Mỗi lần tôi về quê lại một lần thấy thôn xóm đổi mới. Trong vườn, ngoài bãi, trên đồi, đâu đâu cũng một màu xanh của vải. Mỗi mùa xuân về, trên mái tóc người lại thêm sợi bạc. Chỉ riêng có hoa vải vẫn giữ nguyên một màu vàng ấm áp, đúng hẹn theo về... Kể từ ngày bước chân xa quê tính đến nay thấm thoát thoi đưa đã được ba mươi tám năm. Xuân qua thu tới, năm nào tôi cũng về thăm quê ba bốn lần. Đường từ Hà Nội về xóm Bãi Đá (Bình Sơn)...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Mùa hoa vải Mùa hoa vải TRUYỆN KÝ CỦA NGUYỄN HỮU SƠNMỗi lần tôi về quê lại một lần thấy thôn xóm đổi mới. Trong vườn, ngoài bãi, trên đồi,đâu đâu cũng một màu xanh của vải. Mỗi mùa xuân về, trên mái tóc người lại thêm sợibạc. Chỉ riêng có hoa vải vẫn giữ nguyên một màu vàng ấm áp, đúng hẹn theo về...Kể từ ngày bước chân xa quê tính đến nay thấm thoát thoi đưa đã được ba mươi tám năm.Xuân qua thu tới, năm nào tôi cũng về thăm quê ba bốn lần. Đường từ Hà Nội về xómBãi Đá (Bình Sơn) dư trăm cây số chút đỉnh, nào có xa xăm gì. Nhiều lần tôi đưa cả haicô con gái rượu về thăm cố hương. Với chúng, tất cả hầu như xa lạ. Với tôi, những ngõxóm, những con đường, những cánh đồng, những tên suối, tên núi, bờ bãi thảy đều thânthuộc. Này đây giếng làng, các cụ vẫn truyền gọi là giếng Cô Tiên, mới đây vừa được kèlại. Này đây là ao làng, vào mùa nước cạn lũ trẻ chúng tôi thường moi đất sét chơi trò đậppháo đất. Này là khu sân kho hợp tác xã, nơi có những cây nhãn cổ thụ, có chiếc kẻngkhua vang mỗi sáng gọi bà con xã viên đi làm. Này đây là bãi Thổ Kỳ, nghe nói ba bốnthế kỷ xưa từng là nơi ở của quân binh nhà Mạc trốn chạy về...Nhưng quê nội và cũng là nơi tôi sinh ra lại ở xóm Nhân Lý (Trường Sơn), cách quêngoại chừng dăm cây số. Khi tôi chưa đầy hai tuổi, bố tôi qua đời, mẹ bồng bế tôi về bênngoại.Xóm Nhân Lý nằm trong thung lũng Mai Sưu, dưới chân ngọn núi cao. Nơi đây đến quábuổi sáng mới thấy mặt trời và ngang chiều đã âm âm bóng tối. Vào những dịp giỗ tết tôivẫn thường về bên nội. Bà nội kể chuyện có con ma chàng giời đưa võng trên đỉnh mấycây dọc um tùm ngoài bãi Chè Độ. Vào những đêm mưa còn nghe rõ cả tiếng chúng gọinhau, tiếng ru con và tiếng khóc hời hời. Mỗi lần gặp, bà xoa đầu, lại bảo: “Người ta cómười thì tốt, mình có một thì xấu. Sao mà gầy thế hả con?”. Sau này bà thượng thọ támmươi, rồi chín mươi, chín sáu, trí nhớ vẫn tốt, vẫn nhớ chuyện năm nảo năm nào. Bà mấtngày 25 tháng Mười. Dân gian có câu: “Sống thì sống đủ một trăm/ Chết thì chết đúnghai nhăm tháng Mười”…Ông bà bên nội tôi đông con cháu. Ngày bé tôi hay lên nhà bác Phê là trưởng họ. Có lầntheo bác lên núi chặt gỗ. Chặt xong bác tuông cây gỗ lao xồng xộc xuống chân núi. Bácchặt thêm một cây nho nhỏ cho tôi vác chơi. Có lần, đâu như cuối năm 1973, gặp báctrong phiên chợ tết Mai Sưu, bác kéo tôi vào cửa hàng và mua cho chiếc khăn len. Bácquàng khăn cho tôi, xoa đầu cười, chẳng nói gì nhiều. Nghe nói thời chống Pháp, báctừng tham gia uỷ ban kháng chiến xã. Sau giận vì bị qui thành phần trung nông, bác vềlàm sơn tràng, huyện gọi thế nào cũng không đi nữa. Tôi thấy bác hay chép miệng, tặclưỡi. Có mấy lần bác xuýt xoa: “Ngày ấy giá bác cứ nghe lời các ông ấy ra huyện côngtác có khi cũng thành ông to rồi”. Bác có anh con trai cả là thương binh chống Mỹ, từngtham gia đại biểu hội đồng nhân dân tỉnh Hà Bắc trước đây và anh út hy sinh ở Quảng Trịđỏ lửa vào mùa thu năm 1972. Tôi biết bác là người trung trực, thẳng tính, cả làng cả xãđều quí trọng. Bác lại chăm chỉ chịu khó, suốt ngày luôn chân luôn tay, đến năm támmươi tuổi rồi vẫn cắm cúi gánh nước tưới khắp cả vườn vải. Bây giờ bác đã đi xa nhưngbóng người gánh nước tưới vải như vẫn quanh quất đâu đây mỗi lần tôi về thăm quêtrong chiều chạng vạng. Tôi nhớ nhất anh Lập con bác có cả một tủ sách, đủ nhữngtruyện Tam quốc lẫn Sông Thami trong xanh, truyện anh hùng Nguyễn Văn Trỗi vớitruyện tranh anh Bé nổ mìn hy sinh cùng lũ giặc, truyện cổ tíchvới đủ mọi tranh minh họakỳ quái. Tôi có thể nằm phủ phục bên bậc tam cấp sân nhà bác đọc sách suốt từ sáng đếntrưa, từ trưa sang chiều, cho đến lúc trời sâm sẩm tối.Thời chiến tranh chống Mỹ có Trường Đại học Giao thông Hà Nội và Xí nghiệp Dượcphẩm Hải Phòng sơ tán về Mai Sưu. Sau này có thêm trung đoàn 568 đóng quân, xâydựng đơn vị huấn luyện, thường ba bốn tháng lại một lần đưa quân vào Nam. Biết baonhiêu thanh niên trai trẻ đã từng qua nơi đây huấn luyện rồi thẳng đường vào Nam chiếnđấu, mãi mãi chẳng trở về. Người ta vẫn gọi vùng quê miền rừng này là Thủ đô Tắc Kè,Maisưugrat. Công bằng mà nói, cũng nhờ thời chiến này mà người dân nơi thâm sơncùng cốc sớm biết đến ánh điện và tôi cũng đọc ké được nhiều loại sách báo. Ngay ở xómBãi Đá bên quê ngoại cũng có rất nhiều sinh viên Giao thông. Lại nhớ chuyện bác Tư haynhắc tới cô Hương, cô Oanh vẫn được bác coi như con gái. Hình như một cô là con emmiền Nam tập kết, có mái tóc bồng. Nhiều lần bác Tư bâng quơ bảo tôi: “Chẳng biết côHương, cô Oanh sau này ở đâu? Các cô sinh viên ấy thật là những người chăm ngoan,hiền lành”. Tôi ở Hà Nội nhưng phố xá thì rộng, biết tìm đâu cô Hương, cô Oanh mộtthuở một thời. Bác Tư nay đã là người thiên cổ. Trong nhà vẫn còn giữ tấm ảnh các cônhư nỗi niềm ông lão miền rừng chạnh lòng nhớ người con gái nuôi đã lẫn vào cõi nhângian hư ảo.Ngày tôi còn nhỏ, dân xóm Bãi Đá còn thưa thớt, tất cả chưa đầy hai chục hộ ...