![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Một số ý kiến đóng góp về tiêu chí, cách thức điều chỉnh quy hoạch phân khu nhằm phục vụ các dự án chỉnh trang đô thị khu vực dọc sông, kênh, rạch trên địa bàn TP.HCM
Số trang: 4
Loại file: pdf
Dung lượng: 2.28 MB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết trình bày các khó khăn trong quá trình nghiên cứu dự án khu vực chỉnh trang dọc kênh, sông nội thành; đề xuất định hướng chung để xây dựng giải pháp hài hòa giữa các quy định hiện hành với lợi ích nhà đầu tư nhằm tăng tính khả thi cho dự án chỉnh trang.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số ý kiến đóng góp về tiêu chí, cách thức điều chỉnh quy hoạch phân khu nhằm phục vụ các dự án chỉnh trang đô thị khu vực dọc sông, kênh, rạch trên địa bàn TP.HCM Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP VỀ TIÊU CHÍ, CÁCH THỨC ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÂN KHU NHẰM PHỤC VỤ CÁC DỰ ÁN CHỈNH TRANG ĐÔ THỊ KHU VỰC DỌC SÔNG, KÊNH, RẠCH TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM Lý Thế Dân P. QLQHKV2 Sở Quy hoạch - Kiến trúc Với bề dày lịch sử trên 300 năm, đô thị Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh hình thành và phát triển trên vùng địa hình sông nước kênh rạch chằng chịt. Cộng đồng cư dân Thành phố, trong quá trình vừa thích nghi vừa chế ngự điều kiện tự nhiên, đã tương tác và kiến thiết nên phần cơ sở hạ tầng và công trình xây dựng của Thành phố, đồng thời hình thành ra các nguyên tắc, quy định cho quá trình quy hoạch và xây dựng trên môi trường sông nước, kênh rạch. Nối tiếp truyền thống đẹp này, Sở Quy hoạch-Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh đã có những đóng góp nhất định trong quá trình tạo lập các nguyên tắc ứng xử và quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn Thành phố, cụ thể là đối với các dự án chỉnh trang ven và trên kênh rạch như dự án chỉnh trang kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè hay kênh Tân Hóa-Lò Gốm... Căn cứ từ đồ án quy hoạch chung xây dựng Thành phố và các quy hoạch phân khu, Sở Quy hoạch-Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai thực hiện các dự án chỉnh trang kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, kênh Tân Hóa-Lò Gốm, kênh Đôi-kênh Tẻ v.v. bao gồm: triển khai rà soát, tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch nhằm chuẩn bị hành lang pháp lý về quy hoạch với nhiều cấp độ khác nhau (điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố, điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu, triển khai tổ chức lập và công bố Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị; Thiết kế đô thị; Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại các khu vực động lực phát triển, khu vực thực hiện dự án chỉnh trang và phát triển đô thị) làm cơ sở để quản lý không gian kiến trúc, quản lý hoạt động xây dựng, tạo điều kiện thực hiện các chương trình nêu trên. Từ thực tế quá trình quản lý quy hoạch-kiến trúc nêu trên, Sở Quy hoạch - Kiến trúc có đúc kết một số kinh nghiệm như sau: 150 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 1. Các khó khăn trong quá trình nghiên cứu dự án khu vực chỉnh trang dọc kênh, sông nội thành: Trong các đồ án quy hoạch phân khu đã duyệt trước đây, dãy đất dọc các sông, kênh, rạch (tính từ mép bờ cao tới lộ giới) thường được quy hoạch chức năng đất cây xanh và khoảng cách ly bảo vệ sông, rạch. Số hộ dân hiện trạng sống ven và trên kênh, rạch khá lớn với mật độ cư trú cao, khiến kinh phí đền bù giải tỏa khá lớn, dẫn tới thực tế khó có khả năng thực hiện theo đồ án quy hoạch. Do vậy, để giảm chi phí ngân sách, việc kêu gọi nhà đầu tư tham gia dự án chỉnh trang khu vực dọc sông, kênh, rạch là cần thiết. Tuy nhiên, việc này gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như sau: - Nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế khi thực hiện dự án, nhà đầu tư thường đề xuất chỉ tiêu quy hoạch - kiến trúc trên quỹ đất dọc sông, kênh, rạch (sau khi đền bù giải tỏa) quá cao với nội dung của QHPK 1/2000 và các quy định hiện hành. Quy mô dân số theo các phương án đề xuất của nhà đầu tư luôn vượt mức quy định so với các đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 đã được phê duyệt. Việc tăng dân số cũng ảnh hưởng đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của khu vực xung quanh các quỹ đất hai bên sông kênh rạch nội thành Thành phố (như trường hợp đề xuất của nhà đầu tư đối với quỹ đất bờ Nam kênh Đôi, Quận 8). - Kinh phí đền bù giải tỏa khá lớn, quá trình thực hiện kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và thủ tục, quy trình của dự án. Thường xuất hiện mâu thuẫn giữa các yêu cầu dự án (tổng mức đầu tư, hình thức đầu tư, quy trình thủ tục “đấu giá hay mời thầu”, thời gian thực hiện v.v.) với trình tự thủ tục về điều chỉnh phê duyệt quy hoạch PK 1/2000 và phê duyệt QHCT 1/500. - Một số trường hợp như dự án khai thác rạch Xuyên Tâm, phương án đề xuất xây dựng công trình trên hành lang cây xanh cách ly sông rạch, không đảm bảo theo khoảng cách ly hành lang sông, rạch tại Quyết định số 22/2017/QĐ-UBND ngày 18/4/2017 của UBND TP. Như vậy, vai trò của Sở Quy hoạch-Kiến trúc là phải phối hợp rà soát đồ án QHPK 1/2000 để cùng chính quyền quận-huyện, nhà đầu tư và các đơn vị liên quan tìm kiếm giải pháp điều chỉnh quy hoạch đô thị vừa đáp ứng các quy định của Quy chuẩn, Tiêu chuẩn hiện hành, vừa đáp ứng bài toán kinh tế cho nhà đầu tư, vừa phù hợp công tác quản lý của địa phương và các đơn vị khác liên quan. Tuy nhiên, tại bước này Sở Quy hoạch-Kiến trúc thường gặp trở ngại chính do hình thể các quỹ đất dọc sông, kênh, rạch có đặc thù là kéo khá dài (Rạch Xuyên Tâm chiều dài gần 8km; bờ Nam kênh Đôi dài gần 10km) nhưng chiều ngang (tính từ mép bờ cao) rất hẹp (thông thường khoảng dưới 50m, có đoạn chỉ rộng vài mét). Với những khu đất có chiều ngang hẹp, khả năng bố trí công trình cao tầng mật độ cao hoặc công trình dịch vụ có yêu cầu kỹ thuật về khoảng lùi xây dựng là rất khó khăn do các nguyên nhân: không đủ điều kiện kỹ thuật để tổ chức giải pháp cấp điện, cấp thoát nước, giao thông; bị hạn chế bởi các quy định về khoảng cách ly an toàn sông, kênh, rạch; và các quy định về giao thông (đường, cầu, bến thủy v.v.). ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số ý kiến đóng góp về tiêu chí, cách thức điều chỉnh quy hoạch phân khu nhằm phục vụ các dự án chỉnh trang đô thị khu vực dọc sông, kênh, rạch trên địa bàn TP.HCM Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 MỘT SỐ Ý KIẾN ĐÓNG GÓP VỀ TIÊU CHÍ, CÁCH THỨC ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÂN KHU NHẰM PHỤC VỤ CÁC DỰ ÁN CHỈNH TRANG ĐÔ THỊ KHU VỰC DỌC SÔNG, KÊNH, RẠCH TRÊN ĐỊA BÀN TP.HCM Lý Thế Dân P. QLQHKV2 Sở Quy hoạch - Kiến trúc Với bề dày lịch sử trên 300 năm, đô thị Sài Gòn-Thành phố Hồ Chí Minh hình thành và phát triển trên vùng địa hình sông nước kênh rạch chằng chịt. Cộng đồng cư dân Thành phố, trong quá trình vừa thích nghi vừa chế ngự điều kiện tự nhiên, đã tương tác và kiến thiết nên phần cơ sở hạ tầng và công trình xây dựng của Thành phố, đồng thời hình thành ra các nguyên tắc, quy định cho quá trình quy hoạch và xây dựng trên môi trường sông nước, kênh rạch. Nối tiếp truyền thống đẹp này, Sở Quy hoạch-Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh đã có những đóng góp nhất định trong quá trình tạo lập các nguyên tắc ứng xử và quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn Thành phố, cụ thể là đối với các dự án chỉnh trang ven và trên kênh rạch như dự án chỉnh trang kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè hay kênh Tân Hóa-Lò Gốm... Căn cứ từ đồ án quy hoạch chung xây dựng Thành phố và các quy hoạch phân khu, Sở Quy hoạch-Kiến trúc Thành phố Hồ Chí Minh đã tham gia phối hợp chặt chẽ trong quá trình triển khai thực hiện các dự án chỉnh trang kênh Nhiêu Lộc-Thị Nghè, kênh Tân Hóa-Lò Gốm, kênh Đôi-kênh Tẻ v.v. bao gồm: triển khai rà soát, tổ chức thực hiện điều chỉnh quy hoạch nhằm chuẩn bị hành lang pháp lý về quy hoạch với nhiều cấp độ khác nhau (điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Thành phố, điều chỉnh các đồ án quy hoạch phân khu, triển khai tổ chức lập và công bố Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị; Thiết kế đô thị; Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại các khu vực động lực phát triển, khu vực thực hiện dự án chỉnh trang và phát triển đô thị) làm cơ sở để quản lý không gian kiến trúc, quản lý hoạt động xây dựng, tạo điều kiện thực hiện các chương trình nêu trên. Từ thực tế quá trình quản lý quy hoạch-kiến trúc nêu trên, Sở Quy hoạch - Kiến trúc có đúc kết một số kinh nghiệm như sau: 150 Quy hoạch và phát triển kè bờ sông Sài Gòn và sông, kênh nội thành và các giải pháp để hoàn thành cơ bản kè sông Sài Gòn, sông và kênh nội thành vào năm 2025 1. Các khó khăn trong quá trình nghiên cứu dự án khu vực chỉnh trang dọc kênh, sông nội thành: Trong các đồ án quy hoạch phân khu đã duyệt trước đây, dãy đất dọc các sông, kênh, rạch (tính từ mép bờ cao tới lộ giới) thường được quy hoạch chức năng đất cây xanh và khoảng cách ly bảo vệ sông, rạch. Số hộ dân hiện trạng sống ven và trên kênh, rạch khá lớn với mật độ cư trú cao, khiến kinh phí đền bù giải tỏa khá lớn, dẫn tới thực tế khó có khả năng thực hiện theo đồ án quy hoạch. Do vậy, để giảm chi phí ngân sách, việc kêu gọi nhà đầu tư tham gia dự án chỉnh trang khu vực dọc sông, kênh, rạch là cần thiết. Tuy nhiên, việc này gặp nhiều khó khăn, vướng mắc như sau: - Nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế khi thực hiện dự án, nhà đầu tư thường đề xuất chỉ tiêu quy hoạch - kiến trúc trên quỹ đất dọc sông, kênh, rạch (sau khi đền bù giải tỏa) quá cao với nội dung của QHPK 1/2000 và các quy định hiện hành. Quy mô dân số theo các phương án đề xuất của nhà đầu tư luôn vượt mức quy định so với các đồ án quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 đã được phê duyệt. Việc tăng dân số cũng ảnh hưởng đến hệ thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của khu vực xung quanh các quỹ đất hai bên sông kênh rạch nội thành Thành phố (như trường hợp đề xuất của nhà đầu tư đối với quỹ đất bờ Nam kênh Đôi, Quận 8). - Kinh phí đền bù giải tỏa khá lớn, quá trình thực hiện kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và thủ tục, quy trình của dự án. Thường xuất hiện mâu thuẫn giữa các yêu cầu dự án (tổng mức đầu tư, hình thức đầu tư, quy trình thủ tục “đấu giá hay mời thầu”, thời gian thực hiện v.v.) với trình tự thủ tục về điều chỉnh phê duyệt quy hoạch PK 1/2000 và phê duyệt QHCT 1/500. - Một số trường hợp như dự án khai thác rạch Xuyên Tâm, phương án đề xuất xây dựng công trình trên hành lang cây xanh cách ly sông rạch, không đảm bảo theo khoảng cách ly hành lang sông, rạch tại Quyết định số 22/2017/QĐ-UBND ngày 18/4/2017 của UBND TP. Như vậy, vai trò của Sở Quy hoạch-Kiến trúc là phải phối hợp rà soát đồ án QHPK 1/2000 để cùng chính quyền quận-huyện, nhà đầu tư và các đơn vị liên quan tìm kiếm giải pháp điều chỉnh quy hoạch đô thị vừa đáp ứng các quy định của Quy chuẩn, Tiêu chuẩn hiện hành, vừa đáp ứng bài toán kinh tế cho nhà đầu tư, vừa phù hợp công tác quản lý của địa phương và các đơn vị khác liên quan. Tuy nhiên, tại bước này Sở Quy hoạch-Kiến trúc thường gặp trở ngại chính do hình thể các quỹ đất dọc sông, kênh, rạch có đặc thù là kéo khá dài (Rạch Xuyên Tâm chiều dài gần 8km; bờ Nam kênh Đôi dài gần 10km) nhưng chiều ngang (tính từ mép bờ cao) rất hẹp (thông thường khoảng dưới 50m, có đoạn chỉ rộng vài mét). Với những khu đất có chiều ngang hẹp, khả năng bố trí công trình cao tầng mật độ cao hoặc công trình dịch vụ có yêu cầu kỹ thuật về khoảng lùi xây dựng là rất khó khăn do các nguyên nhân: không đủ điều kiện kỹ thuật để tổ chức giải pháp cấp điện, cấp thoát nước, giao thông; bị hạn chế bởi các quy định về khoảng cách ly an toàn sông, kênh, rạch; và các quy định về giao thông (đường, cầu, bến thủy v.v.). ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Tiêu chí quy hoạch đô thị Dự án chỉnh trang đô thị Quy hoạch sông kênh rạch Quỹ đất dọc sông kênh rạch Phát triển đô thịTài liệu liên quan:
-
Nghị định số 11/2013/NĐ-CP về quản lý đầu tư phát triển đô thị
32 trang 392 0 0 -
6 trang 128 0 0
-
Thuyết minh đồ án tốt nghiệp: Trung tâm thương mại điện tử, văn phòng cho thuê
28 trang 95 1 0 -
5 trang 94 0 0
-
Hoàn thiện quản lý nhà nước về quy hoạch đô thị hiện nay ở Việt Nam
5 trang 63 0 0 -
Bài giảng Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị
55 trang 51 0 0 -
Một số nét đặc trưng của quá trình đô thị hóa tại thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam (1997-2018)
8 trang 46 0 0 -
Nghiên cứu khả năng sử dụng 'Motorbikes Sharing' trong sinh viên
4 trang 46 1 0 -
Giáo trình Quy hoạch xây dựng phát triển đô thị: Phần 1 - GS.TS. Nguyễn Thế Bá (chủ biên)
62 trang 40 0 0 -
Nghiên cứu kinh tế học đô thị: Phần 1
233 trang 39 1 0