Một số vấn đề về xây dựng và đánh giá chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo chuyên ngành giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 437.60 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết nghiên cứu phân tích bản Mô tả chương trình đào tạo và Đề cương chi tiết năm 2019 chuyên ngành Giáo dục mầm non Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, khảo sát bằng Google form 15 giảng viên giảng dạy môn chung và chuyên ngành về thực trạng kiểm tra đánh giá người học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề về xây dựng và đánh giá chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo chuyên ngành giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm Hà NộiHNUE JOURNAL OF SCIENCEEducational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 4C, pp. 15-22This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Nguyễn Mạnh Tuấn Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Đánh giá việc đạt chuẩn đầu ra của người học sẽ được thực hiện từ năm học 2021-2022 theo thông tư 08/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bài báo nghiên cứu phân tích bản Mô tả chương trình đào tạo và Đề cương chi tiết năm 2019 chuyên ngành Giáo dục mầm non Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, khảo sát bằng Google form 15 giảng viên giảng dạy môn chung và chuyên ngành về thực trạng kiểm tra đánh giá người học. Kết quả cho thấy chuẩn đầu ra được xây dựng bài bản, đúng yêu cầu. Việc thực hiện đánh giá người học theo chuẩn đầu ra có nhiều chuyển biến tích cực, song giảng viên còn gặp nhiều khó khăn như số lượng sinh viên đông, khó lượng hóa chuẩn đầu ra về phẩm chất, nhiều minh chứng khó thu thập,... Bài báo cũng đề xuất một số giải pháp nhằm cải tiến chất lượng hoạt động đánh giá người học theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo chuyên ngành Giáo dục mầm non. Từ khóa: chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, giáo dục mầm non, đánh giá, năng lực,...1. Mở đầu Ngày nay, trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp ở hầu hết các nước trên thế giới đều phảinhắm đến mục tiêu đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhu cầu xã hội đặt ra các chuẩn mực bắt buộc cáccơ sở đào tạo phải thiết kế chương trình đào tạo (CTĐT), tổ chức và quản lí quá trình đào tạo,kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo để cho ra trường những sinh viên đủ kiến thức, kĩ năng vàthái độ, ý thức nghề nghiệp – xã hội đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế – xã hội đang vận động vàphát triển rất nhanh. Tiếp cận đầu ra và đào tạo theo năng lực thực hiện là cách tiếp cận và môhình đào tạo nghề được bàn đến từ những năm 60 của thế kỉ XX và được nhiều quốc gia quantâm nghiên cứu triển khai áp dụng. Khái niệm đào tạo theo năng lực thực hiện xuất hiện ở Mỹ từ những năm 60 của thế kỉ XX.Đầu những năm 70, đào tạo theo năng lực thực hiện được quan tâm nhiều hơn. Văn phòng giáodục Mỹ hỗ trợ xúc tiến việc làm (US office of Education) thông qua Hiệp hội quốc gia các trungtâm đào tạo dựa trên năng lực CBEC (National consortium of Competency Based Educationcentres) đã đưa ra bảng tiêu chí mô tả và đánh giá chương trình theo năng lực thực hiện [1]. Nghiên cứu của Hiệp hội các thư viện Luật của Mỹ (American Association of LawLibraries) cho rằng: Chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT (Program learning outcomes) là nhữngtuyên bố định rõ những học viên sẽ biết hoặc có thể làm được gì khi kết thúc một hoạt động họctập. CĐR thường là năng lực được thể hiện bằng những kiến thức, kĩ năng, thái độ cần có đểhành nghề. CĐR xuất phát từ việc đánh giá nhu cầu, đòi hỏi của các bên liên quan nhằm xác địnhNgày nhận bài: 2/9/2021. Ngày sửa bài: 29/9/2021. Ngày nhận đăng: 10/10/2021.Tác giả liên hệ: Nguyễn Mạnh Tuấn. Địa chỉ email: nguyenmanhtuan@hnue.edu.vn 15 Nguyễn Mạnh Tuấnkhoảng cách giữa điều kiện hiện có và tình trạng mong muốn, và CĐR là cơ sở để xây dựngCTĐT [2]. Theo Vlasceanu và cộng sự (2007), CĐR là “kết quả đầu ra”, vì nó nhấn mạnh những kếtquả tổng hợp mà người học đạt được trong suốt quá trình học, ở tại thời điểm mà người họcđược xác nhận là tốt nghiệp và bắt đầu ra trường để hòa vào thị trường lao động [3]. Ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn số 2196/BGDĐT-GDĐHngày 22/4/2010 về việc hướng dẫn xây dựng và công bố CĐR ngành đào tạo trình độ đại học,cao đẳng. Qua đó, khái niệm CĐR ngành đào tạo nêu rõ: “CĐR là quy định về nội dung kiếnthức chuyên môn; kĩ năng thực hành, khả năng nhận thức công nghệ và giải quyết vấn đề; côngviệc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác với từngtrình độ, ngành đào tạo” [4]. Theo [5], tác giả đã sử dụng mô hình CDIO trong xây dựng CĐR của CTĐT các ngành kĩthuật, bao gồm các bước: Hình thành ý tưởng (Conceive) – Thiết kế (Design) – Triển khai(Implement) – Vận hành (Operate). Tác giả cũng đề xuất xem đây là mô hình cho tất cả cácchương trình nhằm rút ra những CĐR cụ thể nào đó và được phê chuẩn bởi các bên liên quan. Về thực trạng xây dựng và đánh giá CĐR ở các trường sư phạm, tác giả Nguyễn CôngKhanh cho rằng: “Đã 10 năm qua, các trường ĐHSP xây dựng và công bố CĐR, nhưng vẫnchưa có sự thống nhất, thực chất nhiều CĐR được xây dựng còn nặng tính hình thứ ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề về xây dựng và đánh giá chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo chuyên ngành giáo dục mầm non trường Đại học Sư phạm Hà NộiHNUE JOURNAL OF SCIENCEEducational Sciences, 2021, Volume 66, Issue 4C, pp. 15-22This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG VÀ ĐÁNH GIÁ CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI Nguyễn Mạnh Tuấn Khoa Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Đánh giá việc đạt chuẩn đầu ra của người học sẽ được thực hiện từ năm học 2021-2022 theo thông tư 08/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Bài báo nghiên cứu phân tích bản Mô tả chương trình đào tạo và Đề cương chi tiết năm 2019 chuyên ngành Giáo dục mầm non Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, khảo sát bằng Google form 15 giảng viên giảng dạy môn chung và chuyên ngành về thực trạng kiểm tra đánh giá người học. Kết quả cho thấy chuẩn đầu ra được xây dựng bài bản, đúng yêu cầu. Việc thực hiện đánh giá người học theo chuẩn đầu ra có nhiều chuyển biến tích cực, song giảng viên còn gặp nhiều khó khăn như số lượng sinh viên đông, khó lượng hóa chuẩn đầu ra về phẩm chất, nhiều minh chứng khó thu thập,... Bài báo cũng đề xuất một số giải pháp nhằm cải tiến chất lượng hoạt động đánh giá người học theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo chuyên ngành Giáo dục mầm non. Từ khóa: chuẩn đầu ra, chương trình đào tạo, giáo dục mầm non, đánh giá, năng lực,...1. Mở đầu Ngày nay, trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp ở hầu hết các nước trên thế giới đều phảinhắm đến mục tiêu đáp ứng nhu cầu xã hội. Nhu cầu xã hội đặt ra các chuẩn mực bắt buộc cáccơ sở đào tạo phải thiết kế chương trình đào tạo (CTĐT), tổ chức và quản lí quá trình đào tạo,kiểm tra, đánh giá kết quả đào tạo để cho ra trường những sinh viên đủ kiến thức, kĩ năng vàthái độ, ý thức nghề nghiệp – xã hội đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế – xã hội đang vận động vàphát triển rất nhanh. Tiếp cận đầu ra và đào tạo theo năng lực thực hiện là cách tiếp cận và môhình đào tạo nghề được bàn đến từ những năm 60 của thế kỉ XX và được nhiều quốc gia quantâm nghiên cứu triển khai áp dụng. Khái niệm đào tạo theo năng lực thực hiện xuất hiện ở Mỹ từ những năm 60 của thế kỉ XX.Đầu những năm 70, đào tạo theo năng lực thực hiện được quan tâm nhiều hơn. Văn phòng giáodục Mỹ hỗ trợ xúc tiến việc làm (US office of Education) thông qua Hiệp hội quốc gia các trungtâm đào tạo dựa trên năng lực CBEC (National consortium of Competency Based Educationcentres) đã đưa ra bảng tiêu chí mô tả và đánh giá chương trình theo năng lực thực hiện [1]. Nghiên cứu của Hiệp hội các thư viện Luật của Mỹ (American Association of LawLibraries) cho rằng: Chuẩn đầu ra (CĐR) của CTĐT (Program learning outcomes) là nhữngtuyên bố định rõ những học viên sẽ biết hoặc có thể làm được gì khi kết thúc một hoạt động họctập. CĐR thường là năng lực được thể hiện bằng những kiến thức, kĩ năng, thái độ cần có đểhành nghề. CĐR xuất phát từ việc đánh giá nhu cầu, đòi hỏi của các bên liên quan nhằm xác địnhNgày nhận bài: 2/9/2021. Ngày sửa bài: 29/9/2021. Ngày nhận đăng: 10/10/2021.Tác giả liên hệ: Nguyễn Mạnh Tuấn. Địa chỉ email: nguyenmanhtuan@hnue.edu.vn 15 Nguyễn Mạnh Tuấnkhoảng cách giữa điều kiện hiện có và tình trạng mong muốn, và CĐR là cơ sở để xây dựngCTĐT [2]. Theo Vlasceanu và cộng sự (2007), CĐR là “kết quả đầu ra”, vì nó nhấn mạnh những kếtquả tổng hợp mà người học đạt được trong suốt quá trình học, ở tại thời điểm mà người họcđược xác nhận là tốt nghiệp và bắt đầu ra trường để hòa vào thị trường lao động [3]. Ở Việt Nam, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành công văn số 2196/BGDĐT-GDĐHngày 22/4/2010 về việc hướng dẫn xây dựng và công bố CĐR ngành đào tạo trình độ đại học,cao đẳng. Qua đó, khái niệm CĐR ngành đào tạo nêu rõ: “CĐR là quy định về nội dung kiếnthức chuyên môn; kĩ năng thực hành, khả năng nhận thức công nghệ và giải quyết vấn đề; côngviệc mà người học có thể đảm nhận sau khi tốt nghiệp và các yêu cầu đặc thù khác với từngtrình độ, ngành đào tạo” [4]. Theo [5], tác giả đã sử dụng mô hình CDIO trong xây dựng CĐR của CTĐT các ngành kĩthuật, bao gồm các bước: Hình thành ý tưởng (Conceive) – Thiết kế (Design) – Triển khai(Implement) – Vận hành (Operate). Tác giả cũng đề xuất xem đây là mô hình cho tất cả cácchương trình nhằm rút ra những CĐR cụ thể nào đó và được phê chuẩn bởi các bên liên quan. Về thực trạng xây dựng và đánh giá CĐR ở các trường sư phạm, tác giả Nguyễn CôngKhanh cho rằng: “Đã 10 năm qua, các trường ĐHSP xây dựng và công bố CĐR, nhưng vẫnchưa có sự thống nhất, thực chất nhiều CĐR được xây dựng còn nặng tính hình thứ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đào tạo giáo viên mầm non Chương trình giáo dục mầm non Chuẩn đầu ra giáo viên Giáo dục nghề nghiệp Thiết kế chương trình đào tạoGợi ý tài liệu liên quan:
-
Sáng kiến kinh nghiệm Mầm non: một số biện pháp giúp trẻ dân tộc học tốt môn tăng cường tiếng Việt
12 trang 249 0 0 -
Tư vấn nghề nghiệp cho giới trẻ: Phần 2
52 trang 246 0 0 -
6 trang 220 0 0
-
Vai trò của cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong quá trình chuyển đổi số
5 trang 200 0 0 -
9 trang 181 0 0
-
21 trang 180 0 0
-
7 trang 158 0 0
-
Tổ chức và hoạt động của Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội thực trạng và kiến nghị hoàn thiện
6 trang 146 0 0 -
Một số điểm mới trong Luật Giáo dục nghề nghiệp
4 trang 135 0 0 -
Thông tư số 07/2017/TT-BLDTBXH
12 trang 135 0 0