Một vài vấn đề về văn bản trong sách giáo khoa tiếng Việt bậc tiểu học
Số trang: 10
Loại file: pdf
Dung lượng: 529.27 KB
Lượt xem: 9
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Các văn bản trong sách giáo khoa Tiếng Việt bậc tiểu học được sắp xếp theo hệ thống, có tính liên kết về chủ đề. Ngoài những bài văn xúc tích, sách giáo khoa còn có những bài thơ rất sinh động, gần gũi với trẻ em; Góp phần tạo hứng thú cho học sinh đối với môn Tiếng Việt, đồng thời tạo cơ sở để các em có thể phát triển năng khiếu và khả năng sáng tạo trong quá trình học tập làm văn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một vài vấn đề về văn bản trong sách giáo khoa tiếng Việt bậc tiểu học 2. Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, MỘT VÀI VẤN ĐỀ TP. Hồ Chí Minh VỀ VĂN BẢN Điện thoại: 0903 391 TRONG SÁCH 746 GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT BẬC Email: TIỂU HỌC diepnbk@yahoo.com TS. LÊ THỊ NGỌC ĐIỆP TÓM TẮT Các văn bản trong sách giáo khoa Tiếng Việt bậc tiểu học được sắp xếp theo hệ thống, có tính liên kết về chủ đề. Ngoài những bài văn súc tích, sách giáo khoa còn có những bài thơ rất sinh động, gần gũi với trẻ em; góp phần tạo hứng thú cho học sinh đối với môn Tiếng Việt, đồng thời tạo cơ sở để các em có thể phát triển năng khiếu và khả năng sáng tạo trong quá trình học tập làm văn. Tác giả biên soạn sách giáo khoa đã quan tâm đến sự phát triển ngôn ngữ của học sinh, trong đó có chú ý đến năng lực văn bản của trẻ. Từ khóa: văn bản, sách giáo khoa, tiếng Việt, tiểu học ABSTRACT Some Issues about the Vietnamese Language Text in Textbook at Primary Schools The text in Vietnamese primary textbook is arranged systematically, related to the subject. Besides the concise compositions, the textbook also has the lively poems close to the children; stimulating excitement for students to Vietnamese as well as making students improve their potential and creativity in learning writing. The textbook writers have concerned about the children‟s language development, including the text skills. Key words: text, textbook, Vietnamese, primary school 229 Để chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển của kinh tế công nghiệp, kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ trong những năm đầu thế kỉ XXI, từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, nhiều quốc gia đã rà soát và đổi mới chương trình giáo dục theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI do UNESCO đề xướng là: Học để biết, Học để làm, Học để cùng chung sống, Học để tự khẳng định mình. Chương trình giáo dục phổ thông của các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng thể hiện sự quan tâm đúng mức đến mục tiêu và các năng lực cần phát triển ở học sinh. Các chương trình giáo dục mới xây dựng vào giai đoạn cuối thế kỉ XX – đầu thế kỉ XXI đều coi trọng việc thực hành và vận dụng; nội dung chương trình thường tập trung vào các kiến thức, kĩ năng cơ bản thiết thực, tích hợp được nhiều mặt giáo dục. Tại Việt Nam, chương trình giáo dục tiểu học mới được triển khai đại trà từ năm học 2002 – 2003 là một sự kiện giáo dục quan trọng trong những năm đầu của thế kỉ XXI. Với nhu cầu đổi mới một cách toàn diện, nội dung chương trình sách giáo khoa (SGK) phải theo kịp và đón đầu sự phát triển của trẻ em trong độ tuổi tiểu học trong xã hội hiện đại; đáp ứng yêu cầu mới của việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; theo kịp xu thế phát triển chương trình tiểu học của các nước phát triển trên thế giới và các nước trong khu vực, góp phần đảm bảo cho nguồn nhân lực Việt Nam có đủ sức cạnh tranh và hợp tác khi hội nhập quốc tế; đóng góp vào việc hình thành và phát triển hệ thống giá trị của các công dân trong một xã hội công bằng, bác ái, có cuộc sống tinh thần và vật chất văn minh, vừa phải đậm đà bản sắc dân tộc, vừa phải thích ứng với sự giao lưu hợp tác quốc tế rộng rãi. Ở nước ta, tất cả các trường tiểu học trên toàn quốc cùng sử dụng thống nhất một chương trình và một bộ sách SGK do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn. Trong số các môn học được quy định trong chương trình tiểu học tại Việt Nam, môn Tiếng Việt chiếm thời lượng nhiều nhất (40.7% so với tổng thời lượng chương trình tiểu học). Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm: - Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. - Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. - Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa [1, tr. 9]. 