Nhớ lại ngày ấy, tôi còn thấy cái trường tôi như hòn non bộ chon von giữa đám chậu cây cảnh. Hồi bấy giờ tên là trường Nordemann, nhưng ai cũng gọi là trường Yên Phụ. U tôi đưa tôi đi men Hồ Tây lên ô Yên Phụ. Khỏi một cái dốc, dừng lại, trông xuống bên tay phải thấy cái sân sâu và rộng ra tận hai mép hồ Trúc Bạch, có cây lạc tây, cây mít, cây sung và ngổn ngang những mái đình cong. Nếu không thính tai nghe trong ấy vang ra tiếng đập thước gõ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mùa Hạ Đến, Mùa Xuân ĐiMùa Hạ Đến, Mùa Xuân Đi Sưu Tầm Mùa Hạ Đến, Mùa Xuân Đi Tác giả: Sưu Tầm Thể loại: Truyện Ngắn Website: http://motsach.info Date: 25-October-2012Nhớ lại ngày ấy, tôi còn thấy cái trường tôi như hòn non bộ chon von giữa đám chậu cây cảnh.Hồi bấy giờ tên là trường Nordemann, nhưng ai cũng gọi là trường Yên Phụ.U tôi đưa tôi đi men Hồ Tây lên ô Yên Phụ. Khỏi một cái dốc, dừng lại, trông xuống bên tayphải thấy cái sân sâu và rộng ra tận hai mép hồ Trúc Bạch, có cây lạc tây, cây mít, cây sung vàngổn ngang những mái đình cong. Nếu không thính tai nghe trong ấy vang ra tiếng đập thướcgõ nhịp cho học trò đọc đều không thể ngỡ đấy là trường học.Đã lâu tôi ở nhà, bấy giờ quá tuổi phải làm khai sinh giả bớt ba tuổi mới vừa vào học lớp bét.Ông trưởng phố Yên Quang ở phố Quán Thánh được đút năm đồng nên ông đóng cái triện khaisinh giả rút tuổi tôi xuống.Tôi đã lớn. Tôi biết làm đỡ nhiều việc nhà. Ông ngoại tôi đưa chiếc bút đại tô kim nhũ ra cho tôingồi tập đồ giấy. Ông bảo ông truyền nghề vẽ giấy sắc của họ Lại cho tôi.Họ Lại làng Nghè ở Nghĩa Đô có nghề làm giấy sắc tiến vua. Ngày xưa, các triều vua đều thửagiấy sắc họ Lại để phong thần. Những tờ giấy dó khổ rộng, quét nước hoa hoè vàng thậm. Khitôi biết, chỉ còn thấy cái huy hoàng nghề giấy sắc họ Lại trong những câu chuyện bà tôi kể màthôi. Từ đời nảo đời nào nhà vua không thửa giấy sắc phong thần nữa.Dưới đáy cái cũi tre đựng xống áo tã trong xó nhà tôi còn lủng củng những miếng khắc nẹp,những mẩu gỗ tròn in con long con ly, con quy, con phượng...Tuy vậy, những nhà có nghề giấy sắc vẫn kiếm được chút ít Các hàng tranh dưới Hàng Phèn,Hàng Mành đôi khi đặt giấy lệnh - giấy vàng vẽ rồng làm tranh thờ. Ông tôi lại có việc và tôicũng được giúp một tay.Tôi biết đồ những chỗ dễ, vẽ kim nhũ vào vảy con quy râu rồng, đuôi phượng, còn mây rỡnchùm hay cánh phượng múa, mình ly vằn vèo, tôi đưa bút còn ngượng.Dù sao, những việc khó ấy cũng không khó như phải đi học. Bây giờ lại phải đi học. Không biếttại sao lại phải đi học. Thật là khổ cực.U tôi bảo:- Mai đi Kẻ Chợ.Trang 1/12 http://motsach.infoMùa Hạ Đến, Mùa Xuân Đi Sưu Tầm- Đi Kẻ Chợ làm gì, hả u?- Đi học.- Lại xuống nhà chú Tưởng ạ?- Không, thầy Lâm đã xin học trường công cho con không phải thi.- Không đi đâuNhưng rồi không đi không được. Năm ấy, vào quãng năm 1930, tôi lên chín tuổi.U con tôi lên bến tàu điện từ tinh mơ. Thầy Lâm đã đứng đón ở đền Quán Thánh rồi dắt xe đạpđi đằng sau. Như trong chuyện cổ tích, tôi đương phải cố nhớ đường về có các lối rẽ để có lúccòn trốn yêu tinh mà về.Đi qua hồ đến cái dốc, ngổn ngang ngã tư, rồi vào cái cổng cao xuống cái đình hay cái chùa, ấylà trường Yên Phụ đấy. U tôi đứng lại đợi. Thầy Lâm dẫn tôi vào.Một ông ra ngoài thềm gặp thầy Lâm. Ông ấy có bộ ria vểnh, hai con mắt nhau nháu nhìnngười nói chuyện. Tay ông cầm chiếc roi quấn đuôi da lòng thòng như roi của người dô-kề vụtngựa khi phóng ra roi, mà tôi đã thấy những hôm đi xem thi ở Quần Ngựa. Bởi vậy, tôi khôngthể ngờ đấy lại là ông giáo.Tôi ngồi bàn đầu. Trước mặt tôi, một hàng dài những chiếc chén mực tím nhoe nhoét. Cái bànthấp, lưng bọn học trò cao như con bò có bướu vai. Chúng nó còn nhớn hơn tôi nhiều. Có lẽcũng lậu tuổi như tôi cả. Đứa nào cũng mặc áo dài thâm, áo the, chít khăn lượt, như thầy giáo.Tôi sợ đờ người ra, không dám khóc, cũng không dám nghĩ trốn về.Trống tan học nện bần bật từng hồi, rung mái đình. Các lớp trong sân, nhốn nháo, inh ỏi, la héttrong tiếng trống.Xung quanh như cả học trò và bàn ghế cũng nhấp nhổm sắp à lên. Nhưng khoan khoan, cái roida thầy đã phất đuôi roi hất vút vút. Tất cả im, đứng dậy, khoanh tay. Thầy đập một roi xuốngđầu bàn. Trăm miệng bật kêu váng:- Giơ mơ le vơơơ...(1)Đầu roi lại đập xuống. Trăm cái miệng tròn vo lại réo đinh tai:- Ô rơ-voa mông mét-tờ-rơơơ...(2)Rồi đầu roi trỏ ra cửa. Đàn rồng rắn học trò xếp lại, tuốn lên cổng trường. Ra tới bãi cỏ chânđê, cái cảnh vỡ chợ mà tôi tưởng lúc nãy bây giờ mới thật sự loạn xạ. Bên gốc bàng những cáicặp, những quyển sách với mũ, nón, áo và quần nữa, tất cả quăng lung tung. Nhiều đám trầntruồng ra. Đánh nhau vật nhau cởi trần truồng như thế không sợ rách quần áo - bố mẹ khôngbiết. Đằng kia, bác hàng bánh tôm đương co kéo bắt mũ, bắt cặp của chú học trò ăn chịu. Cóchú sợ hàng quà, khôn hơn, trèo tường cổng sau ra. Nhưng, vừa nhảy xuống đất, đã trông thấyngay bác hàng kẹo đứng chăm chắm ở chân tường, giơ tay nhấc luôn chiếc mũ của cậu bé cònnợ, lẳng lặng nhét đáy hòm rồi nói: Bao giờ có tiền trả thì chuộc mũ.Cái cảnh ấy cũng có tôi sa ...