Danh mục

Một Thoáng Phù Tang - 8

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 265.30 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Về điểm này thì Nattou cũng tương đồng với món phó mát xanh ở Pháp, món Haggis ở Tô Cách Lan, món Lutefisk ở Na Uy và Marmite ở Anh. Những thức ăn lên men luôn gây nhiều phản ứng khác nhau ở nhiều người.Mỗi năm ở Nhật người ta tiêu thụ khoảng 50.000 tấn Nattou. Để làm Nattou người ta chọn hạt đậu nành nhỏ để quá trình lên men dễ dàng hơn.Nattou là cách đọc Nhật của hai chữ Hán, nếu đọc theo âm Hán Việt thì là “Nạp đậu” , nghĩa là đậu cúng dường, đậu dâng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một Thoáng Phù Tang - 8Về điểm này thì Nattou cũng tương đồng với món phó mát xanh ở Pháp, mónHaggis ở Tô Cách Lan, món Lutefisk ở Na Uy và Marmite ở Anh. Những thức ănlên men luôn gây nhiều phản ứng khác nhau ở nhiều người.Mỗi năm ở Nhật người ta tiêu thụ khoảng 50.000 tấn Nattou. Để làm Nattou ngườita chọn hạt đậu nành nhỏ để quá trình lên men dễ dàng hơn.Nattou là cách đọc Nhật của hai chữ Hán, nếu đọc theo âm Hán Việt thì là “Nạpđậu” , nghĩa là đậu cúng dường, đậu dâng người trên. Và cái tên Nattou có lẽ cónguồn gốc từ đền chùa. Từ Nattou lần đầu tiên xuất hiện trong tài liệu HonchoShokkan (1695) và nó là biến âm của chữ “Nassho”. Nassho là từ chỉ nhà bếp củacác Thiền Viện tại Nhật. Rồi sau đó Nattou được dùng để phân biệt hai loại khácnhau là Hama Nattou (chúng ta gọi là bánh đậu nành) và itohiki nattou (nattou cósợi) . Từ Itohiki Nattou có lẽ xuất hiện vào giữa thế kỷ 13 và 16. Nattou là mộttrong số ít sản phẩm làm từ đậu nành mà được gọi tên như đúng tên trong quốctịch của nó mà không được “dịch” trong các ngôn ngữ Châu Âu. Có lẽ vì ở trời Âukhông hề có một thứ tương đồng để “dịch” .Từ này lần đầu xuất hiện trong tài liệutiếng Đức vào năm 1894 và tiếng Anh năm 1897. Cả hai đều được nhà nghiên cứuNhật Bản Yabe viết và được sửu dụng như danh từ đơn.Tuy không ai biết đích xác Nattou xuất hiện khi nào nhưng có năm thuyết chính.Thuyết được nhiều người tin nhất là vào thời Heian, tướng Hachiman TaroYoshiie còn gọi là Minamoto Yoshiie trong cuộc chiến Gosannen năm 1083 nhưkể trên. Thuyết thứ hai nói Nattou có gốc từ món Tan-shih làm từ đậu nành ởTrung Hoa 2000 năm trước rồi được truyền sang Nhật do một vị tu sĩ Phật Giáomù và phát triển thành Nattou. Thuyết thứ ba nói rằng Nattou xuất hiện thời Yayoi( khoảng năm 300 trước CN ~ 200 sau CN) , thời có nhiều thay đổi trong nôngnghiệp và những thành phần để làm Nattou đều có sẵn trong tự nhiên. Trongnhững căn nhà Tateana thời yayoi thì thức ăn được nấu chín trên cái lò kamadongay giữa nhà, và ngày xưa thì ở đâu cũng thấy rơm rạ. Người Nhật dùng nó đểlợp nhà, đan thảm tatami, làm những linh cụ trong đền thờ, … Và có lẽ một cọngrơm đã rơi vào nồi đậu nành nấu chín mà chưa kịp đậu nắp hay một hạt đậu đã rơixuống tấm thảm rơm và hôm sau thì Nattou được hình thành. Nhà nghiên cứu lịchsử Nattou Ota Teruo thì tin rằng khi người ta dâng đậu nấu lên thần linh trong ngôiđền Shinto thì ngẫu nhiên một cọng rơm trong sợi dây shimenawa (sợi dây bệnbằng rơm biểu hiện sự ngăn cách giữa thế giới trần tục và thần linh) đã rơi vàochén đậu. Do đó món ăn này mới có tên là “nạp đậu”. Thuyết thứ tư nói nguồn gốccủa Nattou là món Hikiwari, đậu chẻ đôi ở những tỉnh miền bắc như Akita,Aomori. Ngày xưa người ta thường chẻ đậu làm đôi để tiết kiệm thời gian nấu vànhiên liệu. Thuyết thứ năm có liên quan đến Thái Tử Shotoku (mà nhiều ngườiVN biết dưới cái tên Thánh Đức), một nhà quý tộc hiền triết có cống hiến rất lớntrong việc đem Phật Giáo vào Nhật và là danh nhân văn hóa nước Nhật. Một hômtrên đường qua thung lũng Omi, Thái Tử nghĩ lại ngôi làng Warado, một vùng nổitiếng về đậu nành. Thái Tử cho ngựa ăn bằng món đậu nấu dở, gói trong rơm vàtreo lên cành cây. Hôm sau thì đậu trở thành Nattou và ngài rất thích mùi vị củanó. Và từ đó dân làng sản xuất nhiều Nattou và đổi tên làng thành Warazuto Mura(làng gói rơm) . Nhưng Ota Teruo cũng đề ra giả thuyết Thái Tử đã học cách làmđậu lên men từ một người bạn thân, Keiji, một nhà sư Phật Giáo người Triều Tiên.Tuy khác nhau nhưng tất cả các thuyết về Nattou đều chung một điểm là : nó xuấthiện ở vùng Đông Bắc nước NhậtTiền Tệ Nhật Bản Hiện đạiKinh tế Nhật Bản phát triển, thì tất nhiên đồng Yen mạnh. Yen là âm đọc chữHán riêng của Nhật tương đương chữ viên, trong tiếng Anh, chữ Yen nàykhông có số nhiều như dollars. Khi thất trận thế Chiến Thứ II năm 1945, tổngsản lượng quốc dân (GNP) của Nhật Bản chỉ bằng 1% Hoa Kỳ mà năm 1996 bằngkhoảng 70%. Giữa năm 1995, khi hối suất 1 Mỹ Kim = 80 Yen th ì GNP của NhậtBản còn vượt qua cả Hoa Kỳ. Xin giới thiệu vài nét về tiền tệ Nhật Bản đangdùng.Nhật Bản dùng hai loại tiền mặt là tiền giấy và tiền cắc. Tiền giấy trị giá lớn nhấtlà 10.000 Yen rồi 5.000 Yen, 1.000 Yen và 500 Yen (nay tờ 500 Yen ít thấy),khuôn khổ cũng theo trị giá mà lớn nhỏ khác nhau chứ không cùng cỡ như MỹKim. Tiền cắc bằng hợp kim trông như bạc thì có 500 Yen, 100 Yen, 50 Yen (cóđục lỗ ở giữa) ; hợp kim đồng thì có 10 Yen, 5 Yen (có đục lỗ ở giữa) ; căn bản là1 Yen thì bằng nhôm (nhẹ và sơ sài chứ không đẹp như đồng 1 cent của Hoa Kỳ.Tiền Nhật nói chung chế tạo rất công phu, khó làm giả, tiền lưu hành được thayđổi luôn nên đa số ở trong tình trạng tốt. Tiền tệ thế giới thường in hình các vuachúa, lãnh tụ hay nhân vật lịch sử. Tờ 10.000 Yen cũ khổ lớn độ 10 năm tr ước đâythì dùnh hình của Shotoku Taishi (Thánh Đức Thái Tử), con Thiên Hoàng Yomei(Dụng Minh) là người có cô ...

Tài liệu được xem nhiều: