Danh mục

Một vài giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo theo phương thức E-learning hiện nay

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 535.47 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này tiến hành tìm hiểu về ưu nhược điểm của phương pháp đào tạo E-learning; thực trạng phát triển đào tạo theo phương thức E-Learning ở Việt Nam; một số số giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo theo phương thức E-learning.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một vài giải pháp góp phần nâng cao chất lượng đào tạo theo phương thức E-learning hiện nay MỘT VÀI GIẢI PHÁP GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO THEO PHƯƠNG THỨC E-LEARNING HIỆN NAY ThS. Lê Thị Mỹ An Trường Đại học An GiangTóm tắt:Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế số trong cuộc cách mạng công nghiệp4.0, ngành giáo dục đại học đòi hỏi phải có những thay đổi căn bản về tư duy đào tạo,cách thức trao đổi và truyền thụ kiến thức. Để đáp ứng những nhu cầu về giáo dục đàotạo ngày càng phát triển đa dạng và phong phú thì cùng với sự phát triển của hệ thốnggiáo dục - đào tạo truyền thống, rất cần áp dụng và phát triển đào tạo từ xa - mộtphương thức đào tạo đang được các nước trên thế giới và trong khu vực áp dụng rất phổbiến và có hiệu quả, đó là E-Learning. Hiện nay với tốc độ thay đổi chóng mặt dưới tácđộng của nền kinh tế số thì E-Learning sẽ là một phương thức dạy và học rất phù hợptrong việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu xã hội. Với thực tếđó bài viết sẽ đi phân tích ưu, nhược điểm của E-Learning, thực trạng E-Learning tạiViệt Nam và đề xuất giải pháp phát triển toàn diện E-Learning.Từ khóa: cách mạng 4.0, đào tạo trực tuyến, E-learning, nền kinh tế số, số hóa…1. Đặt vấn đề Nền kinh tế thế giới đang thay đổi sâu rộng trước tác động của cuộc Cách mạngCông nghiệp 4.0. Nền kinh tế Việt Nam cũng không ngoại lệ trước nhiều cơ hội và tháchthức mới của xu hướng số hóa. Trước sự bùng nổ của cách mạng 4.0 sẽ kéo theo nhữngyêu cầu mới về năng lực nhân sự, không chỉ với các công nhân ở trình độ thấp mà cònvới cả những người có bằng cấp. Từ đó, đòi hỏi các trường đại học phải thay đổi chươngtrình đào tạo đem lại cho người học những kỹ năng, kiến thức cơ bản lẫn tư duy sáng tạo.Học tập để cạnh tranh chứ không phải để lấy bằng. Mục tiêu của giáo dục đại học phải làtạo ra lực lượng lao động có kiến thức, có kĩ năng thích ứng cao với sự biến đổi nhanhcủa nền kinh tế tri thức thế kỉ 21. E-Learning là một phương thức dạy học mới dựa trêncông nghệ thông tin và truyền thông. Với E-Learning, việc học là linh hoạt mở. Ngườihọc có thể học bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, với bất cứ ai, học những vấn đề bản thânquan tâm, phù hợp với năng lực và sở thích, phù hợp với yêu cầu công việc… mà chỉ cầncó phương tiện là máy tính và mạng Internet.2. Nội dung2.1. E-learning E-learning là chữ viết tắt của Electronic Learning, dịch ra tiếng Việt có nghĩalà học trực tuyến hay giáo dục trực tuyến. E-learning là phương thức học tập thông quamột thiết bị có kế nối mạng với một máy chủ ở nơi khác có lưu trữ sẵn các nội dung họctập dạng số và phần mềm cần thiết để có thể tương tác (hỏi/ yêu cầu/ ra đề) với học viênhọc trực tuyến từ xa. Giáo viên có thể truyền tải hình ảnh, âm thanh hoặc tài liệu tươngtác qua đường truyền băng thông rộng hoặc kết nối không dây (WiFi, WiM ), mạngnội bộ (L N). (Đào Quốc Thiện, 2017) 105 Có thể hiểu đơn giản rằng, E-Learning là phương thức học tập ảo thông qua cácthiết bị có kết nối Internet đối với một máy chủ ở nơi khác có lưu giữ sẵn bài giảng điệntử và phần mềm cần thiết để có thể hỏi đáp hay yêu cầu cho học viên học trực tuyến từ xa(UNESCO, 2009) Ở một khía cạnh rộng hơn, E-learning được hiểu như là một môi trường học tập tổhợp các công nghệ lưu trữ, mã hóa và truyền tải dữ liệu. Ở môi trường này, ngoài việcngười học và giảng viên có thể tương tác với nhau, hoặc tương tác với hệ thống học trựctuyến. Người học còn có thể tự lựa chọn cho mình những phương thức học tập cũng nhưlựa chọn các công cụ hỗ trợ tiến trình học tập sao cho đạt hiệu quả cao nhất. Trong môitrường E-learning, đòi hỏi một tinh thần tự học, tự nghiên cứu rất cao của người học. Tuynhiên, với các công cụ ngày càng nhiều được trang bị, tích hợp vào hệ thống E-learning,học viên có thể dễ dàng hơn trong việc tự học của mình như hệ thống lịch nhắc nhở họctập, làm bài kiểm tra, hệ thống đánh giá năng lực, hay hệ thống tự động thiết kế tiến trìnhhọc tập theo mục tiêu. Theo Scott Winstead, từ khi ra đời cho đến nay cùng với những phát triển côngnghệ thì E-Learning cũng đã trải qua nhiều giai đoạn: - E-Learning 1.0 (1993 - 2000): Giai đoạn này hệ thống E-Learning chủ yếu cungcấp cho người học tài nguyên học tập dưới dạng các trang web tĩnh, và không có nhiềucông cụ để hỗ trợ người học trong quá trình học tập. - E-Learning 2.0 (2000 - 2010): Đây là giai đoạn mà các hệ thống E-Learning chỉđơn thuần cung cấp cho người học một hệ thống nội dung học liệu dưới các hình thứctext, video, và một kênh thảo luận nhóm dưới dạng text. - E-Learning 3.0 - 4.0 (2010 - nay): Cùng với sự phát triển của các mạng ngữnghĩa, phân tích hành vi, hệ thống E-Learning bắt đầu cung cấp cho người học các nộidung học tập một c ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: