Danh mục

Mùa đông, hãy thận trọng với bệnh viêm não

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 129.40 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mùa đông, hãy thận trọng với bệnh viêm nãoViêm não là một trong những bệnh nguy hiểm nhất đối với trẻ em vì bệnh không những gây tử vong mà còn để lại những di chứng nặng nề như liệt, mất tiếng nói, tay chân co quắp, mất tri thức... Trong nhóm bệnh viêm não, có hai căn bệnh hay phát tác vào mùa lạnh, đó là bệnh viêm màng não nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu (thường gọi viêm não mô cầu) và viêm màng não HiB. Viêm màng não mô cầu Viêm màng não do não mô...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mùa đông, hãy thận trọng với bệnh viêm não Mùa đông, hãy thận trọng với bệnh viêm nãoViêm não là một trong những bệnh nguy hiểm nhất đối với trẻ em vì bệnh không nhữnggây tử vong mà còn để lại những di chứng nặng nề như liệt, mất tiếng nói, tay chân coquắp, mất tri thức... Trong nhóm bệnh viêm não, có hai căn bệnh hay phát tác vào mùalạnh, đó là bệnh viêm màng não nhiễm khuẩn huyết do não mô cầu (thường gọi viêm nãomô cầu) và viêm màng não HiB.Viêm màng não mô cầuViêm màng não do não mô cầu là bệnh nhiễm khuẩn cấp tính, xảy ra đột ngột với cáctriệu chứng sốt, đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn, cổ cứng và thường có các ban xuất huyết,hoại tử trên da. Bệnh do vi khuẩn não mô cầu Neissrria Meningitidis - một loại vi khuẩngram âm, ái khí, có 9 nhóm huyết thanh A, B, C, D, X, Y, Z, W135 và 29E. Tỷ lệ mắcbệnh cao nhất vào mùa đông và mùa xuân, thường xảy ra ở trẻ nhỏ, trai nhiều hơn gái. Vikhuẩn có thể tồn tại trong mũi họng bệnh nhân 2 - 10 ngày trước khi phát bệnh, được thảira ngoài trong 3 - 4 tuần lễ từ khi phát bệnh. Người mang vi khuẩn nhưng không phátbệnh thải vi khuẩn trong thời gian lâu hơn, có thể tới 2 - 3 tháng hoặc 1 - 2 năm nhưng rấthiếm. Bệnh không lây qua ăn uống nhưng qua tiếp xúc trực tiếp trên da, môi trường nướchồ bơi. Bệnh dễ lây lan trong môi trường sinh hoạt kém vệ sinh, ẩm thấp, không cókhông khí đối lưu, nước nhiễm bẩn. Tiêm vaccin phòng bệnh cho trẻ.Khi bị viêm não mô cầu, bệnh nhân thường lơ mơ hoặc hôn mê, có trường hợp xảy rabiến chứng sốc nhiễm khuẩn. Tùy quá trình thâm nhập của vi khuẩn mà các tổn thươngtương ứng ngày một nặng hơn, từ thể viêm mũi họng nhẹ đến các thể điển hình nhưnhiễm khuẩn huyết kịch phát có sốc. Vì thế, khi phát hiện có những triệu chứng viêmđường hô hấp và đặc biệt khi thấy trên da xuất hiện những nốt hoại tử ban (những nốthoại tử lan như chân chim) thì cần đến ngay cơ sở y tế để khám, chẩn đoán và điều trị kịpthời.Tuy có nhiều nhóm khuẩn, nhưng ở Việt Nam và các nước Đông Nam Á, nhóm B đượcghi nhận gây bệnh nhiều nhất, thế nhưng hiện nay ở nước ta vẫn chưa có vaccin ngừanhóm B. Cho nên để phòng ngừa khuẩn nhóm B, quan trọng nhất vẫn là phải đảm bảo vệsinh môi trường xung quanh nơi sinh sống, đảm bảo nơi ở rộng, thoáng, đủ ánh sáng, khôráo, giữ ấm trong mùa lạnh. Riêng nhóm A và C hay gặp ở mùa lạnh đã có vaccin ngừa.Vaccin nhóm A và C được thực hiện cho người lớn và trẻ trên 18 tháng tuổi, 1 liều cơbản sau đó nhắc lại mỗi 3 năm.Viêm màng não do HiBHiB là tên viết tắt của vi khuẩn Haemophilusinfluenzae type B, thủ phạm hàng đầu gây viêmmàng não ở trẻ dưới 5 tuổi và nhiều biến chứngnặng nề. Theo nhận định của nhiều chuyên gia ytế, HiB nguy hiểm không kém gì virut HIV, bởi1/4 số trẻ viêm màng não do HiB bị thương tổnnão vĩnh viễn và 1/20 tử vong. Ngoài ra, rấtnhiều trẻ bị chứng nghiêm trọng như viêm phổivà các di chứng khác. Bệnh thường xảy ra ở trẻ Vi khuẩn não mô cầu.dưới 5 tuổi và có đến 60% các trường hợp ở trẻdưới 1 tuổi. Khi bị viêm màng não do HiB, trẻ sẽ bị sốt, nhức đầu, nôn vọt, lừ đừ, ngủ gà,lơ mơ, hôn mê. Có một số trẻ bị co giật, trợn mắt hoặc gồng người. Khi thấy trẻ có mộtvài triệu chứng như sốt, nhức đầu, nôn vọt, nên khẩn trương đưa trẻ đến bệnh viện.Bệnh có thể được ngăn ngừa bằng vaccin. Nên tiêm cho trẻ em từ 2 tháng tuổi. Trẻ càngnhỏ càng phải chích nhiều lần để tăng cường kháng thể, do đó trẻ từ 2 -6 tháng tuổi chích3 liều cơ bản, nhắc lại sau 1 năm, từ 6 - 12 tháng tiêm 2 liều cơ bản và nhắc lại sau 1năm, trên 12 tháng tuổi chỉ tiêm 1 liều duy nhất. ThS. Lê Hưng

Tài liệu được xem nhiều: