Danh mục

Một số ý kiến về khoa học giáo dục trong bối cảnh mới

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 192.50 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Một số ý kiến về khoa học giáo dục trong bối cảnh mới" trình bày nhận thức cơ bản về khoa học giáo dục – yếu tố nền tảng, những tác động của môi trường xã hội, vấn đề đào tạo giáo viên, một số nhiệm vụ nghiên cứu về khoa học giáo dục trong thời gian tới,... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số ý kiến về khoa học giáo dục trong bối cảnh mới MỘT SỐ Ý KIỂN VỀ KHOA HỌC GIÁO DỤC TRONG BỐI CẢNH MỚI GS.TS Phạm Hồng Quang Đại học Thái Nguyên, Tân Thịnh, Thái Nguyên1. Nhận thức cơ bản về khoa học giáo dục –yếu tố nền tảng Trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên” của Ăngghen, ông chỉ ra vai trò to lớncủa tư duy lý luận bằng một luận điểm nổi tiếng: “Một dân tộc muốn đứng vững trênđỉnh cao của khoa học thì không thể không có tư duy lý luận”. C.Mác cho rằng, vấn đềcốt lõi, có ý nghĩa chi phối của sự phát triển, đó là sự phát triển của lực lượng sản xuất.Hình thái kinh tế - xã hội mới ra đời tạo ra khả năng giải phóng và phát triển lực lượngsản xuất lên một nấc thang mới so với hình thái kinh tế - xã hội cũ, đồng thời xây dựngvà ngày càng hoàn thiện các quan hệ sản xuất mới phù hợp. Ðó cũng là quá trình conngười được giải phóng khỏi mọi áp bức, bóc lột, bất công, phát triển toàn diện. Ðó làquá trình sẽ xuất hiện một liên hợp, trong đó sự phát triển tự do của mỗi người làđiều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người. Nghiên cứu khoa học giáo dục là quá trình tìm tòi, khám phá, làm sáng tỏ nhữngmâu thuẫn tồn tại khách quan trong thực tiễn giáo dục nhằm tìm ra các quy luật vậnđộng của quá trình giáo dục, các giải pháp để nâng cao hiệu quả của quá trình giáodục. Đối tượng của khoa học giáo dục tập trung chủ yếu vào nghiên cứu quá trình pháttriển của nhân cách (trong quá trình xã hội hóa, tự hoạt động của con người trong môitrường xã hội với yếu tố lịch sử xã hội cụ thể) thì vai trò “tác động và ảnh hưởng” củagiáo dục đến đâu và mức độ thế nào? Ở tầng vĩ mô, chiến lược “dân trí, nhân lực, nhântài” phải tựa trên nền tảng nhân cách- những con người được giáo dục đầy đủ phẩmchất và năng lực. Bản chất giáo dục, từ “giáo dục” theo gốc Hán Việt có nghĩa là chỉbảo, dạy dỗ, chăm sóc. Nó bao gồm không chỉ việc dạy học (giáo), mà có cả sự thươngyêu quan tâm chăm sóc (dục) trong đó. Trong tiếng Anh, từ “giáo dục -education”, đâylà một từ gốc Latin được ghép bởi hai từ là “Ex-vượt ra khỏi” và “Ducere-dẫn”–“Ex-Ducere”. Do vậy, giáo dục có nghĩa là dẫn con người vượt ra khỏi hiện tại của họ đểvươn tới những gì hoàn thiện, tốt lành hơn và hạnh phúc hơn. Giáo dục là dẫn dắt, làhướng dẫn, là khích lệ, là truyền cảm hứng…Trong “Thư gửi cho học sinh”, ngày5/9/1945, Bác Hồ viết: “…một nền giáo dục làm phát triển hoàn toàn những năng lực 51sẵn có của các em”. Đây có thể coi là tư tưởng cho một nền giáo dục khai phóng.Cũng tại Điều 2 –Luật giáo dục (2019) đã xác định “Mục tiêu của giáo dục là pháttriển toàn diện con người…”. Tư duy mới thể hiện trọng Luật giáo dục 2019 đã có bước chuyển nhận thức đúngvề vị trí vai trò của giáo dục nhà trường. Mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện conngười - chính là sự thay đổi căn bản, bởi chỉ có sự thay đổi này, mới có thể phát huytốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân. Nội hàm giáo dục ở đây (mụctiêu giáo dục) được hiểu rộng hơn, hàm chứa tư tưởng tạo điều kiện (tự học) để conngười phát triển trong phạm vi rộng hơn là phạm vi hẹp trong chương trình giáo dụccủa nhà trường. Giáo dục mở đã tạo ra những suy nghĩ khác: Người dạy không duynhất là giáo viên, người học không nhất thiết phải cùng độ tuổi, học liệu không chỉ làsách giáo khoa, kết quả học không chỉ là điểm số, lớp học không đồng nhất là khônggian, thời gian cụ thể…Với tư tưởng phát triển toàn diện con người thì giáo dục giađình, giáo dục xã hội cần phải được xem là thành phần hữu cơ trong quan hệ với giáodục nhà trường. Giáo dục nhà trường không phải là nhân tố duy nhất quyết định trựctiếp đến chất lượng con người. Hiểu đúng điều này để xác nhận sự đóng góp của giáodục đối với phát triển con người là tạo cơ hội và điều kiện là chủ yếu, thúc đẩy cácnhân tố tích cực để quá trình phát triển nhân cách phải do chính con người quyếtđịnh…Từ đây, gỡ bỏ cách hiểu không đúng về trách nhiệm nhà trường là duy nhấthoặc giáo dục là “vạn năng” đối với sự phát triển của con người. Trong các tài liệu về lí luận giáo dục đã xác định các thành tố quyết định nhân cáchgồm 4 thành tố chính (yếu tố di truyền làm nền tảng, yếu tố giáo dục là chủ đạo, yếu tốmôi trường là quyết định, yếu tố tự hoạt động của cá nhân là quyết định trực tiếp).Trong đó, yếu tố môi trường là quyết định; quan hệ chủ thể với môi trường thì sự chủđộng tích cực của chủ thể là quyết định trực tiếp. Từ đây, trở lại mô hình thí nghiệmcủa Skinner (học trong môi trường chủ động, tự khám phá, thử-sai…) là công việcchính của nhà giáo dục –thiết kế, tạo môi trường học chủ động cho người học. Điềuquan trọng nữa là trách nhiệm “điều phối” của nhà giáo dục để: kích hoạt nhân tốthuận lợi của di truyền, môi trường và hạn chế, sửa chữa, uốn nắn…các mặt không tíchcực của yếu tố di truyền (ví dụ câm, mù, điếc…), ng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: