Danh mục

Một vài suy nghĩ về nhà ngữ âm học lớn nhất Việt Nam

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 125.46 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ai cũng nhận thấy anh Hạo thạo nhiều ngoại ngữ. Theo kinh nghiệm của tôi, điều này là dựa vào việc học tiếng Latinh. Người nào đã học tiếng Latinh cũng đều nhận thấy trong ngôn ngữ này, hệ thống biến hoá hình thái là vô cùng phức tạp. Hầu như mọi quan hệ hình thái có thể có trong các ngôn ngữ phương Tây, thì đều có sẵn trong tiếng Latinh, cho nên đã học tiếng Latinh thì việc nắm các quan hệ ngữ pháp của các ngôn ngữ châu Âu là hết sức dễ dàng, gần như không...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một vài suy nghĩ về nhà ngữ âm học lớn nhất Việt NamMột vài suy nghĩ về nhà ngữ âm học lớn nhất Việt Nam Ai cũng nhận thấy anh Hạo thạo nhiều ngoại ngữ. Theo kinh nghiệm của tôi,điều này là dựa vào việc học tiếng Latinh. Người nào đã học tiếng Latinh cũng đềunhận thấy trong ngôn ngữ này, hệ thống biến hoá hình thái là vô cùng phức tạp.Hầu như mọi quan hệ hình thái có thể có trong các ngôn ngữ phương Tây, thì đềucó sẵn trong tiếng Latinh, cho nên đã học tiếng Latinh thì việc nắm các quan hệngữ pháp của các ngôn ngữ châu Âu là hết sức dễ dàng, gần như không cần phảihọc. Còn về vốn từ, thì tối đại đa số các chính tố trong các tiếng châu Âu đều đãcó sẵn trong tiếng Latinh, cho nên việc nhớ không phải vất vả. Đã thế, một câutiếng Latinh trung bình có từ 200 đến 300 chữ. Khi dịch ra tiếng Pháp bắt buộcphải dịch thành 4-5 câu, vì tiếng Pháp là ngôn ngữ phân tích tính. Do đó mà họcđược cách ngắt câu và cách viết sao cho các câu tách rời này vẫn tạo thành một thểthống nhất chặt chẽ là điều hết sức cần thiết. Những điều n ày đều hết sức có lợigiúp người học biết phân tích, tổng hợp, hay biết cách dùng các từ đệm sao cho cảmột loạt câu thành một thể thống nhất. Không phải ngẫu nhiên mà anh Hạo, cũngnhư Trương Vĩnh Kí đều rất giỏi ngoại ngữ. Anh Hạo còn hơn tôi về điểm anh rấtthạo âm nhạc, đã từng là một nhạc công và một nhạc sĩ. Cho nên anh có tai rất tốt,và rất thạo cách bắt chước sao cho đúng với ngôn ngữ n ước ngoài. Có thể nói anhlà nhà ngôn ngữ học bẩm sinh, và đời tôi chưa gặp một người thứ hai có năngkhiếu này như anh. Phần lớn các nhà ngôn ngữ học Việt Nam, kể cả tôi và anhNguyễn Tài Cẩn, đều do say mê ngôn ngữ học mà học suốt ngày nên có đôi chútthành tựu, chứ không phải là những nhà ngôn ngữ học bẩm sinh. Anh Hạo cũng không bị kỉ luật làm nản chí, trái lại, càng lo làm việc tích cựchơn. Công việc cũng là dịch và làm khoa học. Anh đi vào âm vị học, tôi đi vào tínhiệu học để tìm hiểu tiếng Việt và văn hoá Việt. Hai ngành này đều cùng một gốc,theo cái xu hướng ngôn ngữ học mới ra đời sau những năm 30 của thế kỉ 20. Dođó, không phải ngẫu nhiên mà hai người gắn bó với nhau và thường tâm sự vớinhau. Chính tôi đã đưa anh vào trường đại học tổng hợp và sư phạm để làm giảngviên ngữ âm học, vì thực tế lúc bấy giờ chưa có ai thạo ngữ âm học. Còn tôi thìbiết năng khiếu của anh về ngữ âm học từ những buổi trò chuyện ở trường trunghọc Nguyễn Xuân Ôn phủ Diễn Châu (Nghệ An), vào những năm 1947-1949, khithầy Cao Xuân Huy còn làm hiệu trưởng. Anh Hạo cũng như tôi đều đi con đường thức nhận. Khi đi con đường này,người làm khoa học không bó hẹp vào cách nhìn của mình để đưa ngay ra kết luậnvề một hiện tượng. Trái lại, anh ta đối lập cách nhìn của mình về một vấn đề nàođó với mọi cách nhìn có thể có cũng về vấn đề này. Bài viết toàn là đối lập và đốilập, và người viết cố gắng giải thích mọi kiến giải khác nhau để cuối cùng đưa rakiến giải của mình mà anh ta cho là hợp thực tế. Rất tiếc là tôi và anh tuy có cộngtác với nhau trong việc dịch một vài tác phẩm, nhưng chưa hề có dịp cộng tác vớinhau về văn hoá học hay ngôn ngữ học. Việc khen chê đúng sai là thuộc thực tếsau này, tôi không dám bàn đến. Bây giờ nói đến chỗ khác nhau. Chỗ khác nhau chủ yếu là ở lối sống. Tôi là nhà nho Việt Nam, về chuyện tìnhyêu tôi bó hẹp vào chuyện vợ chồng chung thuỷ. Tôi lại được đặc biệt may mắn cóbà vợ hiền lo lắng cho tôi về mọi việc trong gia đình, cho nên tôi có điều kiện làmviệc suốt ngày. Còn anh rất khổ sở về chuyện gia đình. Tôi xin phép chỉ nói đếngiai đoạn trước năm 1975, khi hai người còn ở gần nhau, chủ yếu là ở Hà Nội. Còngiai đoạn sau khi đất nước thống nhất, hai người ở xa nhau, tôi ở Hà Nội, anh ởThành phố Hồ Chí Minh, cho nên tôi không có ý kiến. Trong thời gian trước 1975, anh không gặp may về chuyện lập gia đình, hầunhư phải một mình gà trống nuôi con, lo cho hai cháu là Cao Xuân Minh và CaoLiễu Thanh mọi việc từ ăn uống đến sinh hoạt, nhất là trong thời gian đi sơ tán,cuộc sống cực kì vất vả. Điểm khác nhau thứ hai là lối sống nhà nho của tôi rất khác lối sống nghệ sĩcủa anh. Anh là người đẹp trai, hát hay, đàn giỏi nên có nhiều tình duyên. Tôi đãcó lần xung đột với anh về chuyện này, có một thời gian anh giận tôi gần nh ư cắtđứt quan hệ với tôi. Cách làm việc của anh cũng khác tôi. Anh có thể thức 3-4 đêmliền không ngủ để hoàn tất một công việc. Nhưng rồi sau đó lại đi lông bông cảtuần. Còn tôi thì sáng 6 giờ dậy, tối 11 giờ ngủ, ngày nào cũng như ngày nào, suốtcả cuộc đời như vậy. Có câu tục ngữ Latinh nói: “Những lời nói bay đi, nhưng chữ viết thì còn lại”.Những lời nói của anh không khỏi gây rắc rối cho anh. Nhưng những bài viết củaanh sẽ còn. Những công trình của anh về âm vị học sẽ tồn tại nh ư những đóng gópcó một không hai trong ngôn ngữ học Việt Nam. Tôi hi vọng các bài ấy sẽ đượctập hợp và xuất bản để nêu bật giá trị của một nhà ngôn ngữ học Việt Nam có tầmcỡ qu ...

Tài liệu được xem nhiều: