Một số ý kiến về quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo quy định Bộ luật dân sự 2015
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 419.38 KB
Lượt xem: 60
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Một số ý kiến về quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo quy định Bộ luật dân sự 2015 phân tích quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo quy định của BLDS 2015 và thực trạng áp dụng pháp luật về quyền của cá nhân đối với hình ảnh và một số kiến nghị góp phần hoàn thiện về vấn đề này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số ý kiến về quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo quy định Bộ luật dân sự 2015 MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ QUYỀN CỦA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH THEO QUY ĐỊNH BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 Lưu Thanh Lâm và Nguyễn Trần Bảo Ngọc* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Hà Thị Hồng Thắm TÓM TẮT Quyền của cá nhân đối với hình ảnh đã được pháp luật ghi nhận như là một trong những quyền quan trọng nhất, là yếu tố tinh thần, đóng một vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân trong xã hội, được quy định tại Bộ luật dân sự 2015 (BLDS). Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả sẽ phân tích quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo quy định của BLDS 2015 và thực trạng áp dụng pháp luật về quyền của cá nhân đối với hình ảnh và một số kiến nghị góp phần hoàn thiện về vấn đề này. Từ khóa: Hiến pháp, cá nhân, hình ảnh, xâm phạm, kiến nghị. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá, các thiết bị điện tử quay phim, chụp ảnh hiện nay trở nên vô cùng phổ biến, hiện đại cũng như rất tân tiến với nhiều tính năng. Nhiều thiết bị ghi hình, chụp ảnh, ghi âm được tạo ra với kích thước vô cùng nhỏ hay được ngụy trang rất tinh vi mà khó ai có thể nhìn ra được. Đi kèm với đó là tốc độ internet ngày càng được cải tiến về tốc độ đã giúp cho hình ảnh lan truyền, phát tán rộng rãi một cách mạnh mẽ và nhanh chóng trên phạm vi thế giới. Mọi người dễ dàng sáng tạo nội dung nghệ thuật, sáng tạo nội dung văn hóa và có quyền được hưởng các giá trị mà sản phẩm của mình mang lại. Bất cứ ai đều có thể trở thành nạn nhân xâm phạm hình ảnh, cá nhân khi xuất hiện trong hình, đoạn phim bị phát tán có thể bị nhận dạng và người xem có thể xác định được cá nhân đó là ai dựa vào những đặc điểm cá nhân. Không nhất thiết rằng hình ảnh, đoạn phim của cá nhân bị phát tán đó phải có khuôn mặt và ghi rõ họ tên người trong ảnh, đoạn phim thì mới nhận dạng được. Cá nhân xuất hiện trong hình ảnh, đoạn phim đó có thể bị nhận dạng dễ dàng và người xem hình có thể xác định được cá nhân đó là ai. Vô cùng khó để điều tra ra thủ phạm hay tìm ra cách giải quyết thỏa đáng cho việc bị xâm phạm hình ảnh. Mỗi người có một hình ảnh, một dấu ấn cũng như đặc điểm riêng và xã hội đánh giá mỗi người qua hình ảnh cá nhân của họ. Hình ảnh của cá nhân có thể làm tăng giá trị của cá nhân hoặc cũng có thể làm giảm sút, ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân đó. Chính vì thế quyền của cá nhân đối với hình ảnh có trong mỗi BLDS là sự quan tâm của Nhà nước đối với hình ảnh cá nhân của mọi công dân. 2635 2. QUYỀN CỦA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH THEO QUY ĐỊNH CỦA BLDS 2015 Quyền đối với hình ảnh của cá nhân được quy định tại Điều 32 BLDS năm 2015 đã thể hiện sự tiến bộ của BLDS Việt Nam, đã thể hiện sự quan tâm, bảo vệ của pháp luật đối với hình ảnh của cá nhân của mọi người. Căn cứ tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 32 BLDS năm 2015 quy định: “Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được cá nhân đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Việc sử dụng hình ảnh trong các trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ: Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh”. Đây là một trong những quy định về quyền hình ảnh cá nhân và những lợi ích mà chủ thể sáng tạo ra nó được hưởng, thể hiện sự sáng tạo đột phá của BLDS 2015 so với các bộ luật trước đây cũng như sự quan tâm của Nhà nước đối với quyền về hình ảnh của cá nhân. Đồng thời Điều 32 BLDS 2015 cũng thể hiện một bước tiến mới trong tư duy pháp luật của các nhà lập pháp Việt Nam. Căn cứ Khoản 2 Điều 32 BLDS 2015 nghiêm cấm sử dụng hình ảnh của cá nhân mà xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự, uy tín của người có ảnh, đó là một điểm hết sức mới mẻ và tiến bộ so với BLDS 2005 trước đây. BLDS 2005 quy định: “Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác”. Với điều luật này, Nhà nước đã tạo điều kiện cho những người mà sản phẩm của họ là vô hình, trừu tượng có điều kiện được thương mại hóa, khai thác được giá trị mà công trình, sản phẩm của mình mang lại. Đồng thời, việc xúc phạm những “đứa con tinh thần” của họ, xúc phạm quyền cá nhân hay việc đề cao sản phẩm của người lao động cũng được đề cập hết sức chi tiết trong điều luật này. Ta có thể thấy được vấn đề này thông qua vụ việc vào ngày 1 tháng 4 năm 2022 vừa qua một nam sinh lớp 10 trường chuyên ở Hà Nội trèo qua ban công căn hộ rồi nhảy xuống dẫn đến tử vong [4] khiến nhiều người bàng hoàng thì ngay trong tối hôm đó, hàng loạt hình ảnh và đoạn phim ghi lại khoảnh khắc nam sinh này nhảy qua ban công tự vẫn đã được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên khắp các trang mạng xã hội. Hơn thế nữa, ngoài đoạn phim và hình ảnh nam sinh tự vẫn thì hình ảnh về lá thư tuyệt mệnh của em cũng bị phát tán rộng rãi. Đối với trường hợp này, gia đình nạn nhân đã không đồng ý với việc phát tán và lan truyền những hình ảnh, đoạn phim đau lòng về nam sinh vì vậy, việc những người thu thập thông tin, hình ảnh về nam sinh này là vi phạm pháp luật. BLDS năm 2015 đã được sửa đổi bổ sung và cải tiến và gần như hoàn thiện hơn về quyền đối với hình ảnh cá nhân, tuy nhiên Điều 31 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số ý kiến về quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo quy định Bộ luật dân sự 2015 MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ QUYỀN CỦA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH THEO QUY ĐỊNH BỘ LUẬT DÂN SỰ 2015 Lưu Thanh Lâm và Nguyễn Trần Bảo Ngọc* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Hà Thị Hồng Thắm TÓM TẮT Quyền của cá nhân đối với hình ảnh đã được pháp luật ghi nhận như là một trong những quyền quan trọng nhất, là yếu tố tinh thần, đóng một vai trò quan trọng đối với mỗi cá nhân trong xã hội, được quy định tại Bộ luật dân sự 2015 (BLDS). Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả sẽ phân tích quyền của cá nhân đối với hình ảnh theo quy định của BLDS 2015 và thực trạng áp dụng pháp luật về quyền của cá nhân đối với hình ảnh và một số kiến nghị góp phần hoàn thiện về vấn đề này. Từ khóa: Hiến pháp, cá nhân, hình ảnh, xâm phạm, kiến nghị. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong thời đại công nghiệp hoá - hiện đại hoá, các thiết bị điện tử quay phim, chụp ảnh hiện nay trở nên vô cùng phổ biến, hiện đại cũng như rất tân tiến với nhiều tính năng. Nhiều thiết bị ghi hình, chụp ảnh, ghi âm được tạo ra với kích thước vô cùng nhỏ hay được ngụy trang rất tinh vi mà khó ai có thể nhìn ra được. Đi kèm với đó là tốc độ internet ngày càng được cải tiến về tốc độ đã giúp cho hình ảnh lan truyền, phát tán rộng rãi một cách mạnh mẽ và nhanh chóng trên phạm vi thế giới. Mọi người dễ dàng sáng tạo nội dung nghệ thuật, sáng tạo nội dung văn hóa và có quyền được hưởng các giá trị mà sản phẩm của mình mang lại. Bất cứ ai đều có thể trở thành nạn nhân xâm phạm hình ảnh, cá nhân khi xuất hiện trong hình, đoạn phim bị phát tán có thể bị nhận dạng và người xem có thể xác định được cá nhân đó là ai dựa vào những đặc điểm cá nhân. Không nhất thiết rằng hình ảnh, đoạn phim của cá nhân bị phát tán đó phải có khuôn mặt và ghi rõ họ tên người trong ảnh, đoạn phim thì mới nhận dạng được. Cá nhân xuất hiện trong hình ảnh, đoạn phim đó có thể bị nhận dạng dễ dàng và người xem hình có thể xác định được cá nhân đó là ai. Vô cùng khó để điều tra ra thủ phạm hay tìm ra cách giải quyết thỏa đáng cho việc bị xâm phạm hình ảnh. Mỗi người có một hình ảnh, một dấu ấn cũng như đặc điểm riêng và xã hội đánh giá mỗi người qua hình ảnh cá nhân của họ. Hình ảnh của cá nhân có thể làm tăng giá trị của cá nhân hoặc cũng có thể làm giảm sút, ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân đó. Chính vì thế quyền của cá nhân đối với hình ảnh có trong mỗi BLDS là sự quan tâm của Nhà nước đối với hình ảnh cá nhân của mọi công dân. 2635 2. QUYỀN CỦA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI HÌNH ẢNH THEO QUY ĐỊNH CỦA BLDS 2015 Quyền đối với hình ảnh của cá nhân được quy định tại Điều 32 BLDS năm 2015 đã thể hiện sự tiến bộ của BLDS Việt Nam, đã thể hiện sự quan tâm, bảo vệ của pháp luật đối với hình ảnh của cá nhân của mọi người. Căn cứ tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 32 BLDS năm 2015 quy định: “Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được cá nhân đó đồng ý. Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người đó, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Việc sử dụng hình ảnh trong các trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ: Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng; Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh”. Đây là một trong những quy định về quyền hình ảnh cá nhân và những lợi ích mà chủ thể sáng tạo ra nó được hưởng, thể hiện sự sáng tạo đột phá của BLDS 2015 so với các bộ luật trước đây cũng như sự quan tâm của Nhà nước đối với quyền về hình ảnh của cá nhân. Đồng thời Điều 32 BLDS 2015 cũng thể hiện một bước tiến mới trong tư duy pháp luật của các nhà lập pháp Việt Nam. Căn cứ Khoản 2 Điều 32 BLDS 2015 nghiêm cấm sử dụng hình ảnh của cá nhân mà xâm phạm đến nhân phẩm, danh dự, uy tín của người có ảnh, đó là một điểm hết sức mới mẻ và tiến bộ so với BLDS 2005 trước đây. BLDS 2005 quy định: “Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác”. Với điều luật này, Nhà nước đã tạo điều kiện cho những người mà sản phẩm của họ là vô hình, trừu tượng có điều kiện được thương mại hóa, khai thác được giá trị mà công trình, sản phẩm của mình mang lại. Đồng thời, việc xúc phạm những “đứa con tinh thần” của họ, xúc phạm quyền cá nhân hay việc đề cao sản phẩm của người lao động cũng được đề cập hết sức chi tiết trong điều luật này. Ta có thể thấy được vấn đề này thông qua vụ việc vào ngày 1 tháng 4 năm 2022 vừa qua một nam sinh lớp 10 trường chuyên ở Hà Nội trèo qua ban công căn hộ rồi nhảy xuống dẫn đến tử vong [4] khiến nhiều người bàng hoàng thì ngay trong tối hôm đó, hàng loạt hình ảnh và đoạn phim ghi lại khoảnh khắc nam sinh này nhảy qua ban công tự vẫn đã được lan truyền với tốc độ chóng mặt trên khắp các trang mạng xã hội. Hơn thế nữa, ngoài đoạn phim và hình ảnh nam sinh tự vẫn thì hình ảnh về lá thư tuyệt mệnh của em cũng bị phát tán rộng rãi. Đối với trường hợp này, gia đình nạn nhân đã không đồng ý với việc phát tán và lan truyền những hình ảnh, đoạn phim đau lòng về nam sinh vì vậy, việc những người thu thập thông tin, hình ảnh về nam sinh này là vi phạm pháp luật. BLDS năm 2015 đã được sửa đổi bổ sung và cải tiến và gần như hoàn thiện hơn về quyền đối với hình ảnh cá nhân, tuy nhiên Điều 31 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bộ luật dân sự 2015 Pháp luật về quyền cá nhân Quyền cá nhân về hình ảnh Môi trường mạng xã hội Nghiên cứu lập phápGợi ý tài liệu liên quan:
-
Mẫu Biên bản thanh lý hợp đồng chung
3 trang 210 0 0 -
Mẫu Hợp đồng dịch vụ khuyến mại
6 trang 179 0 0 -
So sánh các tội xâm phạm chế độ HN&GĐ trong luật hình sự Cộng hòa Pháp và luật hình sự Việt Nam
4 trang 170 0 0 -
Một số vấn đề liên quan đến chủ thể là tổ chức không có tư cách pháp nhân
9 trang 168 0 0 -
Đánh giá những tác động của việc thay đổi cách tính thuế đối với dịch vụ trung gian kết nối vận tải
4 trang 168 0 0 -
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân dân làm chủ trong xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
6 trang 158 0 0 -
Hoàn thiện quy định của Luật sở hữu trí tuệ về bảo hộ chỉ dẫn địa lý đồng âm
6 trang 152 0 0 -
Một số quy định của luật công chứng
5 trang 151 0 0 -
Hình thức của di chúc trong pháp luật dân sự Việt Nam qua các thời kỳ
7 trang 130 0 0 -
Xử lý kỷ luật viên chức quản lý tại các cơ sở giáo dục đại học công lập
5 trang 126 0 0