Danh mục

Một vài kỹ lục về gốm sứ

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 432.33 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

1- Chiếc piano đầu tiên trên thế giới làm bằng gốm sứ của TQ: được trưng bày triển lãm trong hội chợ NAICF(North East Asia Fair 2008) tại Shengyang, trị giá RMB469,000 (khoảng USD67971). Toàn bộ hoa văn trang trí trên thân Piano được vẽ bằng tay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một vài kỹ lục về gốm sứ Một vài kỹ lục về gốm sứ 1- Chiếc piano đầu tiên trên thế giới làm bằng gốm sứ của TQ: được trưng bày triển lãm trong hội chợ NAICF(North East Asia Fair 2008) tại Shengyang, trị giá RMB469,000 (khoảng USD67971). Toàn bộ hoa văn trang trí trên thân Piano được vẽ bằng tay. 2.- Bình gốm cổ TQ có giá kỹ lục thế giới: Bình cổ đắt giá Nhà bán đấu giá Christie’s ở London đã bán chiếc bình gốm sứ cổ TQ đời nhà Nguyên (1279-1368) được 15,7 triệu bảng Anh (443,520 tỉ đồng), giá kỷ lục cho một tác phẩm nghệ thuật châu Á. Người mua là một nhà đầu tư tư nhân giấu tên. Chủ cửa hàng Christie’s nói: “Chiếc bình gốm sứ màu xanh không những bán được giá kỷ lục thế giới cho một tác phẩm nghệ thuật TQ, mà cũng là giá cao nhất của một tác phẩm nghệ thuật mà cửa hàng Christie’s bán được trong năm 2005”. Chủ cũ chiếc bình gốm cổ là thuyền trưởng Baron Haron van Hemert của hải quân Hà Lan mua được chiếc bình trong thời gian làm việc tại Bắc Kinh từ năm 1913 đến năm 1923. (theo Bloomberg) 3.- Mô hình bằng gốm lập kỹ lục tại Việt Nam: Thuộc về công trình nghệ thuật gốm gồm 200 mô hình nhà phố cổ Hà Nội do nghệ nhân Nguyễn Ngọc Tuấn, làng gốm Bát Tràng thực hiện trong thời gian 4 tháng. Dãy phố gốm này dài 50 m, trong đó, nóc nhà cao nhất cao 0,8 m, nóc thấp nhất 0,3 m được tạo nên từ 2 tấn đất sét lấy từ 3 làng gốm Phù Lãng, Hương Canh, Bát Tràng. Công trình này được xác nhận kỹ lục trong lễ hội Phố hoa lần đầu tiên diễn ra tại thủ đô Hà Nội 12/2008. 4.- Bức chiếu thư bằng gốm lớn nhất Việt Nam : ( giống như phù điêu gốm) Cao 3,5 mét, rộng hơn 8 mét, được ghép lại từ 214 chữ Hán làm bằng gốm Bát Tràng… bức cuốn thư “Chiếu dời đô” ở đền Đô (Bắc Ninh) được coi là bức chiếu bằng gốm lớn nhất Việt Nam. Ban quản lý Di tích lịch sử đền Đô thờ 8 vị vua nhà Lý (Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh) vừa khánh thành bức cuốn thư “Chiếu dời đô” trên diện tích hơn 30 m2 đặt trước cửa đền, chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long – Hà Nội. Phần chính của bức cuốn thư là “Thiên Đô chiếu” (Chiếu dời đô) do vua Lý Thái Tổ viết mùa xuân năm 1010 để chuyển kinh đô của nước Đại Cồ Việt từ Hoa Lư (Ninh Bình) ra thành Đại La (nay là Thăng Long). Chiếu dời đô có 214 chữ ứng với 214 năm trị vì của vương triều Lý. Toàn bộ 214 chữ Hán này được đắp nổi bằng gốm sứ Bát Tràng men xanh trên diện tích gần 6 m2, mỗi chữ là một mảnh gốm rộng 16 x 16 cm. Các chữ này do tập thể lớp Hán Nôm Hương Nam (Hà Nội) viết, còn gia đình ông Phạm Xuân Hòa – người làng gốm Bát Tràng thực hiện và cúng tiến . (04/2009 theo Thương hiệu vùng miền). Một số hình ảnh của bức chiếu khổng lồ này.

Tài liệu được xem nhiều: