;
thêm vào đó, chúng vẫn thường được coi là mẫu mực trong vi ệc dùng ngôn t ừ.
Chính vì thế các sai sót về mặt này của các phương tiện thông tin đ ại chúng r ất
nhanh chóng trở thành sai sót chung của toàn xã hội. Và từ đây, nảy sinh m ột
vấn đề khá quan trọng nhưng chưa được quan tâm đúng mức: vấn đề trách
nhiệm của nhà báo trong việc nói đúng và viết đúng, nhằm góp phần giữ gìn sự
trong sáng của tiếng Việt, và cũng có nghĩa là góp phần giữ gìn bản sắc văn hoá
dân tộc.
Hiện nay, do nhiều nguyên nhân khác nhau, cả khách quan lẫn chủ quan,
mà không ít nhà báo mới chỉ chú trọng phần nội dung chứ ch ưa đ ể ý nhi ều t ới
hình thức diễn đạt thông tin. Bởi vậy, họ bỏ qua khá nhiều lỗi về ngôn t ừ ở
mọi cấp độ: từ, câu, đoạn văn, thậm chí ở cả bố cục toàn văn bản. Nếu đi ểm
qua một vài tờ báo, kể cả những tờ báo lớn, chắc hẳn chúng ta s ẽ tháy rõ đi ều
này. Không nói đâu xa, ngay cả báo Văn nghệ, - cơ quan trung ương của Hội
Nhà văn Việt Nam, diễn đàn của các bậc thầy về sử dụng ngôn từ - cũng tương
đối thường xuyên mắc phải các lỗi như: chính tả thiếu chuẩn xác, câu thi ếu
thành phần nòng cốt, từ dùng không đúng nghĩa...1 Có lẽ, chẳng cần phải luận
bàn, chúng ta cũng biết là những sai sót như vậy sẽ gây ra những tác hại nghiêm
trọng tới mức nào. Ít nhất, chúng cũng làm cho hiệu quả ti ếp nh ận thông tin
của người đọc bị giảm sút. Còn cao hơn, chúng có thể làm cho người đọc
không hiểu hoặc hiểu sai vấn đề. Song, vượt lên trên t ất c ả là đi ều nh ư chúng
tôi đã nói ở trên: những sai sót này không bị phát hi ện ( nghĩa là đ ược xem nh ư
đúng ) và chúng lan truyền trong cộng đồng như một thứ dịch bệnh.
Vậy nhà báo phải làm gì đây để có thể hoàn thành được trách nhi ệm n ặng
nề của mình trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? Về vấn đề này,
chúng tôi có vài ý kiến nhỏ như sau:
4
1. Nhà báo cần nắm chắc các tri thức cơ bản liên quan t ới vi ệc s ử
dụng tiếng Việt thuộc 4 phương diện chính là ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp
và phong cách.
Để làm được điều đó, chắc chắn chúng ta phải học một cách bài bản,
nghiêm túc. Có thể học ở trường, lớp mà cũng có th ể tự học. Song dù hình th ức
học có thế nào đi chăng nữa thì kết quả cuối cùng đạt được phải đáp ứng yêu
cầu: nói đúng, viết đúng. Chưa nói đúng, viết đúng thì ch ưa th ể kỳ vọng nói
hay, viết hay được. Có những điều tưởng như rất đơn giản, nhưng nếu chúng
ta không học, chúng ta vẫn có thể bị mắc lỗi. Chẳng hạn, quan hệ ngữ đoạn
trong ngôn ngữ là một vấn đề hoàn toàn không khó, nhưng do không được trang
bị kiến thức cần thiết, nhiều nhà báo thường xuyên ngắt đoạn sai khi nói, khi
đọc. Ấy là còn chưa kể đến những mảng đầy gai góc thuộc phần ngữ pháp
mà nếu không đầu tư thời gian và công sức để nghiên cứu và rèn luy ...