Ngày mai là ngày lễ Mẹ, tôi xem bài của người bạn văn Trần Trung Đạo trong ý nghĩ tán đồng và tâm tư rung động qua dòng văn của anh. Tôi nghe kể anh không may mắn như nhiều người. Me. anh mất khi anh còn tấm bé. Vì thế nên khi anh mô tả sự bao la của tình mẹ trong nỗi niềm cần thiết một bóng hình người mẹ đi bên cạnh cuộc đời. Anh dẫn nhập bài viết bằng câu ngạn ngữ ví hình ảnh người mẹ như sau: ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mothers Day Nhớ MẸ Mothers Day Nhớ MẸNgày mai là ngày lễ Mẹ, tôi xem bài của người bạn văn Trần Trung Đạo trong ý nghĩ tánđồng và tâm tư rung động qua dòng văn của anh. Tôi nghe kể anh không may mắn nhưnhiều người. Me. anh mất khi anh còn tấm bé. Vì thế nên khi anh mô tả sự bao la của tìnhmẹ trong nỗi niềm cần thiết một bóng hình người mẹ đi bên cạnh cuộc đời. Anh dẫn nhậpbài viết bằng câu ngạn ngữ ví hình ảnh người mẹ như sau:Một danh ngôn mà chúng ta thường nghe “thế giới có rất nhiều kỳ quan, nhưng kỳ quantuyệt vời và vĩ đại nhất vẫn là trái tim người mẹ” Thật vậy, bao nhiêu thơ viết về mẹ cũngkhông đủ, bao nhiêu nhạc hát về mẹ cũng không vừa. Biển Thái Bình bao la, nước sôngHằng cuồn cuộn nhưng không sao có thể so sánh được với tấm lòng của mẹ. Bản nhạcnào viết về mẹ cũng hay, bài thơ nào viết về mẹ cũng cảm động bởi vì ngôn ngữ dànhcho mẹ là ngôn ngữ của trái tim.Mẹ là biểu tượng trọn vẹn và tuyết đối của tinh thần Chân Thiện Mỹ. Nếu có một ngườiđể chúng ta có thể san sẻ những điều thầm kín, riêng tư nhất, thì người đó phải là mẹ.Nếu có một người có thể tha thứ cho chúng ta dù phạm phải bất cứ một lỗi lầm gì, ngườiđó sẽ là người mẹ. Tôi tin, nếu chúng ta biết dành ý nghĩ đầu tiên của một ngày, thay vìđể nghĩ đến chuyện hơn thua, danh lợi nhưng là để nghĩ về mẹ, nghĩ về khuôn mặt củamẹ, tiếng cười của mẹ, lời dặn dò của mẹ hay thậm chí chỉ để gọi tiếng mẹ thôi, chúng tasẽ có một ngày an lành và hạnh phúc.Mẹ là người mang ta đến cuộc đời, và cũng là nơi ta trở về. Người đàn bà chân mang đôidép ngược, khoát chiếc mền rách, như trong một câu chuyện thiền mà chúng ta có thể đãtừng nghe kể, dù bao mùa mưa nắng vẫn không than van, không oán trách, vẫn chờ đơingày về của đứa con mãi mê trên đường đi tìm chân lý. Nếu chân lý mà chàng trai trẻ kiađi tìm là tình thương và sự thật thì chân lý sẽ không ở đâu xa mà trái lại vô cùng gần gủi.Trong tấm thân gầy yếu nhỏ nhoi của người mẹ chứa đựng cả một đại dương của hyvọng, tình yêu, sự thật và lòng vị tha sâu thẳm.Mọi người nói chung dễ dàng đồng thuận một kỳ quan vĩ đại nhất của thiên nhiên vẫn làngười hiền mẫu, như Trần Trung Đạo viết dáng mẹ hiền dù có nhỏ bé, gầy guộc, nhưnglòng của mẹ thương con cái chứa đựng cả một đại dương của hy vọng, tình yêu, sự thậtvà lòng vị tha sâu thẳm.Trần Trung Đạo là một nhà văn, anh chọn viết về những đề tài thuộc khuynh huớng xãhội và nhân bản. Anh còn là một nhà thơ. Tôi còn nhớ bài thơ gây nhiều xúc động làĐứa bé và viên sỏi, về chuyện vượt biên buồn thảm, cha mẹ mất, cháu bơ vơ, nhạcđược nhạc sĩ Phan Văn Hưng phổ nhạc. Bài thơ khác của Đạo được giới văn học chú ý làĐổi Cả Thiên Thu Lấy Tiếng Mẹ Cười, được nhạc sĩ Võ Tá Hân phổ nhạc. Lời thơ sâusắc thắm đượm tình mẹ, trích dẫn:Buổi ấy con đi chẳng hẹn thềNgựa rừng xưa lạc dấu sơn khêMười năm tóc mẹ màu tang trắngTrắng cả lòng con lúc nghĩ vềMẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồnBên đời gió tạt với mưa tuônCon đi góp lá nghìn phương lạiÐốt lửa cho đời tan khói sươngRồi cuối bài, anh cho 2 câu kết như một câu nói bất hủ trong văn chương hay đời sống:Ví mà tôi đổi thời gian đượcĐổi cả thiên thu tiếng mẹ cười.Trích bài Happy Mothers Day 2009: Mẹ và Quê Hương, rồi Đạo tâm sự thêm:Bài thơ ra đời trong một đêm mưa, sau lần điện thoại đầu tiên với mẹ tôi từ Việt Nam.Giọng của mẹ như vọng lại từ một thế giới khác xa xôi. Tôi viết rất nhanh, nhanh hơn khiviết những bài thơ khác nhiều. Những dòng chữ, những câu thơ đúng ra là từ mơ ước,thao thức đã ấp ủ trong tâm thức tôi từ lâu lắm, chỉ chờ dịp để tuôn ra. Tôi không làmthơ, tôi chỉ chép như có một người nào đang nhắc nhở bên tai mình. Nguyên văn bài thơnhư thế này:« Nhấc chiếc phone lên bỗng lặng ngườiTiếng ai như tiếng lá thu rơiMười năm mẹ nhỉ, mười năm lẻChỉ biết âm thầm thương nhớ thôiBuổi ấy con đi chẳng hẹn thềNgựa rừng xưa lạc dấu sơn khêMười năm tóc mẹ màu tang trắngTrắng cả lòng con lúc nghĩ vềMẹ vẫn ngồi đan một nỗi buồnBên đời gió tạt với mưa tuônCon đi góp lá nghìn phương lạiĐốt lửa cho đời tan khói sươngTiếng mẹ nghe như tiếng nghẹn ngàoTiếng Người hay chỉ tiếng chiêm baoMẹ xa xôi quá làm sao vóiBiết đến bao giờ trông thấy nhauĐừng khóc mẹ ơi hãy ráng chờNgậm ngùi con sẽ dấu trong thơĐau thương con viết vào trong láHơi ấm con tìm trong giấc mơNhấc chiếc phone lên bỗng lặng ngườiGiọng buồn hơn cả tiếng mưa rơiVí mà tôi đổi thời gian đượcĐổi cả thiên thu tiếng mẹ cười.”Bài thơ đơn giản và dể hiểu, không có gì phải cần bình giải. Tất cả chỉ để nói lên tâmtrạng của một người con xa mẹ, bay đi như chiếc lá xa cành, mười năm chưa về lại cội.Năm tôi viết bài thơ, mẹ tôi, đã ngoài 60 tuổi và đang sống trong căn nhà tôn nghèo nàn ởHòa Hưng Sài Gòn. Căn nhà nhỏ có giàn hoa giấy đỏ đó là nơi tôi đã sống 8 năm.Nhớ lại đêm cuối cùng ở Sài Gòn, tôi đón xe xích-lô từ cửa sông về chào mẹ. Trời mưalớn. Nhưng khi gặp mẹ, với tâm trí ngàn ngập những lo âu, hồi hộp ch ...