Danh mục

Một trường hợp dị vật kim trong lệ đạo

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 586.25 KB      Lượt xem: 3      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết giới thiệu đề cập về 1 cháu bé 1,5 tháng tuổi được chẩn đoán tắc ống lệ mũi bẩm sinh. Trẻ được thông lệ đạo, sau khi thông thì kim gẫy trong ống lệ mũi. Sau 5 ngày theo dõi, kim theo phân, tự thoát ra ngoài qua đường tiêu hóa. Chụp phim lại thì không còn thấy kim trong lệ đạo. Việc thông lệ đạo sớm là không cần thiết và còn làm khó khăn trong việc xử trí biến chứng. Các hình thái tắc lệ đạo bẩm sinh, chỉ định thông lệ đạo, tuổi thông lệ đạo cũng được đề cập và bàn luận.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một trường hợp dị vật kim trong lệ đạoDIỄN ĐÀNMỘT TRƯỜNG HỢP DỊ VẬT KIM TRONG LỆ ĐẠOPhạm Ngọc Đông*TÓM TẮTMột cháu bé 1,5 tháng tuổi được chẩn đoán tắc ống lệ mũi bẩm sinh. Trẻ được thông lệ đạo, sau khithông thì kim gẫy trong ống lệ mũi. Sau 5 ngày theo dõi, kim theo phân, tự thoát ra ngoài qua đường tiêuhóa. Chụp phim lại thì không còn thấy kim trong lệ đạo. Việc thông lệ đạo sớm là không cần thiết và còn làmkhó khăn trong việc xử trí biến chứng. Các hình thái tắc lệ đạo bẩm sinh, chỉ định thông lệ đạo, tuổi thônglệ đạo cũng được đề cập và bàn luận.Từ khóa: tắc ống lệ mũi bẩm sinh.MÔ TẢ LÂM SÀNGTháng 12 năm 2007, bệnh nhân Nguyễn ThịH, 1,5 tháng tuổi được Bệnh viện Mắt Nam Địnhchuyển đến Bệnh viện Mắt Trung ương với chẩnđoán dị vật kim trong lệ đạo MT.Bệnh sử: sau đẻ 5 tuần, gia đình phát hiệnmắt cháu ướt, thường xuyên đỏ và có chất tiết, rỉmắt. Gia đình đưa cháu đến khám tại trung tâmy tế huyện. Tại đây, bác sỹ chuyên khoa mắt đãthông lệ đạo 2 mắt cho cháu, mỗi ngày thông 1lần, liên tục trong 3 ngày. Khi thông mắt trái lần 3,khi rút kim ra thì kim lệ đạo gẫy tại phần nối vớiđốc kim, phần kim gẫy nằm lưu trong lệ đạo. Bệnhnhân được chuyển đến Bệnh viện Mắt tỉnh NamĐịnh. Kết quả chụp phim cho thấy có dị vật kimloại trong lệ đạo. Bệnh nhân được chuyển tới Bệnhviện Mắt Trung ương.1 ngày sau gẫy kim3 ngày sau gẫy kimHình 1. Hình ảnh dị vật kim trên phim X quang*Bệnh viện Mắt Trung ương40 Nhãn khoa Việt Nam (Số 18 - 6/2010)DIỄN ĐÀNTại Bệnh viện Mắt Trung ương, bệnh nhânđược chụp X quang để kiểm tra lại, khẳng định códị vật trong lệ đạo. Vị trí dị vật không thay đổi đángkể gì so với phim chụp ngay khi gẫy kim (3 ngàytrước đó) (xem hình 1). Bệnh nhân được điều trịbằng kháng sinh tra mắt, kháng sinh toàn thân vàhội chẩn liên khoa Mắt, Tai, Mũi. Họng, Gây mêhồi sức Nhi và cùng thống nhất:- Cần lấy dị vật ra khỏi lệ đạo. Vì không quan sátthấy kim lệ đạo ở đầu dưới ống lệ mũi nên việc lấydị vật qua nội soi mũi là khó khăn. Nếu muốn lấyqua đường này thì sẽ làm tổn thương ống lệ mũi, cónguy cơ làm tắc ống lệ mũi sau này. Có thể phẫuthuật mở túi lệ, sau đó tìm đầu kim và rút kim ra.Không thấy kim trên phim chụpViệc phẫu thuật không quá phức tạp nhưng có nguycơ làm tắc lệ đạo của trẻ.- Trẻ đang ở giai đoạn giảm prothrombin sinh lý.Do vậy nếu làm phẫu thuật thì nguy cơ chảy máulà rất cao, khả năng truyền máu và hồi sức cho trẻsẽ phức tạp hơn.Trước tình hình này, việc phẫu thuật lấy dị vậtcho trẻ được cân nhắc kỹ lưỡng để hạn chế tối đacác biến chứng có thể.Sau hai ngày nghỉ cuối tuần, sáng thứ hai, mẹcủa cháu bé phấn khởi thông báo: đã tìm thấy kimtrong phân của cháu ngày hôm chủ nhật (sau khigẫy kim 5 ngày). Kết quả chụp phim khẳng địnhđiều này: không còn dị vật trong lệ đạo (hình 2).Kim thoát ra ngoàiHình 2. Chụp kiểm tra sau khi kim tự thoát ra ngoàiBÀN LUẬNRất may mắn cho bệnh nhân là kim đã tự thoátra ngoài. Chỉ có một cách giải thích duy nhất là kimđã tự thoát qua ống lệ mũi, xuống mũi, miệng, quađường tiêu hóa rồi ra ngoài theo phân. Mặc dù trong3 ngày đầu, vị trí kim hầu như không thay đổi (hình1), kim không di chuyển nhưng trong hai ngày thứ4 và thứ 5, kim đã đi một chặng đường dài, thoátqua lệ đạo và hệ tiêu hóa. Khả năng di chuyển củadị vật kim là có, đã được các nhà ngoại khoa nhắctới. Tuy nhiên, trong trường hợp này, điều kỳ diệulà kim hoàn toàn đi theo đường tự nhiên, không rơivào đường thở, không chọc vào thành ống tiêu hóavà thoát ra ngoài. Sự may mắn này đã giúp cho cảthầy thuốc và bệnh nhân tránh được một cuộc phẫuthuật có nhiều nguy cơ đối với toàn thân cũng nhưgây tổn thương cho lệ đạo. Sau khi kim thoát ra,bệnh nhân hết chảy nước mắt, lệ đạo thông.Tắc ống lệ mũi là bệnh rất thường gặp ở trẻem. Trong quá trình hình thành phát triển phôi thai,vào tuần thứ 6, bắt đầu hình thành lệ đạo. Ban đầucác tế bào ở túi lệ dày hơn các tế bào ở bất kỳ cácvùng nào khác của hệ thống lệ. Quá trình ống hóađược xảy ra đầu tiên ở túi lệ, sau đó lan ra phía lệquản và ống lệ mũi. Quá trình ống hóa này pháttriển cho tới cả sau khi đẻ. Ngay sau đẻ, có tới 50%Nhãn khoa Việt Nam (Số 18 - 6/2010)41DIỄN ĐÀNsố trẻ bị tắc ống lệ mũi. Tuy nhiên, do quá trìnhống hóa vẫn tiếp tục nên ống lệ mũi thông dần, chỉcòn 2%-6% số trẻ còn tắc, biểu hiện lâm sàng bằngchảy nước mắt vào tuần thứ 3-4 sau đẻ [1].Nguyên nhân tắc lệ đạo chủ yếu là do còn tồnlưu một màng tắc ở đoạn cuối ống lệ mũi, gần vanHasner hoặc ứ đọng các chất nhầy trong lệ đạo. Mộtsố rất ít các trường hợp tắc là do các bất thường vềxương của ống lệ mũi [2]. Phần lớn các trường hợptắc ống lệ mũi đều tự khỏi mà không cần can thiệpthông lệ đạo. Với những trường hợp không tự khỏithì cần được điều trị để phục hồi chức năng lệ đạo.Điều trị tắc ống lệ mũi bẩm sinh tùy theo tuổicủa trẻ, mức độ tắc cũng như tình trạng nhiễm trùngthứ phát. Các tác giả đều thống nhất chỉ nên daynắn vùng túi lệ, dùng kháng sinh tra tại ch ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: