Danh mục

Một số vấn đề về thanh tra và tổ chức, hoạt động thanh tra trong tình hình hiện nay - PGS.TS Nguyễn Văn Tâm

Số trang: 62      Loại file: pdf      Dung lượng: 647.16 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 9,000 VND Tải xuống file đầy đủ (62 trang) 0
Xem trước 7 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Để giải quyết những vấn đề phức tạp của công tác thanh tra hiện nay, tôi cho rằng cần phải xuất phát từ một số khái niệm cơ bản, xác định nội hàm của một số định nghĩa quan trọng mà mới thoạt nhìn mọi người đều có thể cho là đơn giản. Tuy nhiên, như thực tế cho thấy, nhiều khi một định nghĩa đơn giản nhưng lại có nhiều cách giải thích và vận dụng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề về thanh tra và tổ chức, hoạt động thanh tra trong tình hình hiện nay - PGS.TS Nguyễn Văn Tâm MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ THANH TRA VÀ TỔ CHỨC, HOẠT ĐỘNG THANH TRA TRONG TÌNH HÌNH HIỆN NAY PGS.TS NGUYỄN VĂN THÂM Học viện Hành chính Quốc gia 1 1. Một vài định nghĩa quan trọng Để giải quyết những vấn đề phức tạp của công tác thanh tra hiện nay, tôi cho rằng cần phải xuất phát từ một số khái niệm cơ bản, xác định nội hàm của một số định nghĩa quan trọng mà mới thoạt nhìn mọi người đều có thể cho là đơn giản. Tuy nhiên, như thực tế cho thấy, nhiều khi một định nghĩa đơn giản nhưng lại có nhiều cách giải thích và vận dụng. Thậm chí, có khi một đối tượng lại có nhiều định nghĩa khác nhau. 1.1 Khái niệm thanh tra Trong cuốn sách “thuật ngữ pháp lý phổ thông” do Nhà xuất bản Pháp lý in năm 1986, định nghĩa thanh tra được xem là một biện pháp (phương pháp) của kiểm tra. Nhiệm vụ thanh tra được uỷ quyền cho các cơ quan nhà nước có trách nhiệm. Như vậy, thanh tra hẹp hơn kiểm tra. Thanh tra gắn liền với chức năng pháp lý trong quản lý nhà nước. Nhiệm vụ của thanh tra cũng là kiểm tra nhưng chỉ kiểm tra quyền sở hữu nhà nước, sở hữu tập thể có được thực hiện đúng, có được bảo vệ hay không, thẩm tra tính hợp pháp của các hoạt động kinh tế, tài chính, tính chính xác của các báo cáo thống kê của việc thanh lý tài sản tập thể… Theo quan niệm như vậy, ngoài thanh tra chung còn có Thanh tra chuyên ngành mà nhiệm vụ của nó là giám sát về mặt nhà nước việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý đã được giao cho một cơ quan chuyên môn, một tổ chức quản lý nhất định. Ví dụ, thanh tra việc tổ chức và quản lý đất đai, bảo vệ môi trường, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và sự an toàn trong lao động… Đây là một chức năng quan trọng của Thanh tra mà không một cơ quan nào của bộ máy quản lý nhà nước có thể thay thế được một cách đầy đủ. Theo chức năng này, Thanh tra của các cơ quan chuyên môn có quyền đòi hỏi các đơn vị chức năng trong các lĩnh vực quản lý trình bày những điều cần thiết nhằm đảm bảo cho việc thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn có hiệu quả và an toàn, hợp pháp, bảo đảm được mục tiêu của quản lý nhà nước. Để làm được nhiệm vụ, Thanh tra có thể dựa vào bộ máy chuyên môn của mình và dựa vào quần chúng. Cơ quan Thanh tra có trách nhiệm xem xét các đơn thứ khiếu nại, tố cáo để tìm kiếm những biện pháp giải quyết thoả đáng. Các biện pháp này ở nước ta đã được ghi rõ trong Pháp lệnh thanh tra do Hội đồng Nhà nước ban hành ngày 1/4/1990. Thanh tra có mục tiêu quan trọng là góp phần củng cố lòng tin của nhân dân đối với bộ máy quản lý nhà nước, đề cao phép nước để quản lý nhà nước đi vào kỷ cương hơn. 1.2 Khái niệm kiểm tra Kiểm tra vốn là chức năng của mọi người quản lý, không phân biệt họ làm việc ở cấp nàô trong bộ máy quản lý nói chung và trong bộ máy quản lý nhà nước nói riêng. Dĩ nhiên là ở các cấp bậc khác nhau thì quy mô kiểm tra cũng khác nhau và kiểm tra cũng có những yêu cầu khác nhau. Kiểm tra gắn liền với công việc của một tổ chức nhất định và thông thường theo một số hướng chủ yếu sau đây: 2 - Theo dõi để cho hoạt động của tổ chức phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và sự phân công giữa các đơn vị. - Quan sát để bảo đảm rằng nhiệm vụ được giao có đủ điều kiện thực hiện, phù hợp với thực tế không. Hướng dẫn và điều chỉnh kịp thời để đảm bảo hiệu suất công việc của từng đơn vị. - Kiểm tra kết quả cuối cùng, đánh giá hiệu quả thực tế của các hoạt động theo kế hoạch đặt ra. Về mặt quản lý chung, kiểm tra hướng tới việc xem xét tính hợp lý hay không hợp lý của một chương trình công tác đã vạch ra, khả năng thực hiện trong thực tế . Nếu là cơ quan chuyên môn, kiểm tra sẽ hướng tới các tiêu chuẩn, các định mức nêu ra cho các loại công việc, các phương tiện được sử dụng, nguồn tài chính, con người… Trong quản lý hành chính nhà nước, kiểm tra có một mục tiêu quan trọng là tìm kiếm động cơ thúc đẩy cán bộ làm tốt (hay không làm tốt) nhiệm vụ được giao. Một sự kiểm tra như vậy có thể được thực hiện trong nội bộ của bộ máy hành chính nhưng cũng có thể ở ngoài hệ thống đó mà người ta gọi là kiểm soát ngoại lai, ví như kiểm soát từ phía tư pháp, kiểm soát chính trị… Kiểm tra trong quản lý còn gắn liền với tìm ra những điển hình tiên tiến trong thực thi nhiệm vụ. Những điển hình tiên tiến thường gắn với ý thức trách nhiệm cao về nhiệm vụ, điều mà kiểm tra phải làm sáng tỏ để nêu lên thành bài học về động cơ hành động trong một tổ chức sao cho tổ chức phát triển bền vững. Như vậy, kiểm tra là một hoạt động thường xuyên, do tính chất này mà chúng ta không thể nói là đã có một hệ thống kiểm tra hữu hiệu nếu chỉ có những người lãnh đạo tổ chức và những cán bộ của tổ chức chuyên trách tham gia vào hoạt động kiểm tra công việc. Điều hết sức quan trọng là phải thiết lập được hệ thống tự kiểm tra và một nê nếp kiểm tra lẫn nhau trong nội bộ tổ chức và giữa các đơn vị. Cơ sở của kiểm tra là sự kết hợp chặt chẽ giữa hai nhân tố chủ quan và khách quan trong tổ chức hoặc hai nhân tố khác nhau trong cùng một công việc. Nếu sự khác biệt đó mang tính bất thường thì kiểm tra sẽ mang màu sắc thanh tra. Khi đó có thể sẽ cần đến sự tham gia của tổ chức Thanh tra vào hoạt động kiểm tra. Để kiểm tra, người ta cần phải xây dựng các tiêu chuẩn, cần đo lượng công việc và cuối cùng đều phải có sự điều chỉnh các tiêu chuẩn cho phù hợp với nhiệm vụ, kế hoạch đặt ra. Quá trình đó diễn ra mọi nơi và cho mọi đối tượng. Do vậy, các nhà quản lý còn gọi kiểm tra là một hệ thống liên hệ ngược. Nó được hiểu như một hệ thống phản hồi. Trong quản lý nhà nước, khi nói đến kiểm tra chúng ta còn phair nói đến kiểm tra nhà nước (hay kiểm tra mang tính nhà nước). Đó là việc kiểm tra chấp hành kỷ luật nhà nước, kỷ luật lao động, pháp chế và trật tự xã hội của các viên chức nhà nước, của những ...

Tài liệu được xem nhiều: