Danh mục

Một vài đề xuất về việc thiết kế xây dựng bài giảng điện tử - Trần Ngọc Anh

Số trang: 6      Loại file: doc      Dung lượng: 62.00 KB      Lượt xem: 19      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cải cách phương pháp dạy học theo hướng vận dụng công nghệ thông tin và các thiết bị dạy học hiện đại phát huy mạnh mẽ tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành và hứng thú học tập của học sinh để nâng cao chất lượng đào tạo là một điều rất quan trong trong việc dạy học. Nhằm giúp các bạn hiểu hơn về vấn đề này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết "Một vài đề xuất về việc thiết kế xây dựng bài giảng điện tử" dưới đây.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một vài đề xuất về việc thiết kế xây dựng bài giảng điện tử - Trần Ngọc Anh MỘT VÀI ĐỀ XUẤT VỀ VIỆC THIẾT KẾ  XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ Trần Ngọc Anh ­ Bộ môn Kỹ thuật ô tô I. ĐẶT VẤN ĐỀ Đổi mới giáo dục đại học là yêu cầu cấp thiết của nền giáo dục Việt Nam hiện nay nhằm   đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế. Rất nhiều nghiên cứu gần   đây cho thấy sinh viên Việt Nam nói chung hiện nay đang yếu ở các nhóm; kỹ năng thuyết trình, kỹ  năng làm việc theo dự án, kỹ năng sử dụng máy tính, kỹ  năng viết báo cáo tham luận, kỹ năng vận   dụng vào thực tế nhưng lại mạnh hơn  ở các nhóm: phân tích và giải thích, giải quyết vấn đề, nghe  ghi và hiểu bài giảng. Với sự phất triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ cùng với đòi   hỏi ngày càng cao của xã hội về  khả  năng của người kỹ  sư  sau khi ra trường thì một trong những   biện pháp quan trọng là đổi mới cách dạy và học theo hướng tạo cho sinh viên chủ  động hơn trong  việc tiếp thu kiến thức, lấy tự  học, tự  nghiên cứu làm hoạt động quan trọng trong hoạt động học;   giảng viên phải đổi mới áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến, đổi mới cách chuẩn bị  và sử  dụng bài giảng... Để  đổi mới được thì mọi hoạt động của trường đại học phải có những thay đổi nhiều mặt  trong đó có hoạt động chuẩn bị giáo án, bài giảng. Trong phạm vi bài viết này tôi chỉ xin đề cập đến   việc xây dựng và ứng dụng bài giảng điện tử trong dạy và học tại Bộ môn Kỹ thuật ô tô – Khoa Cơ  khí II. XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ ĐÁP ỨNG DẠY HỌC ĐA PHƯƠNG TIỆN 1. Giáo án điện tử và bài giảng điện tử Bài giảng điện tử là một hình thức tổ chức bài lên lớp mà ở đó toàn bộ  kế  hoạch hoạt động  dạy học đều được chương trình hoá do giảng viên điều khiển thông qua môi trường multimedia do   máy vi tính tạo ra.  Cần lưu ý bài giảng điện tử không phải đơn thuần là các kiến thức mà sinh viên ghi vào tập   mà đó là toàn bộ hoạt động dạy và học ­ tất cả các tình huống sẽ xãy ra trong quá trình truyền đạt và  tiếp thu kiến thức của sinh viên. Bài giàng điện tử càng không phải là một công cụ để thay thế “bảng  đen phấn trắng” mà nó phải đóng vai trò định hướng trong tất cả các hoạt động trên lớp. Các đơn vị của bài học đều phải được Multimedia hóa. Multimedia được hiểu là đa phương   tiện, đa môi trường, đa truyền thông. Trong môi trường multimedia, thông tin được truyền dưới các  dạng: văn bản (text), đồ hoạ (graphics), hoạt ảnh (animation), ảnh chụp (image), âm thanh (audio) và   phim video (video clip). Giáo án điện tử  là bản thiết kế cụ thể toàn bộ  kế hoạch hoạt động dạy học của giảng viên   trên giờ lên lớp, toàn bộ hoạt động dạy học đó đã được multimedia hoá một cách chi tiết, có cấu trúc   chặt chẽ và logic được quy định bởi cấu trúc của bài học. Giáo án điện tử là một sản phẩm của hoạt   động thiết kế bài dạy được thể hiện bằng vật chất trước khi bài dạy học được tiến hành. Như vậy  bài giảng điện tử  là công cụ tương tác giữa người học và người dạy để thực hiện các mục tiêu của  giáo án. Với bài giảng điện tử, người thầy được giảm nhẹ  việc thuyết giảng, tăng cường đối thoại,   thảo luận với người học, qua đó kiểm soát được người học. Người học được thu hút, kích thích   1 khám phá tri thức, có điều kiện quan sát vấn đề, chủ động nêu câu hỏi và nhờ vậy quá trình học tập   trở nên hứng thú, sâu sắc hơn. 2. Cấu trúc một bài giảng điện tử Cấu trúc cơ bản của một bài giảng điện tử được thể hiện qua sơ đồ sau: BÀI GIẢNG NỘI DUNG 1 LÝ THUYẾT MINH HỌA NỘI DUNG 2 BÀI TẬP LÝ THUYẾT MINH HỌA NỘI DUNG n BÀI TẬP ÔN TẬP – KIỂM TRA TÓM TẮT – GHI NHỚ 3. Quy trình thiết kế bài giảng Bài giảng điện tử có thể được xây dựng theo quy trình gồm 6 bước sau: ­ Xác định mục tiêu bài học Trong phương pháp dạy học lấy sinh viên làm trung tâm, mục tiêu phải được chỉ  rõ khi học   xong bài, sinh viên đạt được cái gì. Mục tiêu ở đây là mục tiêu học tập, chứ không phải là mục tiêu  giảng dạy, tức là chỉ ra sản phẩm mà sinh viên có được sau bài học. Đọc kĩ sách giáo trình, kết hợp   với các tài liệu tham khảo để  tìm hiểu nội dung của mỗi mục trong bài và cái đích cần đạt tới của   mỗi mục. Trên cơ sở đó xác định đích cần đạt tới của cả bài về kiến thức, kĩ năng, thái độ. Đó chính   là mục tiêu của bài. ­ Lựa chọn kiến thức cơ bản, xác định đúng những nội dung trọng tâm Cần bám sát vào chương trình dạy học và giáo trình môn học. Đây là điều bắt buộc tất yếu vì  giáo trình là tài liệu giảng dạy và học tập chủ yếu; chương trình là pháp lệnh cần phải tuân theo.  2 Tuy nhiên, để  xác định được đúng kiến thức cơ  bản mỗi bài thì cần phải đọc thêm tài liệu,   sách báo tham khảo để mở rộng hiểu biết về vấn đề cần giảng dạy và tạo khả năng chọn đúng kiến   thức cơ bản.  Việc chọn lọc kiến thức cơ  bản của bài dạy học có thể  gắn với việc sắp xếp lại cấu trúc   của bài để làm nổi bật các mối liên hệ giữa các hợp phần kiến thức của bài, từ đó rõ thêm các trọng   tâm, trọng điểm của bài.  ­ Multimedia hoá từng đơn vị kiến thức Đây là bước quan trọng cho việc thiết kế bài giảng điện tử, là nét đặc trưng cơ bản của bài  giảng điện tử để phân biệt với các loại bài giảng truyền thống, hoặc các loại bài giảng có sự hỗ trợ  một phần của má ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: