Có một hồi, tôi có công tác ở vùng cao biên thuỳ. Biên thuỳ nơi đây có nhiều người Mèo. Người Mèo sau này được viết, đọc và gọi là người HMông, rồi là người Mông như hiện nay. (Thực ra, người Mèo tự gọi mình là người Múng). Người Mông có giống chó rất to, khoẻ và khôn ngoan, thường gọi là chó Mèo. Hôm đầu, đến bản Sủng Là, những con chó dữ lao ra, như muốn ăn tươi nuốt sống người ta. Chủ nhà phải chạy rối lên, để xua con chó đầu đàn. Con chó đầu...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một sự stress Một sự stress TRUYỆN NGẮN CỦA VŨ XUÂN TỬUCó một hồi, tôi có công tác ở vùng cao biên thuỳ. Biên thuỳ nơi đây có nhiều người Mèo.Người Mèo sau này được viết, đọc và gọi là người HMông, rồi là người Mông như hiệnnay. (Thực ra, người Mèo tự gọi mình là người Múng). Người Mông có giống chó rất to, khoẻ và khôn ngoan, thường gọi là chó Mèo.Hôm đầu, đến bản Sủng Là, những con chó dữ lao ra, như muốn ăn tươi nuốt sống ngườita. Chủ nhà phải chạy rối lên, để xua con chó đầu đàn. Con chó đầu đàn chững lại, thìnhững con chó trong đàn cũng miễn cưỡng chấp hành mệnh lệnh, hục hặc lủi ra gócvườn, xó nhà, mắt vẫn trừng trừng nhìn ra. Thế mà người Mông ở bên kia sang mua lưỡi cày, thì đàn chó im re, ngõ hầuchúng án binh bất động. Lưỡi cày của người Mông Sủng Là thì tuyệt vời. Lưỡi cày chìavôi to, bén và bền hơn lưỡi cày người Hán đúc, cày nương va chạm phải đá cũng chẳngvỡ; giơ lên, lấy hòn đá gõ thử, tiếng gang kêu coong coong, keng keng rất chi là vui tai. Uống xong một bát rượu ngô, tôi hỏi chủ nhà: - Ông Vản Sùng à, tại sao cán bộ vào thì chó sủa, còn người bên kia sang thì nónằm im, hay là họ đến nhiều, quen rồi à? Vản Sùng vội buông cái điếu cày, bảo: - Không phải đâu, cán bộ nghĩ sai rồi. Chó đuổi cán bộ, vì cán bộ mặc quần áo...cán bộ. Chó không đuổi người mặc áo chàm như mình. Mấy người bên kia sang, ngơ ngác không hiểu tôi hỏi cái gì, mà ông chủ nhà có vẻsợ hãi thế. Họ hỏi khẽ mấy câu bằng tiếng Quan Hoả, ông chủ nhà nói lại. Thế là họ thởphào và cười cười, lấy ra bao thuốc là Đại Tiền Môn, rút cho ông chủ nhà một điếu và rútcho tôi một điếu. Thấy giống chó lạ, tôi gạ gẫm mãi, ông Vản Sùng mới cho tôi mua một con chó vềlàm giống. Đó là một con chó đực, lông trắng như lông cừu, mình chắc lẳn như quả bí, tôibỏ vào sắc-cốt đeo chễ cả bên hông. Về huyện lỵ, tôi nhổ cho nó liếm ba bãi nước bọt, rồi lấy cái que, nín thở đo đuôi,lặng lẽ mang ra bỏ ở góc tường, xa cơ quan. Mấy anh cán bộ già thấy lạ hỏi, tôi nói: - Cho ăn nước bọt để khỏi quên chủ. Phàm là giống vật hay người, hễ mà đã dínhnước bọt của nhau thì đố mà gỡ ra được. Mấy cô cấp dưỡng đỏ mặt, che miệng cười. Tôi lại nói: - Còn đo đuôi như vậy là theo tục đồng xuôi, đo đuôi ném xa, để nó khỏi đại tiệnvô tổ chức kỷ luật. Một anh cán bộ già bảo: - Chó Mèo không ỉa dãi như chó Kinh đâu… Thấy cơ quan chỉ mỗi mình nuôi chó. Tôi hoảng, hỏi đồng nghiệp: - Chó tốt thế, sao không ai nuôi nhỉ? - Người còn chẳng đủ cơm mà ăn, lại còn... Chúng tôi ăn uống khổ lắm. Cơm độn, có khi là mì hạt. Thức ăn quanh đi quẩn lạichỉ có rau bí xào ớt, rau muống luộc chấm nước ma-di. Nhưng mỗi bữa, tôi đều dànhdụm cơm thừa canh cặn cho nó. Chú chó chẳng mấy lúc đã lớn bổng, lông mượt, hiềnlành, ăn xong tìm chỗ đi ngủ, thỉnh thoảng chạy quẩng lên một mình hoặc gầm ghè, cắnxé cái chổi, tha tha, kéo kéo như trẻ con. Mấy anh trong cơ quan thấy nuôi chó cũng hayhay vui vui, thế là mỗi người bắt về một con. Bằng ấy cơm thừa canh cặn phải xẻ chia,nên các cu cậu đói, thế là tranh nhau, cắn xé ầm ĩ. Nhưng được cái là chúng linh hoạt hẳnlên trong việc mưu sinh. Con chó của tôi cũng không có vẻ hiền lành cù mì nữa. Nó lại tonhất, khoẻ nhất, lại sống lâu nhất, nên tranh được ngôi đầu đàn. Con nào xớ rớ là bị hàmrăng trắng nhởn của nó, choảng cho đau điếng. Cái việc ăn của nó tuy thiếu văn hoá,nhưng không phiền bằng tiếp khách đến cơ quan. Khách cán bộ thì không sao, nhưngkhách là dân mặc áo chàm đến thì chúng làm ẫm ĩ cả lên. Chúng lao ra, như muốn ăn tươinuốt sống người ta. Chúng tôi phải chạy rối lên để xua con chó đầu đàn. Con chó đầu đànchững lại, thì những con chó trong đàn cũng miễn cưỡng chấp hành mệnh lệnh, hục hặclủi ra góc vườn, xó nhà, mắt vẫn trừng trừng nhìn ra. Tôi chợt nhớ lời ông Vản Sùng ở Sủng Là: Chó đuổi cán bộ, vì cán bộ mặc quầnáo... cán bộ. Chó không đuổi người mặc áo chàm như mình. Bây giờ thì... Chúng tôibuồn bã lắm, nếu cứ duy trì tình trạng này quá lâu, sẽ mất khách như chơi. Thế là chúngtôi bàn nhau phải thanh trừng. Dù biết đó là việc làm bất nghĩa, nhưng cũng phải xuốngtay. Con nào chưa già thì thịt. Thịt chó là độ đạm cao lắm, mà lại ổn định được tình hình.(Khi muốn măm một cái gì đó, người ta nghĩ ra lắm lý lẽ và nhiều mưu kế). Con nào giàthì bán tống bán tháo hoặc anh nào có gia đình ở xuôi thì cho về quê. Con chó của tôithuộc loại hai. Tôi chuyển vùng và tha nó đi theo. *** Nhà tôi ở bên sông, thuận tiện về giao thông đường bộ và đường thuỷ. Xóm tôi, về tình hình an toàn cơ bản là ổn định, nhưng mèo phải xích trong nhà vàcó tổng số khoá là bảy cái: một cái khoá cửa chính, một cái khoá cửa bếp, một cái khoácửa buồng, một cái khoá xe đạp, một cái khoá giếng nước, một cái khoá tủ, một cái khoácổng. Từ khi có chó, thì việc thao tác khoá cũng bớt đi nhiều, nhưng lại phải thêm mộtcái xích nữa, thế là nâng tổng số xích lên hai cái, dùng để xích mèo và xích chó. Hai convật thiêng này mà không xích, thì bọn phần tử xấu dễ dàng đột nhập bằng hai cánh thuỷvà bộ, chiếm đoạt bất hợp pháp như bỡn. Cánh đường thuỷ có thể dùng các thủ đoạnnguỵ trang, như: bán cá ươn cho chó, cho mèo và du lịch trên sông. Cánh đường bộ càngdễ giả danh trà trộn, như: bán xích chó, xích mèo và du lịch ba-lô... Cái giống mèo bị xích thì chỉ ngao ngao phản ứng, bắt chuột về cho ăn là nó imngay. Nhưng giống chó mà bị xích lâu ngày là nó khùng lên, lắm lúc nó phá phách dữ,như cơ hồ muốn ăn tươi nuốt sống người ta không bằng. Biết là hoàn cảnh tù hãm thì dễgây hội chứng stress, nhưng biết làm sao được, như thế còn hơn là bị mất. Người thì hiểulòng chó, nhưng chó có hiểu lòng người không? Một hôm, cả nhà tôi ra đứng bờ sông, vừa ngắm cảnh tàu ngược thuyền xuôi, vừacanh ...