Danh mục

Motif kì ảo trong Nhật Bản linh dị kí của Keikai

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 91.57 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nhật Bản linh dị kí, tên thường gọi là Linh dị kí, tên đầy đủ là Nhật Bản quốc hiện báo thiện ác linh dị kí (Nihonkoku gempozenaku ryoiki) là tập truyện cổ Phật giáo đầu tiên, viết bằng chữ Hán của Nhật Bản. Đây là một tác phẩm nổi tiếng trong kho tàng văn học cổ điển Nhật Bản, phản ánh nhiều mặt của nền văn hóa Nhật Bản thời trung đại.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Motif kì ảo trong Nhật Bản linh dị kí của KeikaiJOURNAL OF SCIENCE OF HNUESocial Sci., 2016, Vol. 61, No. 5, pp. 38-43This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1067.2016-0057MOTIF KÌ ẢO TRONG NHẬT BẢN LINH DỊ KÍ CỦA KEIKAITrần Thị Huyền TrangKhoa Xã hội, Trường Cao đẳng Sư phạm Hà NamTóm tắt. Nhật Bản linh dị kí, tên thường gọi là Linh dị kí, tên đầy đủ là Nhật Bản quốchiện báo thiện ác linh dị kí (Nihonkoku gempozenaku ryoiki) là tập truyện cổ Phật giáođầu tiên, viết bằng chữ Hán của Nhật Bản. Đây là một tác phẩm nổi tiếng trong kho tàngvăn học cổ điển Nhật Bản, phản ánh nhiều mặt của nền văn hóa Nhật Bản thời trung đại.Ngay tiêu đề mà Keikai chọn đã thể hiện nghệ thuật chủ đạo của Linh dị kí là sự hoangđường, kì ảo. Trong Nhật Bản linh dị kí, tác giả sử dụng rất nhiều motif kì ảo. Đó có thểlà những motif kế thừa của văn học dân gian, cũng có khi là những motif của văn học Phậtgiáo.Từ khóa: Nhật Bản linh dị kí, Keikai, motif, motif kì ảo, văn học Nhật Bản.1.Mở đầuLinh dị kí được viết hoàn toàn bằng Hán văn. Ngay cả người Nhật Bản hiện nay, số ngườiđọc được nguyên bản chỉ hạn chế trong một số ít các nhà chuyên môn. Hơn thế, tác phẩm nàynhiều điển cố của Trung Quốc, nếu không có tri thức về văn học cổ điển Trung Hoa và Nhật Bảnthì không thể hiểu tác phẩm một cách chính xác. Vì vậy, tài liệu nghiên cứu về tác phẩm này cònhạn chế về số lượng. Các vấn đề về nguồn gốc, nội dung của tác phẩm, đã có một số công trình tìmhiểu. Trong bài viết Thời trung đại trong văn học các nước khu vực văn hóa chữ Hán của ĐoànLê Giang, ông đã chỉ ra nguồn gốc, xuất xứ của Linh dị kí. Nhà nghiên cứu Nguyễn Nam Trân,một người có khá nhiều công trình nghiên cứu về văn hóa Nhật Bản nói chung và văn học Nhậtnói riêng cũng có bài về nguồn gốc các truyện trong Linh dị kí. Theo Nam Trân, không có nhiềutư liệu về tác giả của Linh dị kí.Về yếu tố kì ảo trong Linh dị kí, số lượng các công trình nghiên cứu chưa đáng kể. Trong lờigiới thiệu cuốn sách dịch của Nguyễn Thị Oanh, GS khoa Sử Đại học Tokyo, Sakurai Yumio, đãhé mở cho người đọc về nghệ thuật của tác phẩm: “ . . . với mục đích giáo hóa chúng dân bằng cácsự kiện kì lạ từ xưa tới nay, chủ yếu nói về thuyết nhân quả báo ứng và sự thiện báo do tín ngưỡngđức Phật Quan âm và công đức của việc tụng kinh Pháp hoa”.Như vậy, việc nghiên cứu Linh dị kí gặp nhiều khó khăn. Với bài viết này, chúng tôi mongmuốn đưa Linh dị kí đến gần hơn với bạn đọc Việt Nam [4, 6].Trong nghiên cứu này, chúng tôitiếp cận phạm trù motif kì ảo trong Linh dị kí. Thông qua đó, chúng tôi muốn góp một tiếng nóilàm rõ các yếu tố kì ảo trong văn học truyền thống, nhằm khu biệt với yếu tố kì ảo trong văn họchiện đại.Ngày nhận bài: 15/12/2015. Ngày nhận đăng: 20/5/2016Liên hệ: Trần Thị Huyền Trang, e-mail: huyentrang.edu@gmail.com38Motif kì ảo trong Nhật Bản linh dị kí của Keikai2.2.1.Nội dung nghiên cứuGiới thuyết về motif kì ảoMotif – phiên âm từ tiếng Pháp, tiếng Anh là motif, tiếng Đức là motive đều bắt nguồn từtiếng La tinh moveo nghĩa là chuyển động. Motif kì ảo là một thành tố bền vững, một bộ phận lớnhoặc nhỏ đã được hình thành ổn định và được sử dụng nhiều lần trong sáng tác văn học nghệ thuật.Vì vậy motif kì ảo có thể được hiểu là một thành tố được hình thành từ trí tưởng tượng và đượcbiểu hiện bằng các yếu tố kì lạ, siêu nhiên, khác lạ.Trong Nhật Bản linh dị kí, tác giả sử dụng rất nhiều motif kì ảo. Chúng tôi nhận thấy cácmotif trong Linh dị kí được tiếp thu từ hai nguồn vì vậy chúng tôi phân định thành những motif kếthừa của văn học dân gian và những motif của văn học Phật giáo.2.2.Motif Phật giáoLinh dị kí là tác phẩm được viết dưới ảnh hưởng sâu sắc của Phật giáo, nó là sản phẩm củathời kì Phật giáo và văn hóa Trung Quốc được du nhập và phát triển rực rỡ ở Nhật Bản. Trong tácphẩm, người đọc tìm thấy nhiều tư tưởng của đạo Phật thông qua motif tái sinh và báo ứng.2.2.1. Motif tái sinhTrong khi tiến hành khảo sát Linh dị kí, chúng tôi nhận thấy có một motif xuất hiện rất phổbiến trong nhiều cốt truyện khác nhau, tạm gọi đó là motif tái sinh. Khi tiếp cận với các truyện kểcụ thể, chúng tôi lọc ra những tình tiết có chứa đựng motif tái sinh trong truyện rồi đối chiếu sosánh văn học các nước khác để đề xuất giả thuyết về nguồn gốc hình thành motif. Và một trongnhững giả thuyết chúng tôi nhận thấy được là tính Phật giáo trong nguồn gốc hình thành của motifnày.Theo Từ điển Tiếng Việt, tái sinh tức là “sinh lại một kiếp khác, theo thuyết luân hồi củađạo Phật” . Nghĩa thứ hai là “làm cho hoặc được làm cho sống lại”. Tái sinh còn có ý nghĩa nhưtái thế, tức là “trở lại sống ở cõi đời sau khi đã chết” . Theo chúng tôi, nội dung khái niệm tái sinhnhất thiết phải bao hàm hai yếu tố: 1. Chết (đã chết); 2. Sống (sống lại). Vì vậy, chúng tôi chỉ chọnlọc những truyện nào có chi tiết nhân vật chết đi rồi sống lại.Khi khảo sát motif này chúng tôi thấy hiện tượng tái sinh của nhân vật được thể hiện dướinhiều dạng thức khác nhau như tái sinh do đầu thai, do hóa thân thành nhiều hình dạng khác nhau,trải qua nhiều thử thách mới trở lại thành người, do sự tác động của ngoại vật (thần tiên, người,động thực vật, các loài ma quỷ. . . ).Dạng thức tái sinh đầu tiên là tái sinh do đầu thai vào xác của một người khác. Sau khi nhânvật chết đi sẽ được một lực lượng thần linh nào đó giúp đỡ cho đầu thai vào xác của một ngườikhác cũng vừa mới qua đời. Nhân vật sống lại trong thân xác của người kia nhưng phần hồn vẫn làcon người cũ.Truyện 24, Quyển Trung kể rằng có một thương nhân tên là Nara No Iwashima trong mộtlần đi buôn, mọi người trong đoàn chết hết vì dịch bệnh, ông sống sót, đi thuyền trở về nhà. Trênđường ông gặp ba người do Diêm Ma Vương phái đi bắt ông. Họ mệt và đói liền bảo ông giết bòcho họ ăn. Iwashima làm bò thiết đãi, vì thế mà được họ trả ơn bằng cách thay thế ông bằng mộtngười cùng tên, cùng tuổi, nhưng thuộc nơi khác. Motif này một lần nữ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: