Đưa ra những kiến thức cơ bản về xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp. Ở nước ta, thuật ngữ "corporate credit rating" được được
dịch với nhiều nghĩa khác nhau như xếp hạng tín nhiệm doanh
nghiệp, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, phân loại tín dụng
doanh nghiệp, xếp loại doanh nghiệp, phân loại doanh nghiệp...
Trong đó, sát nghĩa nhất là xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, xếp
hạng tín dụng doanh nghiệp và phân loại tín dụng doanh nghiệp....
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số vấn đề về xếp hạng tín nhiệm DN ( Corporate credit rating)
Một số vấn đề về xếp hạng tín nhiệm DN ( Corporate credit
rating).
1. Khái niệm:
Ở nước ta, thuật ngữ 'corporate credit rating' được được
dịch với nhiều nghĩa khác nhau như xếp hạng tín nhiệm doanh
nghiệp, xếp hạng tín dụng doanh nghiệp, phân loại tín dụng
doanh nghiệp, xếp loại doanh nghiệp, phân loại doanh nghiệp...
Trong đó, sát nghĩa nhất là xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, xếp
hạng tín dụng doanh nghiệp và phân loại tín dụng doanh nghiệp.
Theo Standards & Poor, xếp hạng tín nhiệm là những ý
kiến đánh giá hiện tại về rủi ro tín dụng, chất lượng tín dụng,
khả năng và thiện ý của chủ thể đi vay trong việc đáp ứng các
nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ và đúng hạn.
Theo Moody's, xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh
giá về chất lượng tín dụng và khả năng thanh toán nợ của chủ thể
đi vay dựa trên những phân tích tín dụng cơ bản và biểu hiện
thông qua hệ thống ký hiệu Aaa-C.
Định nghĩa của Viện nghiên cứu Nomura: Xếp hạng tín
nhiệm là đánh giá hiện tại về mức độ sẵn sàng và khả năng trả
gốc hoặc lãi đối với chứng khoán nợ của một nhà phát hành trong
suốt thời gian tồn tại của chứng khoán đó.
Như vậy, có thể định nghĩa, xếp hạng tín nhiệm là
những ý kiến đánh giá về rủi ro tín dụng và chất lượng tín dụng,
1|Page
thể hiện khả năng và thiện ý trả nợ (gốc, lãi hoặc cả hai) của đối
tượng đi vay để đáp ứng các nghĩa vụ tài chính một cách đầy đủ
và đúng hạn thông qua hệ thống xếp hạng theo ký hiệu.
Trong thực tế, xếp hạng tín nhiệm mới chỉ đánh giá khả
năng trả nợ của chủ thể trong quá khứ và hiện tại. Nên các tổ
chức xếp hạng tín nhiệm lớn thường cung cấp thêm những tín
hiệu bổ sung thể hiện những sự kiện xảy ra trong khoảng thời
gian gần (3 tháng) mà có thể tác động đến hạng mức tín nhiệm
hay dựa trên cơ sở đánh giá triển vọng hạng mức tín nhiệm của
doanh nghiệp trong tương lai với thời hạn trung bình (6 - 24
tháng). Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm cũng dự báo hạng mức
tín nhiệm, bằng cách dự phòng báo báo cáo tài chính tương lai rồi
xếp hạng lại hoặc xây dựng mô hình toán học để dự báo hạng
mức tín nhiệm doanh nghiệp.
2. Một vài đặc điểm cần biết về xếp hạng tín nhiệm doanh
nghiệp
Xếp hạng tín nhiệm là những ý kiến đánh giá về rủi ro
tín dụng . Xếp hạng tín nhiệm không phải là lời khuyên tài trợ,
đầu tư, mua, bán hoặc nắm giữ trái phiếu, các công cụ nợ. Chúng
chỉ là một trong những nhân tố mà nhà đầu tư và các nhà tài trợ
nên tham khảo trước khi quyết định đầu tư, tài trợ.
2|Page
Xếp hạng tín nhiệm không phải là chỉ dẫn về tính thanh
khoản của một chứng khoán hay đo lường giá trị của nó trên thị
trường.
Xếp hạng tín nhiệm không đảm bảo tuyệt đối chất
lượng tín dụng và rủi ro tín dụng trong tương lai.
3. Tiêu chí đánh giá trong xếp hạng TN .
Việc đánh giá xếp hạng tín nhiệm được thực hiện dựa
trên 2 tiêu chí cơ bản là định tính và định lượng, hay còn gọi là 2
mảng phân tích: phân tích kinh doanh và phân tích tài chính. Các
yếu tố định tính được xem xét theo phương pháp bậc thang 3
bước:
(1) Tình hình và triển vọng phát triển kinh tế đất nước,
các yếu tố rủi ro vĩ mô, chính sách của nhà nước có ảnh hưởng
đến ngành và đến công ty;
(2) Đặc điểm của (các) ngành kinh tế mà công ty đang
tham gia, triển vọng phát triển của ngành trong nền kinh tế quốc
dân, tác động, ảnh hưởng của những yếu tố vĩ mô, trong, ngoài
nước tới ngành kinh tế, vị trí, thị phần của công ty trong ngành;
3|Page
(3) Chính sách quản lý trong sản xuất kinh doanh, chính
sách tài chính, quản lý vốn, marketing, bán hàng, đặc điểm công
nghệ, quy trình sản xuất, khả năng, kinh nghiệm của bộ máy lãnh
đạo .
Các yếu tố định lượng được xem xét dựa trên các báo cáo
tài chính đã được kiểm toán, thông qua bảng cân đối kế toán, báo
cáo lưu chuyển tiền tệ, kế hoạch đầu tư, huy động vốn , công ty
ĐMTN sẽ tính toán tất cả các chỉ số tài chính để đưa ra những
nhận định đầy đủ nhất về tình hình tài chính hiện tại và tương lai
của công ty.
4. Sự cần thiết phải xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp
• Đối với nhà đầu tư:
Xếp hạng tín nhiệm giúp nhà đầu tư có thêm công cụ
đánh giá rủi ro tín dụng, giảm thiểu chi phí thu thập, phân tích,
giám sát khả năng trả nợ của các tổ chức phát hành trái phiếu,
công cụ nợ.
• Đối với doanh nghiệp:
Xếp hạng tín nhiệm giúp các công ty mở rộng thị trường
vốn trong và ngoài nước, giảm bớt sự phụ thuộc vào các khoản
vay ngân hàng. Xếp hạng tín nhiệm cũng giúp duy trì sự ổn định
nguồn tài trợ cho công ty, các công ty được xếp hạng cao có thể
duy trì được thị trường vốn hầu như trong mọi hoàn cảnh, ngay
4|Page
cả khi thị trường vốn có những biến động bất lợi. Xếp hạng tín
nhiệm càng cao thì chi phí vay (lãi suất) càng giảm, các nhà đầu
tư sẵn sàng nhận một mức lãi suất thấp hơn cho một chứng
khoán an toàn hơn. Xếp hạng tín nhiệm giúp cho nguồn tài trợ
linh hoạt hơn, công ty phát hành có thể cơ cấu thời hạn và tổng
giá trị chứng khoán phát hành một cách thích hợp. Trong thời buổi
hội nhập, doanh nghiệp muốn tiến xa thì phải có tầm nhìn và
đánh giá xếp hạng tín nhiệm, do các tổ chức có uy tín thực hiện,
là một trong những 'tấm hộ chiếu' cho quá trình quốc tế hóa
thương hiệu của doanh nghiệp.
• Đối với ngân hàng:
Xếp hạng tín nhiệm là cơ sở để quản trị rủi ro tín dụng
nhằm hạn chế và giới hạn rủi ro ở mức mục tiêu. Đồng thời cũng
hỗ trợ ngân hàng trong việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi
ro, tiến tới mục đích tối đa hóa lợi nhuận và bảo vệ sự ổn định
của hệ thống ngân hàng.
• Đối với chính phủ và thị trường tài chính:
Xếp hạng tín nhiệm giúp thị trường tài chính minh bạch
hơn, nâng cao hiệu quả của nền kinh tế và tăng cường khả năng
giám sát thị trường của chính phủ.
Xếp hạng tín nhiệm ng ...