Nha Trang… tháng… năm… Chị Hoa, Em chán quá chị ơi. Không biết học trò của chị ra thế nào chớ học trò của em sao mà chúng làm em nản lòng đến thế. Đêm đêm mình cặm cụi dưới ánh đèn, soạn bài thật đầy đủ, chấm bài thật kỹ lưỡng và lúc nằm xuống giường sắp đặt trong óc những điều sẽ giảng sáng hôm sau. Chỉ những lúc ấy là vui. Mình nghĩ đến những kiến thức ngày mai sẽ rót vào tâm trí của những đứa em của mình. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
MÙA HOA XOAN MÙA HOA XOAN Võ HồngNha Trang… tháng… năm…Chị Hoa,Em chán quá chị ơi. Không biết học trò của chị ra thế nào chớ học trò của em sao màchúng làm em nản lòng đến thế. Đêm đêm mình cặm cụi dưới ánh đèn, soạn bài thật đầyđủ, chấm bài thật kỹ lưỡng và lúc nằm xuống giường sắp đặt trong óc những điều sẽgiảng sáng hôm sau. Chỉ những lúc ấy là vui. Mình nghĩ đến những kiến thức ngày maisẽ rót vào tâm trí của những đứa em của mình. Thật là phấn khởi biết bao khi mình tưởngtượng rằng sau một giờ nghe giảng dạy các tâm hồn ấy thấm nhuần những tư tưởng mới,giống tựa những mảnh đất hoang khô cằn trong phút chốc đã xanh màu búp non, lá mới,trắng, hồng những nụ hoa đầu. Ấy vậy mà khi vào lớp ngồi giảng bài thì những bực tức ởđâu dồn dập đến đẩy xa cái cảm giác êm đềm của mình như những cánh bướm yếu dù cốsức chống lại vẫn bị ngọn gió mạnh cuốn đi mất.Học sinh họ ham chơi nhiều quá. Mình tận tụy ngồi giảng mà có một số cứ nhất định lénnói chuyện. Có lẽ tại em là cô giáo trẻ chăng? Hay tại vì em hiền lành chăng? Nếu thế thìcon người quả đáng ghét thật. Họ chỉ chịu phục tùng dưới quyền lực chớ không muốn tựmình quản trị lấy mình. Chị dạy ở trường Nữ Trung học chỉ có toàn nữ sinh nên khôngkhí nhất định là dễ chịu. Em rủi bị đưa về trường này học sinh cả nam lẫn nữ nên…Loay hoay nghĩ một lát không biết viết tiếp “nên” gì, Liên bỏ bút xuống bàn, gạt tờ thưsang một bên. Nàng với lấy tập bài cầm bút lên sửa. Những sự bực mình không trút hếttrong thư khiến cho những đường gạch đỏ dài thêm, những chữ phê to ra, nét đậm hơn.Có những bài luận chỉ đọc tên người học sinh là đã có thể gặp câu nào cũng phê chữ “bấtthành cú” được. Không ai có thể tưởng tượng được sự kém cỏi, sự cẩu thả đi đến chừngmực ấy. Nhiều học sinh không làm nháp nên viết xóa nhòe nhoẹt cả bài làm. Thỉnhthoảng đọc được một bài, chữ viết sạch sẽ lời văn gọn gàng Liên cảm thấy lòng hớn hởvui như được nghe một lời mơn trớn nhẹ.Nhìn đồng hồ thấy đã đến giờ dạy, Liên bỏ bút đứng dậy thay áo. Chiều nay nàng có haigiờ ở lớp đệ Thất. Dạy lớp nhỏ nàng thấy dễ chịu hơn cả vì học sinh tuy có ồn ào nhưngngây thơ, vô hại. Nàng yêu những mái tóc rối, những bộ mặt thật thà phản ảnh trungthành tâm hồn của chúng. Nhiều em áo quần xốc xếch, chân đầy bụi mốc. Tuy vậy, nhìnmỗi cặp mắt mở rộng, những đôi môi hé trễ tràng, nàng có cảm tưởng rằng đó là nhữnghấp khẩu hút tâm hồn chúng bám chặt vào lời giảng của nàng. Những sự ngứa ngáy taychân cũng đáng tha thứ, đáng yêu. Ngồi một lát thì chợt nhớ phải xin đi tiểu. Cô giáo vừaquay lên bảng thì đã có những cùi chỏ thích vào sườn người bên cạnh. Rồi gãi đùi, rồiquơ chân tìm dép, rồi kiện nhau vì những chuyện vu vơ không dính dáng gì đến đời sốnghọc đường hết. Chúng tưởng cô giáo có thể giải quyết được hết thảy mọi tranh chấp, giảithích được hết thảy mọi hiện tượng. Thằng Minh giọng ề à như một ông già nghiện rượu,chuyên môn đem những việc cãi cọ ở xóm Lò Heo của nó ra chứng minh ở lớp. Chứngminh gì, đố ai hiểu. Có lần nhân dạy về Nhị thập tứ hiếu, Liên hỏi:- Các em thấy ở trong phố mình, xóm mình có những người bất hiếu không? Họ bất hiếunhư thế nào?Tức thì Minh vừa giơ tay, vừa kéo quần đứng dậy vừa lè nhè nói, không kịp đợi lịnh côgiáo.- Thưa cô, ở xóm Lò Heo có ông thầy thuốc Bắc có người con ăn chơi “một cây”. Hồihôm ăn trộm vô cạy tủ, may có người con đi ăn chơi về khuya nghe tiếng động nên ăntrộm thất kinh chạy mất. Thanh niên dân vệ chạy rượt theo đến đền Xương Huân. Concũng chạy theo mệt quá…Liên phải lật đật ra hiệu cho nó ngừng lại rồi hỏi:- Em định kể câu chuyện gì đó? Chứng minh điều gì?Minh trố mắt nhìn lên, miệng hả ra rồi lắp bắp nói:- Thưa cô… không có.Rồi mỉm cười lặng lẽ ngồi xuống. Cả lớp thông minh, mau hiểu cười rộ lên. Thằng Vinhthì nhanh nhẹn hoạt bát nên dễ sinh ra ồn ào làm mất trật tự. Nhưng một khi bị điểm xấuvề hạnh kiểm là từ một khuôn mặt láu lỉnh thông minh, nó chuyển ngay thành một khuônmặt vừa đau khổ vừa đần độn. Giọng nói thanh vang lanh lảnh hằng ngày đã trở thành,trong phút chốc, rời rạc mỏi mệt. Với vẻ mặt ấy, giọng nói ấy, nó lên xin cô giáo xóa điđiểm xấu kia, miệng quả quyết là nó bị oan nhiều và hứa chắc chắn là nó sẽ tốt, từ giờnày. Lời hứa ấy Liên cũng chắc chắn là nó sẽ lập lại cho đến cuối năm, nhưng Liên vẫnkhông thể ghét nó được. Thằng Lai lười biếng, thằng Tú vô lễ, thằng Chuyên ngớ ngẩn…tất cả những em bé học sinh, Liên đều yêu chúng với những tật xấu của chúng. Trongnhiều trường hợp Liên còn cảm thấy rằng chính những tật xấu ấy lại, ngược lại, làm choLiên yêu chúng hơn. Những tật xấu ấy là kết quả của sự chăm sóc thiếu sót của cha mẹ,sự thiếu sót không cố ý.Sang đến lớp Đệ Tứ, Liên ít nhẫn nại được trước vài biểu lộ cá tính của học sinh. Một chịhọc sinh lớn ngồi giữa lớp che miệng nói chuyện với bạn. Liên cất giọng ôn tồn nói:- Chị Lệ, đừng nói chuyện.Tức thì người học sinh đứng dậy:- Thưa cô ...