Một số ý kiến về chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận theo quy định Luật Hôn nhân và Gia đình 2014
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 466.88 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Một số ý kiến về chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận theo quy định Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 trình bày một số ý kiến các quy định của pháp luật Hôn nhân và Gia đình về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, chỉ ra những căn cứ xác lập, căn cứ chấm dứt, hệ quả pháp lý, hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật về vấn đề này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số ý kiến về chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận theo quy định Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THOẢ THUẬN THEO QUY ĐỊNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2014 Lưu Nguyễn Đông Tú, Phạm Bồ Thư Nhàn, Huỳnh Thị Thuỷ Tiên, Nguyễn Thị Kim Thi, Nguyễn Minh Huy* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Hà Thị Hồng Thắm TÓM TẮT Chế độ tài sản theo thoả thuận (độ tài sản ước định) đã xuất hiện từ rất sớm và không còn là khái niệm quá xa lạ đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Ngày nay, phần lớn các quốc gia phát triển đều quy định cả hai chế định “tài sản vợ chồng theo pháp luật” và “tài sản vợ chồng theo thoả thuận”, nổi bật là các quốc gia Pháp, Bỉ, Hoa Kỳ,… Ngoài ra, trong khu vực Châu Á cũng có Trung Quốc và Nhật Bản cũng đã công nhận và có các quy định về chế độ này. Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng của nước Việt Nam ta, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã được ban hành kịp thời và ghi nhận điểm mới, tiến bộ, phù hợp với Hiến pháp hiện hành, đó chính là “chế độ tài sản theo thoả thuận” của vợ chồng, cùng tồn tại song song với chế độ tài sản theo luật định và chỉ được áp dụng khi vợ chồng không xác lập chế độ tài sản theo thoả thuận. Bài viết trình bày một số ý kiến các quy định của pháp luật Hôn nhân và Gia đình về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, chỉ ra những căn cứ xác lập, căn cứ chấm dứt, hệ quả pháp lý, hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật về vấn đề này. Từ khoá: chế độ tài sản, vợ chồng, theo thoả thuận, hôn nhân gia đình. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kết hôn là sự kiện pháp lý tạo ra quan hệ hôn nhân và gia đình. Thông thường sau khi kết hôn thì tài sản của vợ chồng được coi là tài sản chung. Tuy nhiên pháp luật cũng sẽ có quy định vợ chồng có quyền thỏa thuận tài sản trước khi kết hôn nhằm đảm bảo quyền lợi của hai bên sau khi về chung một mái ấm. Pháp luật Việt Nam quy định có hai chế độ tài sản vợ chồng bao gồm: chế độ tài sản theo thỏa thuận và chế độ tài sản theo luật định, được ghi nhận trong Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (Luật HN&GĐ 2014). Chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận được coi như một hợp đồng thỏa thuận dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự do, bảo đảm quyền lợi không bị ép buộc. Nên vợ chồng có thể cùng thỏa thuận với nhau về việc xác lập, thực hiện, sử dụng tài sản riêng của họ. 2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHẾ ĐỘ TÀI SẢN THEO THOẢ THUẬN THEO QUY ĐỊNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 2.1 Căn cứ xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận 2591 Chế độ tài sản ước định ra đời đã giải quyết được các bất cập về quyền định đoạt tài sản của đôi bên: ngay trước khi đăng kí kết hôn, cả hai người đều có thể thỏa thuận và định đoạt phần tài sản riêng hiện có của bản thân. Việc định đoạt cũng không kết thúc ở giai đoạn đó mà nó luôn liên tục tiếp diễn trong thời kì hôn nhân, đảm bảo tính hợp hiến và hài hòa với quy định của Bộ luật Dân sự về quyền sở hữu, định đoạt tài sản của cá nhân. Giảm tỉ lệ các tranh chấp dân sự; Hạn chế tranh chấp, bất công hơn so với việc chia tài sản trong thời kì hôn nhân. Thứ nhất, “Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn” (Điều 47). Vậy, quy định này cũng tương tự với các quy định được ban hành trong các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam trước đây, và các pháp luật nhiều quốc gia trên thế giới hiện tại, thì việc xác lập thoả thuận phải có hình thức và thời điểm cụ thể và phái được được lập trước khi kết hôn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc những cặp vợ chồng muốn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận sau khi đăng ký kết hôn là hoàn toàn không thể. Thứ hai, hình thức của thỏa thuận phải bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Đây là điều kiện về mặt hình thức của thỏa thuận. Theo Khoản 2 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”. Trường hợp này, thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trước khi kết hôn cũng là một giao dịch dân sự, bắt buộc phải lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực thì mới có giá trị pháp lý. Mọi hình thức còn lại đều không có giá trị. Nếu đáp ứng dầy đủ các điều kiện khác nhưng hình thức không đạt yêu cầu thì giao dịch dân sự này vô hiệu và không được thực hiện. Thứ ba, để thoả thuận có hiệu lực, hai bên phải tiến hành đăng ký kết hôn. Diều 47 Luật HNGĐ 2014 có đề cập:”…Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.”, do đó, muốn xác lập chế độ tài sản theo thoả thuận thì người nam và người nữ cần phải đăng ký kết hôn. Vì vậy mà những trường hợp kết hôn trái pháp luật, đăng ký kết hôn tại cơ quan không đúng thẩm quyền, trên nguyên tắc sẽ không thể xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận, dù đã xác lập văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng trước đó. Thứ tư, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có thể bị vô hiệu một phần hoặc bị vô hiệu toàn bộ. Thỏa thuận về tài sản của vợ chồng chỉ bị vô hiệu khi bị Tòa án tuyên bố vô hiệu. Nhưng chỉ có trường hợp vô hiệu toàn bộ mới không có tác dụng xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận. Nói tóm lại, điều kiện cơ bản cần để xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận, hai bên phải đáp ứng đủ 4 điều kiện: Thỏa thuận về chế độ tài sản phải được lập trước khi kết hôn, hình thức của thỏa thuận phải bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực; phải tiến hành đăng ký kết hôn theo đúng điều kiện và thủ tục luật định và thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng không bị vô hiệu to ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số ý kiến về chế độ tài sản của vợ chồng theo thoả thuận theo quy định Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ CHẾ ĐỘ TÀI SẢN CỦA VỢ CHỒNG THEO THOẢ THUẬN THEO QUY ĐỊNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2014 Lưu Nguyễn Đông Tú, Phạm Bồ Thư Nhàn, Huỳnh Thị Thuỷ Tiên, Nguyễn Thị Kim Thi, Nguyễn Minh Huy* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Hà Thị Hồng Thắm TÓM TẮT Chế độ tài sản theo thoả thuận (độ tài sản ước định) đã xuất hiện từ rất sớm và không còn là khái niệm quá xa lạ đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Ngày nay, phần lớn các quốc gia phát triển đều quy định cả hai chế định “tài sản vợ chồng theo pháp luật” và “tài sản vợ chồng theo thoả thuận”, nổi bật là các quốc gia Pháp, Bỉ, Hoa Kỳ,… Ngoài ra, trong khu vực Châu Á cũng có Trung Quốc và Nhật Bản cũng đã công nhận và có các quy định về chế độ này. Để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và xu thế hội nhập quốc tế sâu rộng của nước Việt Nam ta, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 đã được ban hành kịp thời và ghi nhận điểm mới, tiến bộ, phù hợp với Hiến pháp hiện hành, đó chính là “chế độ tài sản theo thoả thuận” của vợ chồng, cùng tồn tại song song với chế độ tài sản theo luật định và chỉ được áp dụng khi vợ chồng không xác lập chế độ tài sản theo thoả thuận. Bài viết trình bày một số ý kiến các quy định của pháp luật Hôn nhân và Gia đình về chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận, chỉ ra những căn cứ xác lập, căn cứ chấm dứt, hệ quả pháp lý, hạn chế, bất cập trong quy định của pháp luật về vấn đề này. Từ khoá: chế độ tài sản, vợ chồng, theo thoả thuận, hôn nhân gia đình. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Kết hôn là sự kiện pháp lý tạo ra quan hệ hôn nhân và gia đình. Thông thường sau khi kết hôn thì tài sản của vợ chồng được coi là tài sản chung. Tuy nhiên pháp luật cũng sẽ có quy định vợ chồng có quyền thỏa thuận tài sản trước khi kết hôn nhằm đảm bảo quyền lợi của hai bên sau khi về chung một mái ấm. Pháp luật Việt Nam quy định có hai chế độ tài sản vợ chồng bao gồm: chế độ tài sản theo thỏa thuận và chế độ tài sản theo luật định, được ghi nhận trong Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 (Luật HN&GĐ 2014). Chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận được coi như một hợp đồng thỏa thuận dựa trên nguyên tắc tự nguyện, tự do, bảo đảm quyền lợi không bị ép