230 SGK Tiếng Việt bậc tiểu học được biên soạn theo quan điểm giao tiếp, quan điểm tích hợp và quan điểm tích cực hoá hoạt động học ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Một vài vấn đề về văn bản trong sách giáo khoa tiếng Việt bậc tiểu học 2. Trường tiểu học Nguyễn Bỉnh Khiêm, Quận 1, MỘT VÀI VẤN ĐỀ TP. Hồ Chí Minh VỀ VĂN BẢN Điện thoại: 0903 391 TRONG SÁCH 746 GIÁO KHOA TIẾNG VIỆT BẬC Email: TIỂU HỌC diepnbk@yahoo.com TS. LÊ THỊ NGỌC ĐIỆP TÓM TẮT Các văn bản trong sách giáo khoa Tiếng Việt bậc tiểu học được sắp xếp theo hệ thống, có tính liên kết về chủ đề. Ngoài những bài văn súc tích, sách giáo khoa còn có những bài thơ rất sinh động, gần gũi với trẻ em; góp phần tạo hứng thú cho học sinh đối với môn Tiếng Việt, đồng thời tạo cơ sở để các em có thể phát triển năng khiếu và khả năng sáng tạo trong quá trình học tập làm văn. Tác giả biên soạn sách giáo khoa đã quan tâm đến sự phát triển ngôn ngữ của học sinh, trong đó có chú ý đến năng lực văn bản của trẻ. Từ khóa: văn bản, sách giáo khoa, tiếng Việt, tiểu học ABSTRACT Some Issues about the Vietnamese Language Text in Textbook at Primary Schools The text in Vietnamese primary textbook is arranged systematically, related to the subject. Besides the concise compositions, the textbook also has the lively poems close to the children; stimulating excitement for students to Vietnamese as well as making students improve their potential and creativity in learning writing. The textbook writers have concerned about the children‟s language development, including the text skills. Key words: text, textbook, Vietnamese, primary school 229 Để chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng sự phát triển của kinh tế công nghiệp, kinh tế tri thức và xu thế toàn cầu hóa mạnh mẽ trong những năm đầu thế kỉ XXI, từ đầu những năm 90 của thế kỉ XX đến nay, nhiều quốc gia đã rà soát và đổi mới chương trình giáo dục theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỉ XXI do UNESCO đề xướng là: Học để biết, Học để làm, Học để cùng chung sống, Học để tự khẳng định mình. Chương trình giáo dục phổ thông của các nước trong khu vực và trên thế giới ngày càng thể hiện sự quan tâm đúng mức đến mục tiêu và các năng lực cần phát triển ở học sinh. Các chương trình giáo dục mới xây dựng vào giai đoạn cuối thế kỉ XX – đầu thế kỉ XXI đều coi trọng việc thực hành và vận dụng; nội dung chương trình thường tập trung vào các kiến thức, kĩ năng cơ bản thiết thực, tích hợp được nhiều mặt giáo dục. Tại Việt Nam, chương trình giáo dục tiểu học mới được triển khai đại trà từ năm học 2002 – 2003 là một sự kiện giáo dục quan trọng trong những năm đầu của thế kỉ XXI. Với nhu cầu đổi mới một cách toàn diện, nội dung chương trình sách giáo khoa (SGK) phải theo kịp và đón đầu sự phát triển của trẻ em trong độ tuổi tiểu học trong xã hội hiện đại; đáp ứng yêu cầu mới của việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; theo kịp xu thế phát triển chương trình tiểu học của các nước phát triển trên thế giới và các nước trong khu vực, góp phần đảm bảo cho nguồn nhân lực Việt Nam có đủ sức cạnh tranh và hợp tác khi hội nhập quốc tế; đóng góp vào việc hình thành và phát triển hệ thống giá trị của các công dân trong một xã hội công bằng, bác ái, có cuộc sống tinh thần và vật chất văn minh, vừa phải đậm đà bản sắc dân tộc, vừa phải thích ứng với sự giao lưu hợp tác quốc tế rộng rãi. Ở nước ta, tất cả các trường tiểu học trên toàn quốc cùng sử dụng thống nhất một chương trình và một bộ sách SGK do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn. Trong số các môn học được quy định trong chương trình tiểu học tại Việt Nam, môn Tiếng Việt chiếm thời lượng nhiều nhất (40.7% so với tổng thời lượng chương trình tiểu học). Mục tiêu của môn Tiếng Việt ở trường tiểu học nhằm: - Hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Thông qua việc dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các thao tác của tư duy. - Cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản về xã hội, tự nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài. - Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa [1, tr. 9]. 230 SGK Tiếng Việt bậc tiểu học được biên soạn theo quan điểm giao tiếp, quan điểm tích hợp và quan điểm tích cực hoá hoạt động học ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chương trình giáo dục phổ thông Sách giáo khoa Tiếng Việt bậc tiểu học Dạy học môn Tiếng Việt Quá trình học tập làm văn Hệ thống liên kết văn bản tiếng ViệtGợi ý tài liệu liên quan:
-
5 trang 270 0 0
-
Thiết kế website hỗ trợ dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh lớp 4 theo phương pháp dạy học dự án
12 trang 201 0 0 -
5 trang 195 0 0
-
Nâng cao chất lượng giảng dạy môn Giáo dục kinh tế và pháp luật của giáo viên trung học phổ thông
3 trang 190 7 0 -
Phát triển năng lực văn học cho học sinh tiểu học thông qua hoạt động sân khấu hóa tác phẩm văn học
6 trang 186 4 0 -
132 trang 165 0 0
-
Tiêu chí đánh giá sách giáo khoa môn Khoa học tự nhiên theo định hướng phát triển năng lực
8 trang 145 0 0 -
13 trang 138 0 0
-
153 trang 137 0 0
-
Xây dựng khung đánh giá năng lực tự học môn Tin học của học sinh trung học phổ thông
13 trang 135 0 0