Bây giờ đã vào tháng Mười Hai. Trời lạnh nhưng nắng vẫn mượt mà óng ả, trời càng trong càng nắng lại càng lạnh, những hạt nắng như những viên thuỷ tinh lung linh, xuyên qua tấm màn ren mỏng chiếu vào cây Giáng Sinh đặt ở góc phòng. Cuối năm, dọn dẹp lại căn phòng nhỏ chất đầy báo chí và sách vở, bỗng dưng tờ tạp chí “People” nằm dưới chồng báo đập vào mắt tôi, để chợt nhớ rằng đã được đọc một bài phóng sự rất hay, viết về những đứa bé chào đời sau khi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mùa Giáng Sinh ở San Antonio Mùa Giáng Sinh ở San AntonioBây giờ đã vào tháng Mười Hai. Trời lạnh nhưng nắng vẫn mượt mà óng ả, trời càngtrong càng nắng lại càng lạnh, những hạt nắng như những viên thuỷ tinh lung linh, xuyênqua tấm màn ren mỏng chiếu vào cây Giáng Sinh đặt ở góc phòng. Cuối năm, dọn dẹp lạicăn phòng nhỏ chất đầy báo chí và sách vở, bỗng dưng tờ tạp chí “People” nằm dướichồng báo đập vào mắt tôi, để chợt nhớ rằng đã được đọc một bài phóng sự rất hay, viếtvề những đứa bé chào đời sau khi cha của chúng nó là những người lính đã hy sinh ởchiến trường.Đó là câu chuyện của nước Mỹ, những đứa bé được chào đời từ tinh trùng của người chađể lại, cất giữ trong những ống nghiệm được đông lạnh. Để làm gì thì không ai hiểu,nhưng đã làm cho tôi vô cùng xúc động, khi nhìn thấy hình ảnh những đứa bé trai haygái, giống y hệt như hình ảnh người cha đã ra đi mãi mãi không bao giờ trở về. Nhữngngười tình hay người vợ ấy đối với tôi họ phải có một tấm lòng can đảm và một tình yêuvô cùng mãnh liệt, khi dám chấp nhận hoàn cảnh cô đơn và đóng vai người mẹ của đứacon không một lần ân ái. Có thể trước khi ra đi người lính đã linh cảm thấy được thânphận mình trong bối cảnh chiến tranh “cổ lai chinh chiến kỷ nhân hồi”, nên anh ta đã đểlại cho người tình một chút hy vọng mong manh, kỷ vật vô gía của tình yêu chân thật nếunhư một ngày nào đó thân xác ấy đã tan thành tro bụi.Thế nhưng không ngờ tôi lại chứng kiến một câu chuyện tương tự như vậy xảy đến tronggia đình người chị bà con của tôi. Một buổi chiều tháng Mười Hai mùa Giáng Sinh, cáchđây khoảng 10 năm, trời đã xâm xẩm tối để sáng lên những ánh đèn trang hoàng nhấpnháy từ hai dãy nhà trong xóm. Tiếng chuông điện thoại reo và nghe giọng nói quenthuộc của chị từ xa vọng đến:“ Merry Christmas”, sau câu chúc xã giao chị vào đề ngay, giọng sũng đi vì buồn:“Có rảnh không lên đây chơi với chị, buồn nẫu cả ruột, con với cái”Tôi ngạc nhiên hỏi lại:“Chị đang ở đâu, có chuyện gì thế?Giọng chị có vẻ rời rạc:“Chị đang ở San Antonio, lên đây lâu rồi, chăm sóc cho con bé sinh nở không có ai. Cảnhà giận lắm, nhất là anh ấy đổ hết mọi thứ lên đầu chị là đã cho con bé đi học xa. Khôngai hỏi han gì tới nó, nhưng chị thì không thể được, cháu sinh được 4 tháng rồi nhưng cáibuồn thì thấm tận gan phổi cả mẹ lẫn con.”Tôi an ủi chị:“Chuyện ấy theo em không có gì quan trọng, nhất là đối với giới trẻ ở bên này, chị liệuthu xếp cho cháu hợp thức hoá là xong.”Chị tức tưởi rồi oà lên khóc:“Nếu nghĩ như cô thì mọi chuyện đã dễ giải quyết, cùng lắm thì mình muối mặt với họhàng bè bạn một ít lâu rồi cũng đâu vào đấy. Đằng này, cha con bé không còn nữa, nóchết rồi, rơi máy bay chết tận chiến trường Iraq. Con bé không có cha, cha nó là mộtngười lính, hai đứa học cùng trường với nhau. Rồi nó nhập ngũ, cứ đi đi về về rồi để lạicho con bé cái bào thai trong bụng mẹ, không hiểu sao con chị nó ngu thế, học hành chưaxong mà đã làm mẹ, trời ơi là trời!”Nghe chị rên rỉ khóc lóc, tôi hiểu nỗi thất vọng trong lòng người mẹ đã kỳ vọng bao điềutốt đẹp ở tương lai đưá con gái, chưa gì đã chịu cành góa bụa. Thở dài vì câu chuyệnkhông vui trong mùa Giáng Sinh, tôi hẹn với chị là sẽ lên thăm chị ngay trong tuần lễ ápLễ Giáng Sinh năm ấy.Quá giang một người quen đến San Antonio để thăm mẹ con chị. Trong lúc chờ chị đếnđón trước cổng thành Alamo, đối diện với khu River Walk của thành phố được tiếng làxinh đẹp quyến rũ nhất của tiểu bang Texas. Buổi chiều hôm ấy đèn hoa đã nhấp nháytrên khắp các nẻo đường, hàng cây xồi lá vẫn xanh biếc mặc dù tiết trời đông buốt lạnh.Tôi đưa mắt quan sát xung quanh, chợt bắt gặp một người lính trẻ đang ngồi nghỉ chântrên chiếc băng đá nhìn vu vơ vào các cửa tiệm buôn nhấp nháy ánh đèn, vẻ tư lự củangười lính trẻ khiến tôi hình dung ra nỗi cô đơn của anh ta trong một chiều mùa đông làmtôi chạnh lòng.Tính nhạy cảm khiến tôi có thể tưởng tượng ra đủ thứ chuyện, ngầy ngật buồn vì hìnhảnh người lính cô đơn về phép ngồi trên ghế đá, cũng như có những buổi tối trời mưa điđâu về, tôi vẫn thương thầm cho người cảnh sát phải làm nhiệm vụ của anh ta lái chiếc xetuần cảnh lẫm lũi đi vào những con đường vắng. Ở đó có bao nhiêu nguy hiểm rình rậphọ, bóng tối và sự ác thường đồng loã với nhau làm cho cuộc sống đầy những bất trắc.Chị đón tôi với khuôn mặt hốc hác trong chiếc áo dạ xậm màu, chiều đông lạnh lại cànglạnh hơn vì gió, gió luồn vào tận xương mặc dù ở đây trời hiếm khi có tuyết. Trên đườnglái xe về nhà, chị kể thêm cho tôi nghe về đứa con gái duy nhất của anh chị, hiện tại haytương lai đời nó chỉ là một màu xám xịt khi làm mẹ một đưá con không cha. Tôi khôngđồng ý với chị về cách suy nghĩ đó, chỉ đến khi bước vào căn chung cư nằm khá xa thànhphố, nhìn thấy đứa con gái của chị đang bế đứa con xinh như một thiên thần nép đầu trênngực mẹ nó, ánh đèn nhấp nháy từ một cây Noel nhỏ đặt trên bàn, có chân dung củangười lính trẻ thì tự nhiên tôi cũng thấy nghẹn ở ...