Những ngày này, nước sông Tiền, sông Hậu trở nên đục ngầu, dòng nước từ thượng nguồn sông Mekong cuồn cuộn đổ về đồng bằng sông Cửu Long. Mùa lũ đã về và cũng là lúc dân đồng bằng bắt đầu vào mùa đánh bắt cá đồng, cá linh.Cá linh về đồng Cá linh là nhóm cá xương nước ngọt cỡ nhỏ, thuộc họ cá chép (Cyprinidae), có ý nghĩa kinh tế khá đặc biệt trong nghề cá ở vùng ĐBSCL. Sự xuất hiện nhiều hay ít của cá linh trong năm báo hiệu sự được hay mất mùa cá,...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mùa cá lin Mùa cá linh Những ngày này, nước sông Tiền, sông Hậu trở nên đục ngầu, dòngnước từ thượng nguồn sông Mekong cuồn cuộn đổ về đồng bằng sông CửuLong. Mùa lũ đã về và cũng là lúc dân đồng bằng bắt đầu vào mùa đánh bắtcá đồng, cá linh. Cá linh về đồng Cá linh là nhóm cá xương nước ngọt cỡ nhỏ, thuộc họ cá chép(Cyprinidae), có ý nghĩa kinh tế khá đặc biệt trong nghề cá ở vùng ĐBSCL. Sựxuất hiện nhiều hay ít của cá linh trong năm báo hiệu sự được hay mất mùa cá,tôm trong vùng vào mùa lũ. Cá linh sống từng đàn ở tầng nước mặt, kích thước nhỏ, cỡ thường gặp từ10 - 20 cm, cũng có con lớn dài cỡ 25 cm, nặng 200 g. Chúng thích nơi nước chảyvà thích ăn thực vật trôi nổi. Ở ĐBSCL có hai loài phổ biến là cá linh bản (hay cálinh banh) và cá linh ống. Cá linh bản có thân dài, dẹt hai bên, bụng phình, đầurộng, không râu, thân phủ đầy vảy tròn màu xanh nhạt, bụng ánh bạc, có vi xámnhạt. Cá linh ống nhỏ hơn cá linh bản, có mình tròn, dài, cỡ khai thác từ 8 - 15 cm,nặng 160 g. Vào mùa khô, cá linh trở về sống trong các sông lớn, ao hồ ở vùng thượngnguồn sông Cửu Long, phần lớn là ở Biển Hồ, rồi bắt đầu hoạt động sinh dục vàođầu năm. Mùa đẻ chính là đầu mùa mưa tháng 5 - 6, bãi đẻ thường ở ngã ba sông,ven các cồn, nơi nước chảy, trứng cá linh trôi nổi. Sau khi nở, cá linh theo nước lũvào đồng tìm thức ăn và lớn lên. Càng xuống hạ nguồn, càng vào đồng xa, lượngcá linh càng ít dần và không còn thấy khi gặp vùng nước mặn. Cá linh xuất hiện ởcác tỉnh hạ nguồn vào rằm tháng 7 âm lịch. Sau khi lũ rút, cá ra sông lớn rồi trở vềthượng nguồn, và năm nào cũng theo chu kỳ như vậy. Mùa khai thác chính là saumùa lũ. Đánh bắt và chế biến cá linh Bác Huỳnh Văn Năm ở xóm đáy khóm 6, phường 5 (thành phố Vĩnh Long,tỉnh Vĩnh Long) đã nhiều năm trải đáy trên sông Cổ Chiên cho biết: “Dân đồngbằng dùng những ngư cụ đánh bắt cá linh như vó, đăng mé, chài quăng, dớn, lướihứng, lưới giăng hoặc trải đáy trên các sông, rạch. Tùy theo mùa, cá linh có kíchcỡ khác nhau mà dùng dụng cụ đánh bắt phù hợp mới cho sản lượng nhiều. Chẳnghạn, đầu mùa lũ, từ rằm tháng 7 đến 30 tháng 8 âm lịch, dùng hứng hoặc dớn đểbắt cá linh loại nhỏ cỡ bằng đũa ăn. Người ta chọn những nơi có dòng nước chảyxiết, rồi thả hứng hoặc đặt dớn gần mé bờ để hứng cá linh. Khoảng 15 - 30 phútsau khi thả hứng, người ta giở hứng lên, rồi dùng cái rổ hoặc vợt nhỏ để bắt cá. Từtháng 9 đến tháng 12 âm lịch, cá linh theo lũ rút ra sông lớn, khi đó cá có cỡ lớnbằng ngón trỏ và cho sản lượng cao nhất. Vào lúc này, nước sông, rạch chảy êmhơn, trong hơn và cá linh đã lớn nên người ta dùng đáy hoặc chài lưới để bắt cálinh trên các sông lớn”. Mùa khai thác cá linh kéo dài khoảng 4 tháng nước nổi. Sản lượng khaithác cá linh đầu mùa lũ thường ít hơn vào cuối mùa lũ. Nhiều ngư dân ở các tỉnhđầu nguồn còn biết cách rộng cá linh trong những ghe đục đến đầu mùa khô đểđem xuống các chợ ở các tỉnh hạ nguồn bán. Ở mỗi vùng khác nhau, cá linh được dân đồng bằng chế biến thành nhiềumón ăn khác nhau nhưng kho lạt và nấu canh chua là hai món phổ biến nhất. Cálinh cỡ nhỏ được ưa chuộng hơn và có giá bán đắt hơn cá cỡ lớn. Cá linh cỡ nhỏcó vào đầu mùa lũ dùng kho tương, kho khóm (kho lạt) hoặc bằm nhuyễn, dồn khổqua hoặc vò viên nấu canh chua hoặc kho lạt ăn luôn xương. Loại cỡ lớn thì nấucanh chua, kho nước dừa và lá dứa để nguyên con, đặc biệt nấu canh chua cá linhvới bông điên điển và bông so đũa ăn rất ngon. Cá linh còn được làm mắm đểnguyên con dùng kho mắm, ăn sống hoặc làm nước mắm. Nước mắm cá linh ChâuĐốc, Long Xuyên (An Giang), Hồng Ngự, Thanh Bình (Đồng Tháp) từ lâu đã nổitiếng khắp đồng bằng, hàng năm được sản xuất với số lượng lớn và xuất đi nhiềunơi trong và ngoài nước. Viễn cảnh cá linh Gần đây lượng cá linh giảm dần do môi trường sống của cá thay đổi và sựkhai thác quá mức của con người. Các tỉnh đầu nguồn sông Cửu Long khai thác cálinh với số lượng lớn để làm thức ăn nuôi thủy sản công nghiệp và bán côngnghiệp, lượng cá linh về hạ nguồn cũng ít dần. Chú Sáu Hòa ở ấp Cái Cạn 2, xã Mỹ Phước, huyện Mang Thít, tỉnh VĩnhLong cho biết, những năm 1980 cá linh nhiều lắm. Thời đó, chú còn ở vàm HòaMỹ (thuộc ấp Hòa Mỹ 2, xã Mỹ An, huyện Mang Thít) làm nghề trải đáy trên sôngCổ Chiên. Sau mùa lũ, cả xóm đáy trên 10 hộ đều trúng mùa cá liên tiếp 3 - 4 nămliền, cá linh, cá thiều rất nhiều. Từ tháng 10 đến tháng 11 âm lịch, suốt một connước lớn (triều cường), ngày nào mỗi hộ đều bắt được nhiều cá, cá chất đống caonhư đống lúa. Chủ đáy kéo đáy lên không nổi phải xả cho cá ra đáy bớt. Cá đemvề nhiều quá lựa không xuể, có hộ phải kêu hàng xóm đến lựa. Từ năm 1990 trởlại đây, lượng tôm, cá nói chung và cá linh giảm mạnh và chú đành bỏ nghề trảiđáy sau đó vài năm. Chị Nguyễn Thị Lan, một bạn hàng chợ ở chợ Đường Chừa ...