buộc. Nên vợ chồng có thể cùng thỏa thuận với nhau về việc xác lập, thực hiện, sử dụng tài sản riêng của họ. 2. NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHẾ ĐỘ TÀI SẢN THEO THOẢ THUẬN THEO QUY ĐỊNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH NĂM 2014 2.1 Căn cứ xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận 2591 Chế độ tài sản ước định ra đời đã giải quyết được các bất cập về quyền định đoạt tài sản của đôi bên: ngay trước khi đăng kí kết hôn, cả hai người đều có thể thỏa thuận và định đoạt phần tài sản riêng hiện có của bản thân. Việc định đoạt cũng không kết thúc ở giai đoạn đó mà nó luôn liên tục tiếp diễn trong thời kì hôn nhân, đảm bảo tính hợp hiến và hài hòa với quy định của Bộ luật Dân sự về quyền sở hữu, định đoạt tài sản của cá nhân. Giảm tỉ lệ các tranh chấp dân sự; Hạn chế tranh chấp, bất công hơn so với việc chia tài sản trong thời kì hôn nhân. Thứ nhất, “Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn” (Điều 47). Vậy, quy định này cũng tương tự với các quy định được ban hành trong các văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam trước đây, và các pháp luật nhiều quốc gia trên thế giới hiện tại, thì việc xác lập thoả thuận phải có hình thức và thời điểm cụ thể và phái được được lập trước khi kết hôn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc những cặp vợ chồng muốn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận sau khi đăng ký kết hôn là hoàn toàn không thể. Thứ hai, hình thức của thỏa thuận phải bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Đây là điều kiện về mặt hình thức của thỏa thuận. Theo Khoản 2 Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 quy định: “Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định”. Trường hợp này, thỏa thuận về tài sản của vợ chồng trước khi kết hôn cũng là một giao dịch dân sự, bắt buộc phải lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực thì mới có giá trị pháp lý. Mọi hình thức còn lại đều không có giá trị. Nếu đáp ứng dầy đủ các điều kiện khác nhưng hình thức không đạt yêu cầu thì giao dịch dân sự này vô hiệu và không được thực hiện. Thứ ba, để thoả thuận có hiệu lực, hai bên phải tiến hành đăng ký kết hôn. Diều 47 Luật HNGĐ 2014 có đề cập:”…Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.”, do đó, muốn xác lập chế độ tài sản theo thoả thuận thì người nam và người nữ cần phải đăng ký kết hôn. Vì vậy mà những trường hợp kết hôn trái pháp luật, đăng ký kết hôn tại cơ quan không đúng thẩm quyền, trên nguyên tắc sẽ không thể xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận, dù đã xác lập văn bản thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng trước đó. Thứ tư, thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng có thể bị vô hiệu một phần hoặc bị vô hiệu toàn bộ. Thỏa thuận về tài sản của vợ chồng chỉ bị vô hiệu khi bị Tòa án tuyên bố vô hiệu. Nhưng chỉ có trường hợp vô hiệu toàn bộ mới không có tác dụng xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận. Nói tóm lại, điều kiện cơ bản cần để xác lập chế độ tài sản theo thỏa thuận, hai bên phải đáp ứng đủ 4 điều kiện: Thỏa thuận về chế độ tài sản phải được lập trước khi kết hôn, hình thức của thỏa thuận phải bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực; phải tiến hành đăng ký kết hôn theo đúng điều kiện và thủ tục luật định và thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng không bị vô hiệu to ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chế độ tài sản Chế độ tài sản theo thỏa thuận Tài sản vợ chồng theo pháp luật Tài sản vợ chồng theo thoả thuận Luật Hôn nhân và Gia đìnhGợi ý tài liệu liên quan:
-
Hành vi vi phạm chế độ một vợ một chồng dưới khía cạnh xã hội - pháp lý và những vấn đề đặt ra
7 trang 90 0 0 -
Tài liệu học tập hướng dẫn giải quyết tình huống học phần Luật hôn nhân và gia đình
97 trang 79 0 0 -
đánh giá về chế độ tài sản giữa vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân của Bộ Quốc triều hình luật
7 trang 67 0 0 -
Nghiên cứu pháp luật hôn nhân và gia đình
174 trang 41 0 0 -
Bài giảng Pháp luật đại cương - Bài 6: Luật hôn nhân và gia đình
19 trang 40 0 0 -
Pháp luật đại cương: Phần 2 - ThS. Lê Minh Toàn
560 trang 37 0 0 -
46 trang 36 0 0
-
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về kết hôn trái pháp luật trong tình hình xã hội hiện nay
17 trang 36 0 0 -
Bình đẳng hôn nhân theo tinh thần Phật giáo
10 trang 35 0 0 -
Luật Hôn nhân và gia đình số 52/2014/QH13
40 trang 35 0 0