Danh mục

Một số ý kiến về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 210.96 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này phân tích các quy định pháp luật và những bất cập liên quan đến việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện về vấn đề này. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số ý kiến về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG CỦA VỢ CHỒNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN Lê Ngô Thảo Tiên, Phạm Ngọc Mai Thi, Bùi Cẩm Tiên, Thái Phạm Tuân* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Đào Thu Hà TÓM TẮT Hôn nhân là một mối quan hệ cơ bản của mỗi gia đình trong xã hội. Gia đình được xem là tế bào của xã hội, nơi sinh ra, nuôi dưỡng và giáo dục các thế hệ tương lai của đất nước, nơi gìn giữ và phát triển các nét đặc trưng văn hóa, truyền thống của một dân tộc, một quốc gia. Bản chất bên trong gia đình luôn tồn tại quan hệ nhân thân gắn liền với tài sản. Chúng ta thường sẽ quan tâm đến việc phân chia tài sản chung khi quan hệ hôn nhân đổ vỡ dẫn đến ly hôn, nhưng trên thực tế, Luật Hôn nhân và Gia đình (HN&GĐ) vẫn cho phép các cặp vợ chồng phân chia tài sản chung ngay cả trong thời kỳ hôn nhân. Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả phân tích các quy định pháp luật và những bất cập liên quan đến việc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện về vấn đề này. Từ khóa: Quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản, quyền lợi con chung, tài sản chung, thời kỳ hôn nhân. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Quan hệ tài sản giữa vợ chồng là một vấn đề hết sức quan trọng, nó là một trong những tiền đề giúp cho vợ chồng xây dựng cuộc sống hạnh phúc, đáp ứng những nhu cầu về cả vật chất lẫn tinh thần cho gia đình. Xuất phát từ bản chất của quan hệ hôn nhân và gia đình là các yếu tố nhân thân và tài sản gắn liền với các chủ thể nhất định, không thể tách rời và không có tính đền bù ngang giá. Chín h sự ràng buộc này làm nảy sinh các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa họ với nhau mà chia tài sản chung của vợ chồng, đặc biệt là chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân là một vấn đề quan trọng trong chế độ tài sản của vợ chông. Quy định này đã từng bước đi vào cuộc sống, phát huy được hiệu quả điều chỉnh, góp phần xây dựng củng cố chế độ HN&GĐ Việt Nam. Khi Luật HN&GĐ năm 1986 ra đời trên cơ sở kế thừa và phát huy các quy định của hiến pháp năm 1980 về quyền sở hữu riêng của công dân đã công nhận quyền có tài sản của vợ chồng cũng như quyền được yêu cầu chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân còn tồn tại khi có lý do chính đáng và được Tòa án chấp thuận. Việc quy định vợ chồng có thể chia tài chung trong thời kỳ hôn nhân, giúp ổn định quan hệ gia đình khi chưa cần thiết phải ly hôn, đảm bảo quyền lợi chính đáng về tài sản của vợ chồng, của các thành viên trong gia đình và người khác. 1624 2 QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CHIA TÀI SẢN CHUNG TRONG THỜI KỲ HÔN NHÂN 2.1 Nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Hiện nay Luật HN&GĐ năm 2014 không quy định về nguyên tắc chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Chính vì thế, trên thực tế vẫn áp dụng nguyên tắc chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn căn cứ theo Điều 7 Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT – TANDTC - VKSNDTC – BTP ngày 06 tháng 01 năm 2016 hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật HN&GĐ: về việc chia tài sản chung được chia theo thỏa thuận của các bên. Vợ, chồng có quyền thỏa thuận chia tài sản chung thành hai phần bằng nhau hoặc chia theo các tỷ lệ nhất định trên cơ sở thống nhất về mặt ý chí của các bên. Trong trường hợp các bên không thỏa thuận được có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết. Trên nguyên tắc tài sản chung được chia đôi nhưng phải tính đến các yếu tố để xác định tỷ lệ chia tài sản chung [5] : Thứ nhất: ‚Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng‛ là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật HN&GĐ. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng. Thứ hai: ‚Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.‛ là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của các bên trong việc tạo lập và duy trì phát triển tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn. Thứ ba: ‚Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập‛. Việc pháp luật đặt ra nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các bên trong sản xuất kinh doanh về nghê nghiệp tránh tình trạng mất giá trị công dụng của tài sản. Đối với tài sản phục vụ nghề nghiệp như xưởng sản xuất, nhà cửa,… đối với những tài sản cụ thể như máy móc, thiết bị y khoa may mặc, nhạc cụ, tàu thuyền, cửa hàng thì trước tiên Tòa án chú trọng vào nguyện vọng của các bên, nếu giữa các bên phát sinh tranh chấp thì Tòa án sẽ quyết định chuyển cho người cần tài sản để phục vụ cho hoạt động nghề nghiệp của vợ hoặc chồng trực tiếp hoạt động trong lĩnh vực tương ứng. Thứ tư: ‚Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng‛ , là lỗi của vợ chồng vi phạm quyền và nghĩa vụ về nhân thân hoặc tài sản. 2.2 Điều kiện chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân Điều kiện tiên quyết cần phải có để đạt được mục đích chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân là phải có quan hệ trong thời kỳ hôn nhân và trong thời kỳ hôn nhân vợ, chồng có tạo lập tài sản chung hợp pháp theo quy định của pháp luật. Điều kiện về tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân được quy định rõ tại Điều 12 Nghị định số 126/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm ...

Tài liệu được xem nhiều: