Danh mục

Một số ý kiến về thực trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng kém chất lượng

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 294.88 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thực trạng buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hiện nay ở Việt Nam đang là vấn đề đáng quan tâm. Đặc biệt hơn là hành vi buôn bán hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng nặng nề đến người tiêu dùng. Trong phạm vi bài viết này nhóm tác giả phân tích về thực trạng và kiến nghị việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng kém chất lượng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số ý kiến về thực trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng kém chất lượng MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI BUÔN BÁN HÀNG KÉM CHẤT LƯỢNG Nguyễn Lê Nhật Sơn, Vũ Phương Linh* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Lê Thị Minh Thư TÓM TẮT Thực trạng buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng hiện nay ở Việt Nam đang là vấn đề đáng quan tâm. Đặc biệt hơn là hành vi buôn bán hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng nặng nề đến người tiêu dùng. Qua một số khảo sát cho thấy, hàng kém chất lượng có mặt ở rất nhiều phân khúc của thị trường, từ các “mẹt” hàng tạp hóa trên các phiên chợ vùng sâu, vùng xa đến hè phố các đô thị, thậm chí len lỏi, trà trộn vào cả những siêu thị cao cấp ở những đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh nhằm “thử thách” mức độ sành sỏi của khách hàng [1]. Vấn đề này đã được quy định trong Luật và các văn bản hướng dẫn thi hành khác nhưng vấn nạn vẫn xảy ra thường xuyên. Trong phạm vi bài viết này nhóm tác giả phân tích về thực trạng và kiến nghị việc áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng kém chất lượng. Từ khóa: chất lượng, hành chính, quy định, xử phạt, xử lý. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay khái niệm hàng giả được quy định khá chi tiết và sửa đổi nhiều lần từ Thông tư số 1254/TTLB Thông tư liên bộ của Uỷ ban Khoa học Nhà nước, Bộ Thương mại và Du lịch số 1254-TT-LB ngày 08/11/1991 hướng dẫn thực hiện Nghị định số 140-HĐ T ngày 25/04/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc kiểm tra, xử lý việc sản xuất, buôn bán hàng giả đến Nghị định số 08/2013/NĐ-CP ngày 10/01/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả và Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng nhưng hiện tại, định nghĩa như thế nào là hàng kém chất lượng, quy định cụ thể hóa và các chế tài vẫn còn chưa được rõ ràng. Như vậy, hàng kém chất lượng có thể được hiểu là hàng hóa có giá trị sử dụng, công dụng nhưng các chỉ tiêu, thành phần cấu tạo về chất lượng chưa đầy đủ, hoặc bị lỗi trong quá trình sản xuất không được như công bố trên nhãn hàng hóa, hoặc quảng cáo hoặc hàng cũ tân trang sửa chữa rồi giả mạo hàng mới để lừa khách hàng và bán theo giá mới trên thị trường. Chất lượng sản phẩm, hàng hoá không những là thước đo quan trọng khẳng định sự tồn tại của doanh nghiệp mà còn là chuẩn mực trong các quan hệ kinh tế, thương mại và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa 1895 nhằm hội nhập thế giới, song song với đó dân số không ngừng tăng cao, dẫn đến nhu cầu tiêu dùng của con người cũng ngày một gia tăng. Tất cả điều này đồng nghĩa với việc bắt buộc hàng hóa cũng phải được sản xuất nhiều hơn để đáp ứng được mọi nhu cầu xã hội đặt ra. Xuất phát từ bối cảnh trên, kết hợp đặc thù của nền kinh tế thị trường, sức ép cạnh tranh và những bất cập trong việc quản lý, nhiều cá nhân, đơn vị sản xuất, buôn bán hàng hóa bắt đầu quan tâm đến số lượng nhiều hơn là chất lượng sản phẩm. Từ đó không ít những chiêu trò, thủ đoạn tinh vi được “ra đời” và sử dụng để đánh lừa người tiêu dùng, trục lợi cho mục đích cá nhân… Trong số đó, hành vi buôn bán hàng hóa kém chất lượng được xem là một vấn nạn có diễn biến phức tạp đáng lưu tâm trong xã hội hiện nay. Hệ lụy tiêu cực mà việc buôn bán hàng kém chất lượng đem lại cho xã hội là không nhỏ, dễ nhận thấy nhất là sự ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tài chính của người tiêu dùng, dẫn đến làm suy giảm niềm tin của người tiêu dùng, đến tính minh bạch của thị trường hàng hóa cũng như làm giảm uy tín của các nhà sản xuất chân chính… Hành vi buôn bán hàng kém chất lượng có liên quan mật thiết đến văn hóa, đạo đức nghề nghiệp, gây tác động đến quyền của người tiêu dùng và thực sự là một lực cản lớn đối với nền kinh tế. Chính vì vậy, việc xử lý vi phạm hành chính đối với những hành vi nói trên là vô cùng cấp bách và cần thiết, không những mang tính răn đe mà còn thể hiện sự quan tâm của Nhà nước ta trong công cuộc bảo vệ người tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của nền kinh tế nước nhà. 2 THỰC TRẠNG Như vậy, để hạn chế tối đa tình trạng buôn bán hàng kém chất lượng, Nhà nước ta đã ban hành những biện pháp xử phạt cụ thể đối với những hành vi này, Điều 66 Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007 (sửa đổi, bổ sung 2018) quy định: “Cá nhân hoặc tổ chức có hành vi vi phạm pháp luật về chất lượng sản phẩm, hàng hóa thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trong đó, mức phạt tiền trong xử phạt vi phạm hành chính được ấn định ít nhất bằng giá trị sản phẩm, hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ và nhiều nhất không quá năm lần giá trị hàng hóa vi phạm đã tiêu thụ; tiền do vi phạm mà có sẽ bị tịch thu theo quy định của pháp luật”. Nghị định số 119/2017/NĐ-CP ngày 01/11/2017 được quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng sản phẩm, hàng hóa được xem là có những quy định mới trong xử phạt vi phạm chất lượng sản phẩm, cụ thể ở mức phạt tiền trong xử phạt hành chính đối với hành vi vi phạm đến chất lượng sản phẩm, Điều 20 Nghị định này đã quy định rõ từng mức phạt đối với các hành vi buôn bán hàng hóa có chất lượng không phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng. Nghị định số 119/2017/NĐ-CP còn quy định các hình thức phạt bổ sung tùy theo tính chất, mức độ vi phạm đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính bao gồm: tước quyền sử dụng có thời hạn từ 01 tháng đến 06 tháng (Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đánh giá ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: