Danh mục

Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh ung thư vú ở phụ nữ thành phố và phụ nữ nông thôn tỉnh Khánh Hòa, năm 2016

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 249.62 KB      Lượt xem: 4      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu cắt ngang “Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành về bệnh ung thư vú ở phụ nữ thành phố và phụ nữ nông thôn tỉnh Khánh Hòa” được thực hiện trên 1.120 phụ nữ độ tuổi từ 20-60 sinh sống trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh ung thư vú ở phụ nữ thành phố và phụ nữ nông thôn tỉnh Khánh Hòa, năm 2016 MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH VỀ BỆNH UNG THƢ VÖ Ở PHỤ NỮ THÀNH PHỐ VÀ PHỤ NỮ NÔNG THÔN TỈNH KHÁNH HÕA, NĂM 2016 BS.CKII Tôn Thất Toàn, ThS Nguyễn Thị Quế Lâm Trung tâm Truyền thông GDSK tỉnh Khánh Hòa BS.CKII Nguyễn Hữu Châu- Trung tâm Nội tiết tỉnh Khánh HòaTóm tắt nghiên cứu Nghiên cứu cắt ngang “Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ vàthực hành về bệnh ung thư vú ở phụ nữ thành phố và phụ nữ nông thôn tỉnhKhánh Hòa” được thực hiện trên 1.120 phụ nữ độ tuổi từ 20-60 sinh sống trên địabàn tỉnh Khánh Hòa. Kết quả cho thấy: Phụ nữ thành phố (PNTP) có tỷ lệ kiến thức chung vềbệnh UTV đúng cao hơn phụ nữ nông thông (PNNT) (81,5%; 80,9%). Phụ nữ cótrình độ học vấn PTTH trở lên có kiến thức đúng về bệnh UTV cao hơn phụ nữ cótrình độ học vấn THCS trở xuống (p Kết quả nghiên cứu tại nhiều nước trên thế giới cho thấy một số yếu tố liênquan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòng ngừa bệnh UTV ở phụ nữ. Trong đóyếu tố sắc tộc, tuổi tác, giáo dục và tình trạng kinh tế-xã hội được xem xét đến khiphân tích mối liên quan đến kiến thức về bệnh UTV. Các yếu tố liên quan đếnthái độ tích cực bao gồm: phụ nữ trẻ, học vấn cao, có việc làm, thu nhập cao hơn,có đi khám bác sĩ trong 6 tháng qua và tiền sử gia đình có người bị ung thư . Mộtsố nghiên cứu cũng tìm thấy mối liên quan giữa thực hành tự kiểm tra vú, tuổi tácvà trình độ học vấn, tiền sử gia đình có người bị bệnh liên quan đến vú và kiếnthức về UTV. Tại Khánh Hòa, hiện chưa có nghiên cứu so sánh, tìm hiểu yếu tố liên quanđến kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) về UTV ở phụ nữ thành phố và nôngthôn. Nhằm đánh giá được mức độ hiểu biết về UTV ở phụ nữ trên địa bàn tỉnh,mặt khác làm cơ sở cho cho việc xây dựng chương trình truyền thông giáo dụcsức khỏe về phòng chống UTV phù hợp đối với phụ nữ tại tỉnh Khánh Hòa;chúng tôi thực hiện đề tài “Một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thựchành về bệnh ung thư vú ở phụ nữ thành phố và nông thôn, tỉnh Khánh Hòa năm 2016”.2. Mục tiêu nghiên cứu Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ, thực hành phòngchống bệnh UTV ở phụ nữ thành phố và nông thôn tỉnh Khánh Hòa.3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứu: Phụ nữ từ 20-60 trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa.3.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứuThời gian: Năm 2016Địa điểm: Khu vực nông thôn: huyện Vạn Ninh, Cam Lâm, Diên Khánh, NinhHòa; khu vực thành phố: Nha Trang, Cam Ranh.3.3. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang.3.4. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu Cỡ mẫu: Sử dụng công thức tính cỡ mẫu: Trong đó: n = Cỡ mẫu nghiên cứu; 104 p = 0,5 (ước tính tỷ lệ người trong cộng đồng hiểu biết đúng về UTV là 50% để có cỡ mẫu lớn nhất); q = 1 – p = 0,5; z2(1--α/2) = 1,96; tương ứng với độ tin cậy 95%; d: Độ chính xác tuyệt đối mong muốn. Chọn d = 0,06. Điều chỉnh và làm tròn cỡ mẫu có 1.120 phụ nữ 20 - 60 tuổi trên địa bàntỉnh Khánh Hòa được chọn tham gia nghiên cứu. Phương pháp chọn mẫu: Áp dụng phương pháp chọn mẫu PPS (PropabilityProportion to Size –chọn mẫu tỷ lệ với kích thước quần thể).3.5. Phương pháp xử lý số liệu: Nhập liệu bằng phần mềm Epi.data 3.1; phântích số liệu bằng phần mềm SPSS 16.0 .3.6. Đạo đức nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu tự nguyện tham gia nghiên cứu,mọi thông tin đối tượng phỏng vấn đều được đảm bảo giữ bí mật.4. Kết quả nghiên cứu và bàn luận4.1. Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu Có 1.120 phụ nữ tham gia nghiên cứu. Độ tuổi trung bình của ĐTNC là40,2, nhỏ nhất là 20, lớn nhất là 60 tuổi, chủ yếu ở độ tuổi 41 - 50 (30,2%).Không có sự khác nhau giữa nhóm tuổi của ĐTNC thành phố và nông thôn(p>0,05). Phần lớn ĐTNC sinh ra tại Khánh Hòa (74,6%) và có thời gian lưu trú tạitỉnh trên 20 năm (93,5%). 61,2% ĐTNC có trình độ văn hóa THCS trở lên. Nghềnghiệp là CB-CNV chiếm đa số (33,1%), buôn bán (22,8%) và làm nông (19%).Nghiên cứu ghi nhận có 7,1% phụ nữ có thu nhập bình quân dưới 1 triệuđồng/tháng; đa số có thu nhập bình quân từ 1-4 triệu đồng/tháng (21,2%; 25%;25,4%). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa PNTP và PNNT về thời giansống tại Khánh Hòa, trình độ học vấn, nơi sinh, nghề nghiệp, thu nhập bình quânvà dân tộc. Đa số ĐTNC đã có gia đình (84,5%); Tỷ lệ ĐTNC có 2 con chiếm 42,5%.Đa số ĐTNC con đầu lòng ở độ tuổi từ 20-29 tuổi (81,3%); có 9,3% ĐTNC bắtđầu sinh con trên 30 tuổi. Đa số ĐTNC đã từng nghe tuyên truyền về UTV (91,6%), trong đó ti vi là78,7%; tiếp theo là đài (55%); cán bộ y tế (46,3%) và bạn bè/người thân (4 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: