Điều gì đã gây nên sự tan vỡ của đế chế Mông Cổ hùng mạnh mà vó ngựa đã in dấu từ châu Á sang tới châu Âu? Có một văn hóa, một triết lý sống, một nhân sinh quan rất hiện đại của người Mông Cổ từ nhiều thế kỷ trước mà bạn có thể nghiệm ra trên con đường khám phá đất nước thảo nguyên này… Amarbayasgalant Khiid là một trong ba tu viện Phật giáo lớn nhất ở Mông Cổ, xây dựng vào thế kỷ 18 trong thời kỳ nhà Mãn Châu (ở phía Đông Bắc...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mùa Hè băng giá và tu viện Phật giáo lớn nhất Mông Cổ Mùa Hè băng giá và tu viện Phật giáo lớn nhất Mông CổĐiều gì đã gây nên sự tan vỡ của đế chế Mông Cổ hùng mạnh mà vó ngựa đãin dấu từ châu Á sang tới châu Âu? Có một văn hóa, một triết lý sống, mộtnhân sinh quan rất hiện đại của người Mông Cổ từ nhiều thế kỷ trước màbạn có thể nghiệm ra trên con đường khám phá đất nước thảo nguyên này…Amarbayasgalant Khiid là một trong ba tu viện Phật giáo lớn nhất ở Mông Cổ, xâydựng vào thế kỷ 18 trong thời kỳ nhà Mãn Châu (ở phía Đông Bắc Trung Quốc –lập ra nhà Thanh) đã lớn mạnh thành một đế chế, tiêu diệt nhà Nguyên do Hốt TấtLiệt – một đại hãn Mông Cổ lập nên. Tu viện được xây dựng thời đó với số tiềntương đương gần 4 tấn bạc nén, là nơi tu hành và giảng dạy Phật giáo. Cho tới đầuthế kỷ 20, tu viện đã là một thư viện, một kho tàng các sách vở, tư liệu, kinh kệnhà Phật lớn hàng đầu ở Mông Cổ. Không may, những biến cố lịch sử trongnhững năm cuối thập kỷ 30 của thế kỷ trước đã tàn phá hầu hết những gì nó đã tíchgiữ được trong gần 200 năm. Tuy thế, cũng còn may mắn so với nhiều công trìnhkiến trúc Phật giáo khác cùng thời trên đất nước này bị phá hủy gần như hoàntoàn. Những gì còn lại của tu viện dễ mang đến cho bạn cảm giác bùi ngùi trướcnhững thăng trầm của lịch sử. Con người xây nên hết cả rồi cũng phá đi hết! Tu viện Amarbayasgalant Khiid lớn nhất Mông CổZanabazar, người đã xây dựng nên tu viện này, là con trai của một Hãn Mông Cổthời đó, theo Phật giáo Tây Tạng và cũng lại là một lãnh đạo tinh thần Phật giáocủa xứ Đông Mông Cổ, vậy nên dấu vết Phật giáo ở đây đậm nét Tây Tạng màngay tại tu viện còn nhìn thấy rất rõ. Có nhiều sự trái ngược về Zanabazar, tỉ nhưđã dựa vào thế quân Mãn Châu để chống lại chính hãn Mông Cổ phía Tây, mở đầucho sự phụ thuộc vào Mãn Châu và cuối cùng bị Mãn Châu thôn tính, trở thànhthuộc địa của nhà Thanh, đến tận đầu thế kỷ 20 mới độc lập thành đất nước MôngCổ ngày nay. Nhưng về mặt nghệ thuật, Zanabazar lại được coi là Michelangelocủa châu Á với những đóng góp cho sự phát triển của nghệ thuật, ngôn ngữ, thi ênvăn, hội họa. Ngày nay, nếu bạn gõ chữ “Zanabazar” trên Google thì dường nhưnhững cảm nhận của Phật giáo và nghệ thuật sẽ lấn át hết những dấu vết về lịch sửcủa con người này.Chiều tà, những tia nắng cuối cùng nghiêng bóng trên những vách tường, ô cửalặng lẽ của tu viện. Một nhà sư nép mình bước dưới bóng đổ xiêu xẹo của nhữngmái nhà cong vút, nơi đã từng có tới 2.000 nhà sư tu hành. Ngày nay, ở đây chỉcòn vài chục người mà hiếm hoi lắm du khách mới nhìn thấy bóng dáng của họ.Tu viện u tịch như chốn không người. Vẻ quạnh hiu của nó càng được đè nặng vớibóng đêm rộng lớn đang lan dần từ khe núi phía Đông Bắc.Phật giáo, cũng giống các tôn giáo khác, không có những dấu hiệu r õ ràng ởnhững bộ tộc du mục Mông Cổ cho tới khi Th ành Cát Tư Hãn xây dựng được đếchế của mình. Trên hành trình chinh phục các vùng đất khác nhau với các tínngưỡng khác biệt, Hãn đã ngạc nhiên khi gặp các ngôi chùa Phật giáo, các thánhđường Hồi giáo hay nhà thờ Thiên chúa: “Trên mặt đất này đâu chẳng có Trời, cầngì phải đến một địa điểm nhất định để tỏ lòng tôn kính?”. Đây cũng là nhân sinhquan của các bộ tộc du mục, nơi mà cuộc sống nay đây mai đó, ngẩng mặt là trời,cúi mặt là đồng cỏ, xung quanh là gia súc. Và ngay khi đã xây dựng được đế chếtrải rộng từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam tới hàng chục ngàn cây số với sựkhác biệt về văn hóa, tôn giáo, dân tộc, luật của Hãn cũng định rõ: “Trong đế quốccủa ta, ai cũng có quyền tin tưởng nơi thượng đế của họ, nhưng phải tuân theo luậtdo Thành Cát Tư Hãn ban hành”. Do vậy, dưới thời Đại Hãn, các tôn giáo được tựdo phát triển. Thế nhưng, chính sự rộng mở về mặt tư tưởng này cũng dẫn tới sựkhác biệt lớn lao về sau giữa các Hãn. Các Hãn được Đại Hãn giao cai quản cácphần đất phía Tây và Tây Bắc của đế quốc, dần dần ảnh hưởng và theo đạo Hồi,trong khi đó, các Hãn ở trung tâm đế quốc hoặc cai quản miền đất phía Nam, màsau này trở thành đế quốc Nguyên Mông, lại chịu tác động sâu sắc của đạo Phật vàKhổng giáo Trung Hoa. Điều này cũng chính là một trong những nguyên nhân gâyra sự tan vỡ của đế chế vào giữa thế kỷ 13, khi mà mỗi Hãn, cai quản một vùngrộng lớn, bị ảnh hưởng của các tôn giáo khác nhau, đã có sự xa lạ về văn hóa, triếtlý, nhân sinh quan, không còn như xuất phát từ một dòng họ nữa mà đã là nhữngđế quốc khác biệt. Bình minh trên thảo nguyên, với những “ger” (lều) màu trắng lạ mắtĐêm nay, chúng tôi không phải cắm trại ngoài cánh đồng mà được ở trong mộtkhu lều Mông Cổ (ger ), nằm gần tu viện. Quanh tu viện có một vài khu nghỉ,cũng giống như nhiều nơi khác, không có nhà mà phần lớn là ger. Lều này đượcdựng nguyên trạng như khu lều của người dân, chỉ khác là nó sạch sẽ hơn. Tronglều không nhiều đồ đạc lỉnh kỉnh, đơn giản chỉ có những chiếc giường đơn và ởgiữa là lò sưởi. Quen thói khách sạn, đầu tiên ...